Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tâm Lý Giáo Dục
GIỚI TRẺ TRONG LÒNG HỘI THÁNH

 

Giới trẻ trong lòng Hội Thánh bao gồm những ai ? Họ mang trong mình những thao thức, trăn trở như thế nào ? Chúng ta có những phương thức nào để vun trồng, chăm bón và phát huy những hạt mầm giới trẻ ấy, để họ « tiếp tục ra đi và mang về nhiều hoa qu? »  cho Hội Thánh của Đức Kitô, trong thế giới ngày hôm nay, ở vào giai đoạn thuộc nghìn năm thứ ba ? 

*** 

1.- Theo Mai Thảo, giới trẻ không cần tùy thuộc vào điều kiện tuổi tác.

Hẳn thực, như chúng ta thuờng thấy:

« Có những cô gái mới mười tám tuổi đời… tóc thôi đựng gió, miệng chết nụ cười.

« Có những chàng trai vừa lên hai mươi… chủ nhật đã buồn, chăn chiếu đã lạnh.

« Họ dưới ba mươi…vòm lưng đã còm. Hai chân đã mỏi. Đôi mắt cận thị. Vành tai hết xôn xao… »

Nói đến giới trẻ, phải chăng chúng ta còn có cơ may tiếp xúc, va chạm với những tâm hồn « mang dòng máu Prométhée, cả gan leo lên tận bầu trời xanh, cướp lấy ngọn Lữa Thần, đem về sưởi ấm cho cuộc đời làm người ở trần th? » ?

Đỉnh Núi Prométhée, phải chăng chỉ là lối nhìn hoang tưởng của thi sỉ Bằng Việt ? Hay đó vẫn còn là hình tượng ưu việt của những người Kitô hữu hăng say, đầy nhiệt huyết trong lòng Đất Nước và Nhân Loại ? (1)

« Đêm cuối cùng, trước khi có Prométhée, 

Chưa ai nhận : Mình còn là muông thú

Chưa ai tin : Mình vẫn thời tiền sử,

Lẫn giữa đêm dày đặc ức triệu năm qua.

Thế rồi, Lữa xoè lên. Quen Lữa từ trời xa,

Ai ngờ nổi : Lữa ủ từ ruột đất.

Soi vào Lữa, người bổng rơi nước mắt.

Chân lý giản đơn thay. Ai dễ chịu đi tìm.

Thân thuộc với bếp đun, thân thuộc với ngọn đèn,

Miếng ăn hết tanh hôi, chỗ ở thôi mục nát.

Hôn lên môi người yêu, chỉ thấy thơm ngây ngất.

Chân lý giản đơn thay, ai dễ chịu đi tìm.

Lịch sử thời nào khao khát Prométhée ?

Đứng trước đỉnh núi nầy, chẳng còn gì che khuất,

Càng thấy rõ tầm nhìn của con người đích thực,

Con đường, dù bị xiềng xích, vẫn nắm Lữa trong tay ».

*** 

2.- Dù bị xiềng xích, ai vẫn nắm Lữa trong tay, để đốt sáng cuộc đời cho mình và cho người khác ? Ai đang tiếp tục nối đuốc Mẹ Maria : Cưu mang Thiên Chúa trong cõi lòng mình ? Và mang Ngài đến cho anh chị em đồng bào, đồng loại, đang cùng chia sẻ những hoàn cảnh sinh sống đầy khắc nghiệt và éo le trên đường đời ?

Có còn chăng những người trẻ đang ngày ngày can đảm mang dòng máu của Mẹ Maria, trong thế giới ngày hôm nay ?

Khi đồng tiền đang truất phế mọi cuơng thường, đạo lý… Khi sự đê hèn đang chà đạp mọi sức sống vươn cao… Khi lòng hẹp hòi, đố kỵ đang thay chỗ cho tâm hồn quảng đại và khoan dung… liệu còn có ai, hay còn một nhân tố nào khả dĩ thôi thúc giới trẻ ngày nay vùng dậy, đứng lên, bước tới, đưa mắt nhìn Trời, đón nhận nguồn Anh Sáng ?

