Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
NĂM NGỌ VIẾT VỀ NGỰA

Nhìn vào những tấm lịch, ắt hẳn mọi người đều thấy năm 2002  được gọi là năm Nhâm ngọ, cầm tinh con ngựa. Vì thế, theo thói quen tốt lành vốn có từ lâu trong làng báo, gã cũng phải chịu khó “ngâm kíu” chút ít về con vật  thân thương vừa mới được lên ngôi này, để ba hoa chích chòe, khoác lác với bà con lối xóm.

Thú thật với bàn dân thiên hạ : hồi còn bé gã cũng đã được học qua quít, nhưng nhũng kiến thức ấy đã bị bụi bậm thời gian phủ kín, nên bây giờ chẳng còn nhớ được tí ti nào. Thế là đành phải vác tự điển ra để mà ngó ngang ngó dọc.

Theo “Việt Nam Tự điển” của Lê Văn Đức thì ngựa là loài thú to, móng cao và cứng, đầu dài, bờm dài, đuôi dài và chạy rất nhanh. Còn theo tự điển “Petit Larousse”, mấy ông tây đã định nghĩa như sau : ngựa là loài có vú, có móng, có chân dài và rất khoái chạy.

Lông của nó có đủ màu đủ sắc. Trắng thì gọi là ngựa bạch, đen thì gọi là ngựa ô. Còn có cả những màu sắc gã chưa hề thấy bao giờ, chẳng hạn xanh thì gọi là ngựa bích, tím thì gọi là ngựa tía...

Vì rất khoái chạy, nên ngựa thường được người ta nuôi để cưỡi. Lính tráng thì cưỡi ngựa xông ra chiến trận để bảo vệ quê hương đất nước, chẳng thế mà đã có hẳn một binh chủng mang tên là “kỵ mã”, tức là lính cưỡi ngựa. Còn những bậc ”thi sỡi” thì lại thích cưỡi ngựa xem hoa, đủng đỉnh cho đúng với cốt cách phong nhã của con nhà tao nhân mặc khách.

Vì rất khoái chạy, nên ngựa còn được người ta nuôi để kéo xe. Trong những gia đình quyền quí ngày xưa, người ta có những chiếc xe song mã, tam mã, tứ mã...  Riêng giới bình dân thì có xe độc mã, nghĩa là chỉ có một con ngựa duy nhất để kéo.

Hồi còn bé, gã đã được nhìn thấy những chiếc xe ngựa ở vùng Hóc môn và ngay cả trong thành phố Saigon nữa. Xe ngựa thời đó cũng rất thanh lịch và đẹp mắt, thường được dùng để chở khách đi chợ.

Có những bác tài tốt bụng và yêu trẻ, đã cho bọn nhóc tì quá giang khi đến trường cũng như lúc tan trường. Và gã rất thích cái thú nhảy xe ngựa, mặc cho bác tài phùng má trợn mắt mà la hét, tay cầm chiếc roi dư dứ trước mặt.

Bây giờ thì xe ngựa đã được thay thế bằng xe gắn máy, xe ô tô. Một thoáng  bâng khuâng tiếc nhớ như bà huyện Thanh Quan trong “Thăng long thành hoài cổ” :

- Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

  Đền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Cũng vì rất khoái chạy, nên người ta thường dùng ngựa để tổ chức những cuộc đua, xem con ngựa nào chạy nhanh nhất và về đích sớm nhất.

Hồi còn bé, lúc học trong nội trú, cứ vào chiều thứ năm là bọn gã được đi “bát phố”. Có hai điểm được chiếu cố nhiều hơn cả, đó là vườn “Bờ rô” và trường đua Phú Thọ, bởi vì hai điểm này không quá xa, đủ sức để mà đi bộ.

