Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tin Vui Thời Điểm
CÔ GÁI VẼ BẰNG CHÂN

  

Kokopelli, Thần Sáo lưng gù của người Da Đỏ. 

Vào năm 1978 gì đó, nhiếp ảnh gia người Nhật là Makoto đưa đến New Orleans một số hình ảnh rất thảm thương chụp từ những trại tỵ nạn Galang và Bidong. Tôi không bao giờ quên được tấm hình chụp một cô bé cụt hai tay đang đứng bên trong hàng rào kẽm gai với đôi mắt như mất hồn lờ đờ nhìn ra ngoài hay nhìn về phía trước mịt mù tức tưởi như tiếng nấc nghẹn của cả một dân tộc không còn nước mắt để khóc, nét mặt buồn rũ xuống như hiện thân nét mặt của cả quê hương mình. 

Thế rồi khoảng bảy năm sau, tôi gặp được cô bé này ở New Orleans. Lúc đó cô ta đã 20 tuổi, đang theo học trường đặc biệt về hội họa. Tôi được cô ta chỉ cho xem những bức tranh cô vẽ, thật đẹp, có hồn và chuyển nét vui tươi, khiến người Mỹ chú ý và đề cao. Vì cụt cả hai tay nên cô vẽ bằng chân, rất nhuyễn, và điệu nghệ. Tôi ngạc nhiên thấy cô còn biểu diễn bật điện bằng chân, giật dây mở quạt điện trên trần nhà bằng chân, ăn bằng chân, rót nước và mời khách bằng chân...

 

THỜI ĐIỂM NGƯỜI MỸ MÊ SẦU RIÊNG 

Truyện cô gái vẽ được bằng chân chắc cũng chỉ là một trong trăm ngàn câu chuyện khác về người Việt mình trong những bi thảm mịt mù mà vẫn lầm lũi bước tới. Không ngờ mà cô ta lại có thể góp phần được vào việc làm đẹp một mảnh đất mới tại ngôi làng Việt ở thành phố New Orleans.  

S.M. Hahn của tờ The Times-Picayune ở vùng New Orleans giữa tháng 9 năm 1999 viết một bài dài với tựa đề "Đi mua đồ nấu ăn tại chợ Việt" nói lên nếp sống khác biệt mà thu hút của dân Việt tại Ngọc Lân.  

Chợ này sầm uất hẳn vào mỗi thứ bảy, bán đủ mọi thứ lặt vặt từ những bó rau đay, rau muống hái trong vườn, cho đến những xe chở đầy ngỗng trắng và thỏ sống; từ những rổ cà ghém đến những bó húng thơm. Lại có cả những trái cây hiếm lạ đối với người Mỹ như ổi, mít, nhãn tươi, hồng dòn, sầu riêng... 

Bây giờ thì Mỹ trắng cũng như Mỹ đen đều ham tìm đến chợ Việt, dù phải thức dậy thật sớm. Quãng 9g sáng là đã tan chợ. May hết sức, anh chàng Hahn đã bám được một sinh viên y khoa người Việt đang học thuốc trong đại học Tulane. Thế là có người dẫn lối và chỉ cho cách mua bán để về tập nấu ăn theo kiểu Việt. Sau khi đã mua đủ mọi thứ "đồ nghề" cho món canh chua, chả cuốn, bò nhúng dấm, và các món nhậu, chàng Hahn nghĩ phải mua thứ trái cây gì độc đáo mùi vị Việt cho món tráng miệng. Và anh ta đã chịu món sầu riêng, dù đã được cảnh cáo trước là có mùi lạ lắm đến nỗi nhiều nơi bên Á Đông đã cấm không được ăn nơi công cộng như ở khách sạn và phi trường. Vậy mà anh chàng Hahn cũng quyết tậu được một trái. Anh tả là mùi nó thối lắm. "Nhưng nếu bạn chịu nổi thì bạn sẽ ăn được. Và nếu bạn đã chịu ăn thì thế nào bạn cũng phải nghiền mê mệt. Sầu riêng là một trong những trái cây khó chơi mà lại dễ bị mê nhất thế giới..." Sầu riêng mầu nhiệm lắm, ăn vào nghĩ ra mùi gì mình thích nhất cũng được. Nó giống cả mùi cà-phê nữa mới lạ chứ. 

Bén mùi rồi, chàng Hahn của tờ The Times-Picayune liền giới thiệu và dặn kỹ ở cuối bài báo: "Chợ Việt họp mỗi sáng sớm thứ Bảy ở phía Đông New Orleans. Nhớ phải tới vào khoảng 6g30 sáng thì mới chọn được đồ vừa ý nhất. Cứ lái xe theo đường Chef Menteur tới Alcee Fortier là đúng đó."