Phải chi còn có người BIẾT nhìn và hỏi, giống như thi sỉ Hữu Thỉnh : (2)

«  Tôi hỏi Đất :

- Đất sống với nhau như thế nào ?

- Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi Nước :

-   Nước sống với nhau như thế nào ?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi Cỏ :

- Cỏ sống với nhau như thế nào ?

- Chúng tôi đan vào nhau, làm nên những chân trời.

Tôi hỏi Người :

- Người sống với nhau như thế nào ?

Tôi hỏi Người :

- Người sống với nhau như thế nào ?

Tôi hỏi Người :

- Người sống với nhau như thế nào ? » 

Ba lần, thi sỉ Hữu Thỉnh đã hỏi Người. Nhưng Người KHÔNG trả lời. KHÔNG BIẾT trả lời. Trên bình diện ngôn ngữ và đối thoại, con người đã thinh lặng, CÂM NÍN. Nhưng với tay chân, mặt mũi, súng ống, bom đạn, họ đã nhắm mắt lao mình vào bạo động, hận thù, kỳ thị và chiến tranh, từ thời nguyên thủy cho đến ngày hôm nay. Triết gia người Pháp là J.P. SARTRE đã thuyên giải : « Con người là hỏa ngục cho con người ». Trước tác giả nầy hơn một ngàn năm, người La Tinh cũng không nói gì khác hơn : « Con người LÀM CHÓ SÓI đối với con người. Mày phải chết để cho tao sống. Mors tua, vita mea ».

         *** 

3.- Người Kitô-hữu sống với nhau như thế nào ? Phải chăng họ cũng làm « ngựa chạy đường cũ »: ngày ngày trở thành chó sói sát hại lẫn nhau ? Kết án lẫn nhau ? Đe dọa đày ải nhau xuống đáy hỏa ngục ?

Trong buổi ăn cuối cùng, Đức Kitô đã trả lời cho các đồ đệ của mình : Anh em hãy thương mến nhau, để thế gian nhận biết anh em là đồ đệ của Thầy (Ga 13, 34-35).

Hôm nay, vào thời đại Nghìn năm thứ ba, thế gian còn có thể nhận ra ai thực sự là đồ đệ của Đức Kitô nữa không ?

Giữa xã hội ngày nay, yêu thương nhau ph?i ch?ng l chuy?n hảo huyền ? Việc ấy xãy ra thế nào được ? (3)

- Bao nhiêu người trước mặt chúng ta chỉ tranh giành nhau « ăn trên ngồi trước », thậm chí họ mang tên là Giacôbê, Gioan « đồ đệ được Thầy mến yêu ».

- Bao nhiêu người đang có tác phong của « người Anh Cả ». Họ cằn nhằn, bất mãn, phản đối (Lc 15, 25-30),vì Người Cha đã rộng lòng tha thứ, giăng hai tay đón tiếp « đứa con hoang đàng trở về Nhà ».

- Bao nhiêu người đang « NHÂN DANH » luật Đạo và luật Đời, đòi hỏi ném đá người đàn bà ngoại tình. Họ huyênh hoang viện dẫn mọi lý luận, để thách thức Lòng Thương vô điều kiện của Đức Kitô.

4.- Việc ấy xãy ra thế nào được ? Làm sao thương yêu, trong khi mọi người xa hay gần, bên nầy cũng như bên kia, ở trong  cũng như ở ngoài… đều la lối ỏm tỏi, hô hào chia rẽ, đòi hỏi hận thù ? 

Sứ Thần của Thiên Chúa là Gaprien, đã trả lời cho Trinh Nữ Maria (Lc 1, 34-35) : « Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà ».