Vườn “Bờ rô” có sân Tao Đàn, nơi tập dượt của đội Quan thuế. Vào đó để được nhìn thấy thủ môn Rạng, nổi tiếng nhất miền Nam thời bấy giờ với những đường “bay bắt bóng”. Ngoài ra, vườn “Bờ rô” còn có một câu lạc bộ, hay nói một cách vắn tắt, còn có một hội những người đua ngựa do một ông tây nào đó làm xếp. Đứng ở ngoài vòng đai, thiên hạ tha hồ chiêm ngắm những con ngựa đua vừa cao to, lại vừa khỏe mạnh. Đen cũng có mà nâu cũng có. Khác hẳn những con ngựa gầy trơ xương sống kéo xe bở hơi tai của dân ta.

Còn trường đua Phú Thọ tọa lạc trên một khu đất rộng, với những hàng cây xanh mát và nhất là với một khán đài rất bề thế được xây theo kiểu tây. Hàng tuần cứ vào chiều thứ bảy và Chúa nhật, người ta lại tổ chức những cuộc đua.

Thế nhưng, đua không quan trọng bằng cá. Người chơi cá ngựa sẽ mua vé theo số thứ tự con ngựa mình thích. Những con ngựa này còn được gọi bằng những tên rất đẹp và rất kêu, chẳng khác gì tên của những nữ ca sĩ. Nếu con ngựa mình thích mà về nhất thì được chia tiền lời.

Đây quả là một cuộc đỏ đen, hên xui may rủi. Thành thử đa số những người chơi cá ngựa đều bị ngựa đá. Khi đá, ngựa dùng hai chân sau búng vào người. Còn khi cá cược, người chơi lắm lúc bị ngựa đá văng cả một đống tiền, cả một căn nhà hay cả một sản nghiệp mình đã chắt chiu gầy dựng qua bao năm tháng.

Nhất là khi ngựa về ngược. Con ngựa dở, bỗng ngẫu hứng qua mặt những con ngựa giỏi khác cái rụp, chẳng kịp bóp còi mà về nhất. Trong trường hợp ngựa về ngược như thế, người chơi chỉ còn cách cười ra nước mắt mà thôi. Dù bị ngựa đá đau điếng, người chơi vẫn cứ ham và vẫn cứ sẵn sàng nướng cho đến đồng xu cuối cùng.

Dĩ nhiên ở đây gã không có thời giờ bàn đến cảnh ngựa về ngược trong những mùa tranh cử, bởi vì có những ứng cử viên vào chức tổng thống, nghị sĩ, dân biểu... vừa vô tài lại vừa thiếu đức, nhưng chẳng may ngáp phải ruồi, do mánh mung vung tiền hay do phe nhóm phò trợ, trúng ngay cái ghế mình nhắm. Khiến cho bàn dân thiên hạ phải lao đao khốn khổ.

Sau ngày ba mươi tháng tư, trò đua ngựa cũng như xổ số và nhiều món  ăn chơi lỉnh kỉnh khác đã bị nhà nước cấm tiệt vì cho đó là một loại cờ bạc trá hình. Nhưng rồi sau đó, những thứ  gì đã cấm thì nay lại được liên tục phát triển. Trường đua được mở cửa lại, xổ số được tổ chức không phải chỉ ở trung ương mà còn ở mỗi tỉnh, nhảy đầm được bung ra như nấm, ì xèo khắp cả thành phố, đúng như một nhà bình luận đã nói :

- Xã hội chủ nghĩa  ở Việt Nam là một con đường vòng, đi từ tư bản chủ nghĩa đến tư bản chủ nghĩa.

Giữa tiếng ta và tiếng tàu có nhiều mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khi đã nói đến chữ ngựa, thì cũng phải tra xem trong tiếng tàu có những chữ nào bàn về loài động vật này.

Trước hết là chữ ngọ.

Ngọ là chữ thứ bảy trong mười hai chi : tí sửu dần mão... Nói theo kiểu “nho chùm” trong “Hán Việt tân từ điển” của Nguyễn Quốc Hùng thì ngọ là vị thứ bảy trong thập nhị chi. Và trong thập nhị chi, thì ngọ ám chỉ con ngựa. Vì thế cứ mười hai năm một lần, con ngựa lại lên ngôi và bất kỳ năm nào mang nhãn hiệu trình tòa là “ngọ” thì cũng đều cầm tinh con ngựa cả.

Tiếp đến là chữ câu.