 

TIN VUI GỬI NGƯỜI MẶC CẢM THUA KÉM 

Châu Á là nơi phát sinh những tôn giáo lớn cho thế giới. Nhưng không hiểu vì lý do huyền bí nào mà một nước ở mút đầu phía tây Châu Á là Do Thái và một nước ở đuôi chót phía đông là Việt Nam lại mang cùng một lịch sử khổ nạn bầm dập giống nhau.  

Ít nhất là ba thời kỳ dân Do Thái đã bị đầy đi khỏi nước: sang Ai Cập, sang Babylon và gần hai ngàn năm bị mất nước lang bạt đi khắp thế giới, thủ đô Giêrusalem bị đổi tên thành Aelia Capitolina vào năm 70 sau khi bị người Roma xâm chiếm phá tan bình địa. Được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, họ lại phải trải qua bốn mươi năm lang thang trong sa mạc, vô gia cư, vô tổ quốc. Nhưng chính trong những tước đoạt tột cùng này, giữa cõi sa mạc hoang vu khô cháy không còn gì để bám víu này mà niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất phát khởi. Họ thấy được Đấng Toàn Năng vẫn yêu thương dẫn dắt dưỡng nuôi trong "đồng cỏ xanh tươi bên dòng suối nước" dù đang qua bao thung lũng tối hay giữa bãi cát nấu nung! Không còn gì hết mà vẫn còn tất cả. Vì còn niềm tin. Như vậy là Do Thái thuộc Châu Á đã thi hành được một sứ mệnh và một sử mệnh làm nơi phát sinh ra Thiên Chúa giáo. Còn Việt Nam mình với bằng ấy khổ nạn có mang một sứ mệnh hay một sử mệnh nào không? 

Câu chuyện cô bé cụt hai tay do chiến tranh đứng bên trong hàng rào kẽm gai ở trại tỵ nạn vẫn mãi tạo ra những đợt sóng dội dập trong tôi. Người mình đã khổ mà mà cô gái này còn khổ hơn gấp bội, tương lai rồi trôi dạt ra sao! Nghe đâu trước đó nhiều lần cô gái này đã tìm cách tự tử. Tội tình gì vậy? Nhưng rất may, cô đã được mang một tâm hồn mới sau những khóa linh thao, rất lạc quan yêu đời, và trở thành một họa sĩ vẽ bằng chân rất độc đáo. 

Đó cũng là câu chuyện Tin Vui mở lối: "Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình." (Mt 20:1). Công việc nhiều quá, thấy cần thêm thợ nên ông lại đi tìm nhiều đợt: 9g sáng, 12g trưa, rồi 3g chiều. Mãi tới 5g chiều chỉ còn một giờ nữa thì hết giờ làm việc mà công việc vẫn chưa xong. Thế là ông gấp rút đi bốc thêm một đợt nữa cho chắc ăn.  

Lúc bấm thẻ phát lương, ông chủ "nghệ sĩ" này lại hứng chí phát trước cho những người đợt cuối cùng chỉ làm có một giờ cũng được một quan tiền. Có thể vì những người này đã làm hết sức cho công việc của ông chạy xong kịp thời. Và những người ở những đợt khác cũng chỉ một quan tiền, kể cả những người làm từ 6g sáng, như đã thỏa thuận ngay từ đầu. Vậy là có lời ra tiếng vào lẩm bẩm rằng ông chủ không công bằng. Nhưng ông chủ đã trả lời rõ ràng: "Tôi đâu có xử bất công. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao?... Hay vì thấy tôi tốt bụng mà đâm ra ghen tức?" (Mt 20: 13-15)

 

PHÚT MỞ NHÃN QUAN 

Ảnh Cao Tường

(Xương rồng saguaro trong sa mạc Arizona)

 

Sinh ra làm người Việt, có thể tôi cũng mang mặc cảm thấp cổ bé miệng thua thiệt trước đà tiến của thế giới. Có thể tôi cũng đã trách Chúa bất công vì sinh ra tôi ở đời thuộc đợt chợ chiều, đợi chờ chán chường mệt mỏi đến dài cổ, mãi đến phút chót mới được nhắc tới. Nhưng kìa, lạ quá, ông chủ vườn nho lại gọi tên tôi trước mà trả lương tối đa, mặc ai ghen tị. Tình thương này quả là một Tin Vui khiến tôi ngỡ ngàng sửng sốt.