Theo sách Sáng Thế, Ngài đã đi vào giữa lòng Bùn Đất, để biến Bùn Đất thành Con Cái của Thiên Chúa.

Cũng theo Kinh Thánh Cựu Ước, Ngài đã giải phóng Dân Ngài khỏi ách thống trị của Ai Cập. Cột Khói Lữa đã ngày ngày bao trùm, bảo vệ Dân Ngài, giữa Sa Mạc, trên con đường tiến về Đất Hứa.

Nhờ tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần, Đức Kitô đã có khả lực thứ tha cho những người  sát hại Ngài. Cũng nhờ năng lực của Chúa Thánh Thần, Ngài đã đi ra khỏi mồ. Ngài đã SỐNG LẠI, toàn thắng tất cả những gì mang mầm móng chết chóc và diệt vong, hận thù và chia rẽ.

Thánh Thần là QUAN HỆ mật thiết đang có mặt và thường xuyên sống động trong cung lòng của Thiên Chúa. Nhờ Ngài, Cha và Con trở nên MỘT. Cái gì  của Cha  là của Con. Và cái gì của Con cũng là của Cha (Ga 17,10).

Theo Tin Mừng , nhờ Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta,  trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã trở thành chi thể của Đức Kitô. Hẳn thực tôi sống. Nhưng không còn là tôi đơn thuần, bùn đất, đắm chìm trong vòng nô lệ của tội lỗi. Đức Kitô sống với tôi, sống trong tôi. Tôi là chi thể được sát nhập vào Đức Kitô là ĐẦU. Với Ngài, nhờ Ngài và như Ngài, tôi có khả lực gọi Thiên Chúa « Ap-Ba, Cha ơi »( Rm 8, 15).

Cũng nhờ hồng phúc của Thiên Chúa ban cho tôi, qua Đức Kitô, tôi tiến lại gần Thiên Chúa với tất cả tâm hồn, máu xương, da thịt của tôi. Ngài là Đấng làm cho tuổi xuân tôi trở nên hoan lạc, hoàn hảo và bất diệt. Ngài là TUỔI XUÂN muôn đời của tôi, « Ad Deum qui loetificat juventutem meam », vì Ngài là gia nghiệp, gia bảo bất tận và bất diệt của tôi. Ngài là « Tất cả trong tất cả ». Ngài đổi mới mọi sự. Ngài làm cho trẻ trung từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới.

Khi đã mặc vào mình tuổi trẻ ngàn thu như vậy, ai có thể tách rời chúng ta ra khỏi Tình Yêu và Sự Sống của Thiên Chúa ?

Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn có thể chống lại được chúng ta ?

Khi đã ban cho chúng ta Con  Một của mình, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng lòng ban tất cả mọi Hồng ân khác cho chúng ta ?

Ai có thể buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn và đã làm cho họ trở nên Công Chính ? (Rm 8,31-39)

***

5.- Tất cả những ai cho phép Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cuộc đời và tâm hồn mình, giống như Mẹ Maria, những người ấy đang làm nên Giới Trẻ trong lòng Hội Thánh. 

Lữa Chúa Thánh Thần đang nung đốt, thanh luyện họ, từ bên trong nội tâm và toàn diện cuộc đời.

Khi đã có Chúa Thánh Thần làm Hành Trang, họ được sai đi, rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và Thứ Tha của Ngôi Cha, trên khắp mọi nẽo đường của  Thế giới.

« Họ và Chúa Thánh Thần » (4), đang chúc phúc cho người nghèo. Đang làm sứ giả mang Hòa Bình cho mọi người, mọi chốn. Người mù được sáng mắt. Người bại liệt đứng dậy, ra đi. Người chết được sống lại như La-da-.rô. Dân khắp tứ phương trở thành con cái của Thiên Chúa, dù họ trắng hay đen, thuộc bất cứ tầng lớp xã hội nào.