Câu là con ngựa trẻ đang sung sức. Bên tàu  thì nói :

- Bạch câu quá khích, có nghĩa là con ngựa trắng vụt ngang khe cửa.

Còn bên ta thì bảo :

- Bóng câu qua cửa sổ.

Cả hai đều diễn tả ý tưởng thời gian qua mau.

Sau cùng là chữ mã.

Mã là con ngựa. Ngày xưa, người ta sính văn chương thơ phú. Vì thế mới xảy ra :

Có hai cậu học trò, một người thì giỏi còn một người thì dốt. Cậu học trò giỏi vào ra mắt viên tướng. Viên tướng bảo cậu hãy làm một bài thơ với tựa đề : bạch mã.

Chẳng cần suy nghĩ, cậu học trò giỏi bèn đọc một lèo :

- Bạch mã mao như tuyết,

  Tứ thúc cương như thiết.

  Tướng quân kỵ bạch mã,

  Bạch mã tẩu như phi.

Có nghĩa là : Ngựa trắng lông như tuyết, bốn chân cứng như sắt, tướng quân cưỡi ngựa trắng, ngựa trắng chạy như bay.

Nghe xong bài thơ trên viên tướng lấy làm đắc ý, vỗ đùi đánh đét một cái, rồi thưởng cho cậu học trò giỏi một số tiền lớn.

Thấy vậy, cậu học trò dốt cũng mon men vào ra mắt viên tướng. Viên tướng nhìn ra sân, thấy bà cụ già đi ngang qua, bèn ra đề tài bài thơ là bà lão.

Cậu học trò dốt nghĩ mãi chẳng được một câu nào, cuối cùng bèn “thuổng” bài thơ trên mà rằng :

- Bà lão mao như tuyết,

  Tứ thúc cương như thiết.

  Tướng quân kỵ  bà lão,

  Bà lão tẩu như phi.

Có nghĩa là : bà lão lông trắng như tuyết, bốn chân cứng như sắt, tướng quân cưỡi bà lão, bà lão chạy như bay.

Quả là hết ý, thiếu điều viên tướng nọc cậu ra, phét cho mấy trượng vào mông cho chừa thói “đạo văn” của người khác.

Ngày xưa người ta cũng thường dùng da ngựa để bọc tử thi, vì thế mới có câu :

- Mã cách lõa thi, ám chỉ cái chết của người nam nhi có chí khí đi đánh giặc, nếu chết thì lấy da ngựa bọc thây đem chôn là đủ :

- Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

  Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao.

Ngày nay người ta dùng hai chữ “mã lực”, có nghĩa là sức ngựa, để chỉ công suất của một chiếc máy có thể nâng một vật nặng bảy mươi lăm ký lô lên cao một mét trong một giây đồng hồ.

Nói tới chữ mã, gã không bao giờ quên được kỷ niệm của những ngày còn bé. Hồi đó các thày cô thoải mái đánh mắng học trò mà không bị phiền phức như bây giờ. Thày dạy tiếng Pháp của gã, tuy không đánh nhưng thường xuyên phạt quì những đứa không thuộc bài.

Chẳng hạn vào  đầu giờ lớp thày bảo :

- Lấy vở ra, viết lại mười tiếng ngữ vựng.

Những đứa chỉ viết được năm tiếng trở xuống, liền bị thày phán :

- Hạ mã.

Hai chữ hạ mã có nghĩa là xuống ngựa, nhưng trong hoàn cảnh này, nó mang một nét đặc thù, đó là...quì xuống.

Còn những đứa viết được sáu chữ trở lên, thày không bảo “thượng mã”, nhưng chỉ cần nhìn thấy nụ cười của thày là đã cảm thấy ấm lòng.

Hai chữ thượng mã có nghĩa là lên ngồi trên lưng ngựa. Đơn giản chỉ có thế, xin đừng hiểu dài và hiểu rộng quá chương trình thành chứng “thượng mã phong”, chết lăn quay trên lưng... kẻo làm cho kẻ thanh sạch mất lòng khiết tịnh chăng ?