 

Mỗi xui xẻo của người Do Thái là một mở lối mới. Mọi dấu bổng trầm đều hòa lại thành một bài hát dịu êm như lời Kinh Thánh: "Chúa đã làm cho mọi sự đi liền với nhau sinh ích cho những ai được Người yêu thương." (Roma 8:28).

Với quan niệm sống vì mồ mả cha ông, nhiều người Việt cứ bám chết vào mảnh đất đã trở nên quá chật hẹp nghèo nàn ở đất Bắc. Biến cố đau buồn 1954 đã hất cả triệu người ra khỏi làng mạc, không ngờ lại là cơ may phát triển miền Nam. Biến cố khốn cùng 1975 tan cửa nát nhà không ngờ lại là dịp bung ra khắp thế giới mở thêm bờ cõi mới, biết bao nhân tài được đào tạo đến nay. Dòng sức sống Việt Nam ở cuối thế kỷ 20 đã được chảy tới khắp các làng Việt trên các lục địa thế giới, mang sức ủi an vỗ về, hàn gắn những thương đau. Phải có một sử mệnh nào qua mọi chuyển vần này chứ?  

The là một nhãn quan mới được mở ra khi được huyền nhiệm tình yêu chạm tới hóa giải mọi khúc mắc oan khiên. Những điệu đục khàn đời mình bỗng dưng biến thành hòa khúc dịu êm.  

Ngước nhìn mặt Người, mắt tôi ứa lệ.

Lòng đê mê giang cánh bay xa 

               

Lm. Trần Cao Tường 

************************************************************************** 

Ngày Họp Mặt Hội Thảo

“Chuyển Đạt Tin Mừng Qua Sáng Tác Nghệ Thuật và Thơ Văn.”

Proclaiming the Good News Through Arts and Writings 

Mạng Lưới Dũng Lạc và Nhóm Sứ Điệp với sự hỗ trợ của Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công giáo VN tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Ngày Họp Mặt Hội Thảo, trọn ngày thứ Bảy 4 tháng 10 năm 2008 tại đại học Boston College, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

1. Chương trình: Ngày Thứ Bảy Oct 4, 2008

9:30   Ghi danh và đón tiếp.

- Ông Lê Đăng Ân, Lm. Nguyễn Chính và Lm. Trần Cao Tường chào mừng.

- Gs Trần Văn Thành (Boston College) giới thiệu và điều hợp tổng quát sinh hoạt.

10:00  Kinh khai mạc: Ơn gọi và sứ mạng: Luca 4:18-21.

- Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm (chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại HK) gợi ý và cùng cầu nguyện bằng thánh vịnh.

10:15  Sứ mạng chuyển đạt sứ điệp Tin Mừng qua văn hóa và văn học nghệ thuật. - Lm. Phạm Văn Tuệ khai triển chủ đề (keynote).

Trong thân phận con người và hiện trạng bi đát của cuộc sống, đâu là sứ điệp giải thoát? Sứ điệp nào từ truyện Bên Giòng Sông Hằng của Endo Shusaku, và đặc biệt qua Hàn Mặc Tử. Sứ Điệp có phải chỉ là một chỉ đường hay một lý thuyết?

11:00 Hội thảo về hiện trạng và mơ ước gì cho văn hóa và văn học nghệ thuật Công giáo.

- Các tham dự viên góp ý Gs. Quyên Di (đại học California UCLA) và Lm. Phạm Văn Tuệ điều hợp. 

12:00 Bữa trưa.

1:30-3:00      Đào sâu nhận định và hướng tới một vài thực hiện cụ thể cho văn học nghệ thuật Công giáo, như Mạng Lưới Dũng Lạc, Tủ Sách Dũng Lạc, tập san Sứ Điệp, Đồng Xanh Thơ, Vườn Ô-liu, Dịch Thuật...  - Nhà văn Trà Lũ gợi ý và điều hợp hội thảo.

- Góp ý về “Những đặc điểm hiện đại cần có của một nền văn nghệ Công giáo theo quan điểm của một người nghiên cứu văn học ở hải ngoại.” (Nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh)

3:00   Nghỉ xả hơi.

3:15-5:00      Phương thức chuyển đạt Tin Mừng hữu hiệu cho hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, từ những rút tỉa phương pháp của dòng Tên tại Nhật cũng như ở Việt Nam lúc ban đầu truyền giáo.  - Lm. Nguyễn Ngọc Thảo, S.J. đại học Berkeley, California (gợi ý và điều hợp hội thảo).