« Họ và Chúa Thánh Thần » đi lên Giê-ru-sa-lem, chịu bắt bớ, vác Thánh giá và bị sát hại, THEO ĐÚNG  CHƯƠNG TRÌNH dự liệu của Ngôi Cha. Và vào ngày thứ ba, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho họ SỐNG LẠI, trong vinh quang của Thiên Chúa.

Nói tóm lại, nhờ năng lực của Chúa Thánh Thần, những ai TIN vào Đức Kitô sẽ được trở nên người CÔNG CHÍNH, giống như Đức Kitô, trước con mắt của Ngôi Cha. Nhờ vào sức nối đuốc của họ,  Đức Kitô trở thành « TRÒN ĐẦY và VIÊN MÃN »,     ngày Ngài trở lại trong vinh quang huy hoàng của Ngôi Cha.

6.- Trong tinh thần và ý nghĩa ấy, ai tin vào Đức Kitô, người ấy thuộc về « Thân Thể Mầu Nhiệm » của Ngài. Người ấy có  trách nhiệm làm nên GIỚI TRẺ trong lòng Hội Thánh. Người ấy có bổn phận làm cho Hội Thánh luôn luôn TRẺ TRUNG, DUYÊN DÁNG, VÔ NHIỄM, xứng đáng đón nhận vị Hôn Thê của mình là Đức Kitô, trong ngày Ngài trở lại lần thứ hai.

Thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm ấy, chúng ta chỉ là người « làm thuê, làm mướn « . Chỉ làm người nô lệ, không có lời ăn tiếng nói. Không đóng góp phần năng động của mình, với tư cách là người con tự do, theo mẫu thức của Đức Kitô, trong gia đình của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thiếu ý thức « TRỰC THUỘC », một cách sáng suốt, tự do và toàn phần, chúng ta chỉ nuôi dưỡng, vun trồng một thứ quan hệ lệ thuộc, « ăn cơm nguội nằm nhà ngoài », trong lòng Hội Thánh. Lúc bấy giờ, Hội Thánh không còn là Người Mẹ thân thương, dịu hiền. Trái lại, trong tác phong và lối nhìn, chúng ta đã vô tình hay hữu ý biến Hội Thánh thành « Bà Dì Ghẻ », độc ác và cay nghiệt, luôn luôn rình rập để đàn áp, trừng phạt, tố cáo, phê phán, kết tội và loại trừ ra ngoài… giống như trong câu chuyện Tấm Cám.

*** 

7.- Tiếc thay, trong lòng Hội Thánh, nhiều người đang mang tâm trạng và thái độ của Bà Dì Ghẻ. Cho nên họ đã biến Hội Thánh thành bà dì ghẻ giống như họ, trong cách ăn nói, xử sự hằng ngày.

Sở dĩ như vậy, vì miếng cơm manh áo đã làm cho chúng ta thoái trào… cơ hồ những « vị thầy giáo ngày xưa » đã hóa thân thành người « bán sách cũ », ở chợ trời, hay là trên các lề đường của Thành phố (5) :

«  Phút Thầy trò vừa nhận ra nhau,

Đôi tay Thầy tuột rơi chồng sách cũ,

Giữa quán sách nghèo, mua bán lặng lẽ.

Mười năm xa, gặp lại, sững sờ…

 Tôi nhận ra từng trang sách ngày thơ :

« Thời gian kh? »  cùng  « Những người khốn khổ « ,

 « Sếch-Xpia,Tôn-xtôi », chừng chưa hiểu rõ :

Vì sao Thầy tôi đem họ đến đây ?

Tuổi trẻ tôi nuôi khao khát tròn đầy,

Theo trang sách, đến nhiều bờ bến lạ,

Thầy như con ong cần cù hút nhụy,

Lọc sách ra thành lời giảng say sưa.

Sách với Thầy là báu vật trong nhà,

Là bộ óc, là trái tim nhân loại.