Đối với người Việt Nam, ngựa tuy không gần gũi như gà vịt, chó mèo và lợn, không gắn bó như trâu bò, nhưng lại góp phần rất lớn trong việc lập nước và giữ nước. Gã xin kể hầu một vài câu chuyện để chứng minh cho sự thật trên.

Câu chuyện thứ nhất về ngựa sắt.

Đời vua Hùng Vương thứ sáu, nước Ân ở phía bắc mưu toan xâm lăng để cướp lấy nước Văn Lang. Vua Hùng Vương rất lấy làm lo lắng, bèn họp quần thần để hoạch định kế giữ nước. Trong hàng quan văn có người cho biết ngày trước tiên đế Lạc Long Quân có truyền lại rằng :

- Khi nào nước nhà gặp cơn nguy biến, thì nên cầu thần lên giúp.

Hùng Vương liền truyền lệnh triệu thần nhân. Ba hôm sau, có một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên giữa lúc mưa bão, tự xưng là Lạc Long Quân. Cụ bảo rằng :

- Trong ba năm nữa, giặc Ân từ phương Bắc sẽ tràn xuống. Bấy giờ nhà vua hãy cho người đi khắp nước cầu tướng tài ra giúp, chừng ấy sẽ có thần tướng hiện ra cứu an xã tắc.

Ba năm sau, quả nhiên giặc hùng mạnh như vũ bão tràn sang cướp nước Nam. Chúng đi đến đâu là nhà tan cửa nát, còn người thì bị giết, gây nên bao cảnh hãi hùng. Tin cấp báo về đến Phong Châu, Hùng Vương nhớ lời dặn của Lạc Long Quân...

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh, thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ, có một người đàn bà đã ngoài sáu mươi tuổi, cách mấy năm trước, ra đồng trông thấy một vết chân người to lớn. Lấy làm lạ, bà ta liền đặt chân mình vào ướm thử, bỗng nhiên tâm thần giao động. Về nhà liền thụ thai, sinh ra một đứa con trai đặt tên là Gióng. Tuy đã được ba tuổi, nhưng Gióng không biết lẫy, không  biết bò, không cò rò biết đi và cũng chẳng nói được một tiếng nào.

Nhưng lạ thay, khi sứ giả của vua Hùng Vương đi qua đấy, Gióng liền ngồi lên, rồi cất tiếng yêu cầu mẹ mời sứ giả đến. Bà mẹ vô cùng kinh ngạc, nhưng cũng chiều ý con, đi mời sứ giả tới. Gióng liền bảo sứ giả về tâu vua cho đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt để đuổi giặc.

Nhớ lời tiên tri của Lạc Long Quân, vua Hùng Vương biết đó là thần nhân, liền cho đúc ngay một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt.

Khi sứ giả của vua mang đủ các thứ đến nhà, Gióng đứng lên, vươn vai thành một người to lớn dị thường, bảo mẹ nấu cơm cho ăn và xin mặc áo. Bà mẹ nấu liên tiếp mấy nồi cơm, nhưng Gióng ăn không no. Cả làng phải góp gạo, giết gà, mổ heo, làm cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn rất khỏe, ăn mãi mà vẫn chưa thỏa. Cả làng xóm góp vải vóc để may quần áo cho Gióng mà vẫn không đủ với tầm thước của Gióng.

Gióng đội nón, cầm gươm, nhảy lên ngựa sắt thúc chạy nhanh như gió. Trong miệng ngựa bỗng nhiên khạc ra lửa. Ngựa phi nhanh như sấm sét, mang Gióng ra chiến trường.

Giặc Ân trông thấy Gióng như một thiên thần xông pha ngang dọc. Gióng đi đến đâu thì ngựa phun lửa đốt cháy quân giặc tới đấy. Các tướng Ân bị gươm của Gióng chém chết ngã rạp như chuối. Giặc Ân chạy trốn trối chết, thây người chồng chất ngổn ngang.

Đang tung hoành giữa chiến trận, thanh gươm sắt bị gãy ngang, Gióng thuận tay nhổ luôn bụi tre bên đường đập vào đầu quân giặc hung ác, làm chúng rối loạn hàng ngũ.