Bìa quăn mép, Thầy đưa tay vuốt lại,

Mỗi chữ in sai, có nét chữa của Thầy.

Kho báu đời Thầy có thể đã vơi,

Vì sách cứ thành mớ rau hạt gạo.

Tôi cúi nhặt giùm Thầy… đôi tay nặng trĩu,

Không dám hỏi đâu… chỉ lặng lẽ nhìn Thầy . »

Ngày hôm nay, tình cảnh của Hội Thánh ở một vài nơi, có thể đã trở thành oái oăm, khắc nghiệt hơn như thế… Đến độ, một hôm nào, Đức Kitô đã ngao ngán thốt ra  câu hỏi : Liệu khi CON NGƯỜI trở lại, trên cánh đồng nhân loại, còn có những người vẫn vững sống Đức tin vào Ngài hay không ?

Dù thế nào chăng nữa, những thành phần « Còn sót lại »  như Mẹ Maria, vẫn luôn luôn có mặt, năng động trong lòng Hội Thánh. Mẹ vẫn trung kiên cầu nguyện bên cạnh bạn bè, con cái của Mẹ : «  Mara Nathan. Xin Ngài hãy đến. »

            ***

8.- Là giới trẻ trong lòng Hội Thánh của Đức Kitô, chúng ta không thể KHÔNG « trở thành Mẹ Maria ».

Chúng ta trở thành Mẹ Maria, một đàng để tiếp tục cưu mang Đức Kitô, trong lòng Nhân Loại. Đàng khác, để đi theo Ngài lên tận ngọn đồi Gôn-gô-tha, chịu đóng đinh vào Thánh Giá, và Sống Lại ngày Thứ Ba.

Nói theo ngôn ngữ của Tản Đà, giữa Đức Kitô và giới trẻ chúng ta, nhiều mối tình keo sơn và gắn bó đã được kết dệt, giống như giữa Nước và Non (6) :

«  Nước Non nặng một lời thề,

Nước đi, đi mãi, không về cùng Non ?

Nhớ lời nguyện ước thề Non,

Nước đi chưa lại, Non còn đứng không.

 

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắm hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

 

Trời tây ngã bóng tà dương,

Càng phơi vẽ ngọc nét vàng phôi pha.

Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non thời nhớ Nước, Nước mà quên Non ?

 

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn Non còn Nước hãy còn thề xưa.

Non cao đã biết hay chưa :

Nuớc đi ra biển lại mưa về nguồn.

 

Nước Non hội ngộ còn luôn,

Bảo cho Non chớ có buồn làm chi.

Nước kia dù hãy còn đi,

Ngàn dâu xanh tốt Non thì cứ vui.

Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non Non Nước Nước không nguôi lời thề. » 

Chính vì mối tình Nước Non bao la và trọng đại ấy, hởi ai là NGƯỜI EM thuộc giới trẻ, trong lòng Hội Thánh, hãy ý thức về bản sắc đích thực và tự tại của chính mình (7) :

«  Em là ai ? Hạt Bụi giữa Đất Trời Vũ Trụ,

Nhưng đời Em gây động chuyển hằng ngàn tinh tú.

Em ra đi, tháo tung những biên thùy giới hạn,

Em mang về : Đức Kitô TRÒN ĐẦY và VIÊN MÃN ». 

 

Gs. Nguyễn văn Thành, Lausanne, Thụy Sĩ

Bí Chú :

1) Trinh Đường – Thơ Việt –nXB Thanh Niên, 1999 Tp HCM tr. 331

2) Sđd tr. 290

3) Lc 1,34

4) Cv 15,28

5) Trinh Đường Sđd tr. 324

6) Trinh Đường Sđd tr. 13

7)  Nguyễn văn Thành –Khung Trời mỡ rộng – Tình Người Lausanne, Hè 2000 tr. 247

Tác giả:  Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!