Dẹp xong đám giặc Ân khát máu, Gióng phi ngựa chạy lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại, rồi cả người lẫn ngựa đều bay bổng lên trời.

Tương truyền các ao hồ từ những vùng Kim Anh, Đa Phúc  cho đến Sóc Sơn đều do dấu chân ngựa sắt của Gióng để lại. Khu rừng chỗ giặc Ân bị đốt chết cháy ngày nay vẫn còn mang tên là làng Cháy.

Nhớ công ơn đã trừ giặc bạo ác cứu nước, vua Hùng Vương liền phong cho Gióng chức Phù Đổng Thiên Vương. Còn người đời thường gọi Gióng là Thánh Gióng.

Ca dao có câu :

- Làng Phù Đổng có một người,

  Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ.

  Những ngờ oan trái bao giờ,

  Ai hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Ngày nay, nói tới ngựa sắt là thiên hạ lại nghĩ ngay đến những chiếc xe gắn máy được thanh niên nam nữ phóng như bay và bóp còi inh ỏi trên đường phố.

Chuyện thứ hai về ngựa đá.

Tương truyền rằng giặc Mông Cổ tràn sang xâm lấn nước ta. Hưng Đạo Vương phải một trận thư hùng tại sông Bạch Đằng, đuổi quân Mông Cổ không còn một manh giáp.

Khi tan trận, vua Trần Nhân Tôn thấy ngựa đá ở trước lăng tẩm, chân đều vấy bùn và mình rịn mồ hôi, nên nhà vua tin rằng nhờ anh linh các bậc tiên đế cưỡi ngựa đá theo giúp đuổi giặc, nên Hưng Đạo Vương mới chiến thắng. Vì thế, nhà vua liền ngửa mặt lên trời mà cảm tạ :

- Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

  Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Có nghĩa là :

- Xã tắc hai lần nhọc ngựa đá,

  Non sông ngàn thuở vững ngai vàng.

Sau cùng, chuyện thứ ba về ngựa gỗ.

Chuyện này xuất phát từ thần thoại Hy lạp. Số là để đột nhập vào thành Troie, chàng dũng sĩ Ulysse đã phải làm một con ngựa gỗ thật lớn và đem dâng cho dân thành. Thế nhưng, chàng đã ém một số binh lính tinh nhuệ trong bụng con ngựa gỗ khổng lồ ấy. Khi cổng thành được mở ra, lập tức các binh lính nhào tới, đánh chiếm thành và đã chiến thắng vẻ vang.

Nhìn những con ngựa chiến thật oai phong lẫm liệt với những đặc tính vừa dễ thương lại vừa dễ mến. Tuy nhiên, những đặc tính dễ thương và dễ mến này, một khi được áp dụng cho con người, thì lập tức chúng bị biến thái, trở thành vừa dễ thù lại vừa dễ ghét.

Như trên chúng ta đã thấy, ngựa là một trong những loài vật giúp ích rất nhiều cho con người, thế nhưng khi rủa :

- Đồ ngựa.

Hai chữ “đồ ngựa” này lại ám chỉ hạng đờn bà con gái lẳng lơ và trắc nết.

Cũng vậy, mặt ngựa tuy dài, sống mũi thẳng và cao bằng trán, nhưng cũng đẹp đáo để, chẳng thế mà anh chàng tài tử Fernandel, người Pháp, vốn được mang biệt danh là “mặt ngựa” vì mặt của anh chàng này khí dài, đã nổi tiếng khắp thế giới, đã hốt bạc với những cuốn phim của mình và tên tuổi còn được ghi lại trong từ điển Larousse. Thế nhưng, khi chửi :

- Lũ đầu trâu mặt ngựa.

Bốn chữ “đầu trâu mặt ngựa” này lại ám chỉ bọn ác ôn côn đồ, không biết thương người.

Một đặc tính khác của ngựa đó là rất nhớ đường. Chỉ một lần đi qua, lập tức đoạn đường liền được ghi vào bộ nhớ của nó, nhất là khi bị bán đi xa, nó thường tìm cách trở về con đường cũ mà tìm lại chủ xưa. Vì thế, người ta mới bảo :

- Ngựa quen đường cũ.

Bốn chữ “ngựa quen đường cũ” này lại ám chỉ những thói hư khó bỏ. Một người đã quen làm việc xấu, thì dù được khuyên bảo để trở nên lương thiện, thì rồi vẫn chứng nào tật ấy, mèo vẫn hoàn mèo và chó đen vẫn giữ mực để rồi cuối cùng vẫn nhớ tật cũ mà làm quấy, làm xằng , làm bậy lại mà thôi.

Ngoài ra, như gã đã trình bày : ngựa rất khoái chạy và chạy càng nhanh càng tốt, nhất là lại chạy như gió nữa thì quả là tuyệt vời. Chả thế mà người ta đã gọi những con ngựa tuyệt vời ấy là “ngựa truy phong”, có nghĩa là ngựa chạy theo được gió. Thế nhưng, khi kết án ai là :

- Hạng quất ngựa truy phong.

Bốn chữ “quất ngựa truy phong” này lại ám chỉ kẻ dùng những mánh khóe lừa gạt người khác rồi bỏ trốn. Cụ thể như anh đờn ông mở miệng ra là “nói khó” cùng chị đờn bà để được yêu thương. Thế nhưng, khi đã đạt mục đích, khi “con ong đã tỏ đường đi lối về”, thì liền “quất ngựa truy phong”, lập tức... biến mất tăm mất tích, mặc cho chị đờn bà bụng mang dạ chửa. Rõ là đồ sở khánh, Rõ là phường đểu giả.

Cho đến bây giờ, sau nhiều đêm suy gẫm, gã vẫn chẳng hiểu được tình trạng biến thái từ ngựa sang người lại tồi tệ đến như vậy.

Món thịt ngựa do gã chế biến xem ra cũng đã đủ gia vị ngọt bùi đắng cay. Giờ đây, trước khi nghỉ xả hơi cho những ngày tết, gã xin kể lại mẩu chuyện sau đây như một kết luận.

Tương truyền rằng Tái Ông có một con ngựa đực. Ngày kia, con ngựa buồn tình bỏ đi hoang mất tiêu. Bà con lối xóm thấy vậy liền đến hỏi thăm và chia buồn. Thế nhưng, Tái Ông bảo :

- Biết đâu là phước đó.

Cách mấy hôm sau, con ngựa trở về và dẫn thêm mấy con ngựa cái nữa. Bà con lối xóm thấy vậy liền đến hỏi thăm và chia vui, Thế nhưng, Tái Ông nói :

- Biết đâu là họa đó.

Quả nhiên mấy hôm sau, các con ông thấy ngựa đẹp bèn tranh nhau cưỡi, chẳng may sẩy tay, té ngã gẫy chân. Lối xóm hay tin liền đến hỏi thăm và chia buồn. Thế nhưng, Tái Ông bảo :

- Biết đâu là phước đó.

Đúng vậy, quê nhà có giặc, loạn ly khắp nơi, đất nước cần lính nên mộ binh, con ông nhờ gẫy chân mà không phải thi hành nghĩa vụ quân sự.

Như  vậy, chúng ta mới thấy việc họa phước chẳng biết đâu mà đoán lường trước được. Có khi họa xảy đến liên miên cho điêu đứng khổ sở. Nhưng thường là :

- Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai.

Có nghĩa là : tai vạ không đến một mình, thường tai vạ này nối tiếp tai vạ khác. Còn vận may thì trái lại, không dễ có hai lần cùng lúc.

Cũng như Tái Ông mất ngựa, gã xin cầu chúc cho bàn dân thiên hạ khắp bốn phương trời, trong năm con ngựa này, dù có gặp phải xúi quẩy, thì những xúi quẩy này cũng mau chóng biến thành hên may.

Hay như lời Đức Kitô đã phán :

- Hôm nay các con phải buồn khổ, nhưng ngày mai nỗi buồn của các con sẽ trở nên niềm vui.

 

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!