          - Dẫn chứng về đường lối truyền đạt Tin Mừng rất thành công ngày nay tại Đại Hàn  - Lm. Oh Seil, dòng Tên người Đại Hàn (Boston College)

5:00   Bữa tối.

6:00-8:00      Đêm Văn Nghệ Tâm Linh (tại Mc Guinn Hall 1st floor, Auditorium)

- Với sự góp mặt của một số văn nghệ sĩ địa phương ngoài Công giáo.

- Điều hợp: Anh Trần Thu Miên, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyên Long, ca sĩ Ngọc Huệ, Charles Phạm, ca sĩ Belinda Vuong, ca đoàn St Bernadette và một số ca sĩ địa phương.

8:30   Thánh Lễ Thần Khí Chúa Sai Đi: Giờ Tâm Linh (tại nhà nguyện Boston College).

Thánh ca: Ca đoàn St Bernadette, Ca sĩ Ngọc Huệ, Charles Phạm.

Chúa nhật (Oct 5):

9g30 Thánh Lễ tại nhà thờ St Bernadette.

11g    Lunch và chia tay.

2. Liên Lạc

+ Liên lạc Địa Phương khi cần đón đưa tại phi trường.

- Lê Đăng Ân:; Trần Thành (Trần Thu Miên): 302 McGuinn Hall, Boston College, Nhất Chi Vũ, Nguyên Long.

3. Phi Trường: Phi trường Boston tên là Logan.

Nếu cần đón thì nên hẹn đến một lúc mấy người  từ 5g-7g chiều thứ Sáu; và rời chiều Chúa nhật từ 1-3g .

4. Địa Điểm Họp Mặt: Boston College, Massachusetts.

McGuinn Hall, 5th floor lounge

140 Commonwealth Ave.

Chestnut Hill, MA 02467

5. Chỗ ở: Nhóm Sứ Điệp Boston có thể xếp chỗ ngủ tại nhà tư.

Nhưng nếu muốn ở khách sạn: thì đây là Web Site có liệt kê các khách sạn Boston College thường dùng để thuê cho khách:

 http://www.bc.edu/offices/reslife/offcampus/areainfo/lodging.html.

6. Phụ Trách:

a. Tổng quát:

    Trần Thu Miên (Gs. Trần Thành), và Ô. Lê Đăng Ân (Boston), Lm. Trần Cao Tường.

b. Nội dung: Lm. Phạm Văn Tuệ (keynote speaker)

c. Ẩm Thực, đón tiếp và điều động: Nhóm Sứ Điệp.

7. Đóng Góp Hội Thảo

Ngày Họp Mặt chỉ thu gọn một số anh chị em cầm bút Công giáo của Mạng Lưới Dũng Lạc và Nhóm Sứ Điệp, với sự hỗ trợ của Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, và hướng tới một vài nỗ lực chung.

Những người sau đây đã nhận lời đóng góp hội thảo:

·        Lm. Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ,

·        Lm. Phạm Văn Tuệ (keynote speaker khai triển chủ đề)

·        Nguyễn Vy Khanh, Montréal, Canada, phê bình văn học.

·        Lm. Nguyễn Ngọc Thảo, S.J. văn hóa, đại học Berkeley, California.

·        Quyên Di, văn hóa và văn học, đại học UCLA.

·        Lm. Trần Cao Tường (MLDL)

·        Nguyễn Thị Kim Loan, văn học

·        Ông Trần Hữu Thuần, điểm sách, Michigan.

·        Ông Trà Lũ Trần Trung Lương, văn học (Toronto, Canada)

·        Ông Nguyễn Trọng, ký giả, văn học, Oklahoma.

·        Ông Đỗ Hữu Nghiêm, văn hóa, California.

·        Ngọc Huệ, ca sĩ.

·        Charles Phạm, ca sĩ, kỹ thuật video

....

Và Nhóm Sứ Điệp

·        Lê Đăng Ân,

·        Trần Thu Miên, văn học.

·        Lm. Nguyễn Chính,

·        Nguyễn Trọng Khôi, họa sĩ

·        Nguyễn Long, họa sĩ

·        Nhất Chi Vũ, nhạc sĩ

·        Hoàng Lê,

·        Vũ Anh,

·        Vũ Mạnh  Nhâm...

Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ 

·        Lm. Trần Cao Tường,

·        Nhà thơ Trần Mộng Tú, Seattle (vắng mặt vì bận lễ cưới của người con),

·        Nhà thơ Trần Thu Miên (Gs Trần Văn Thành, Boston College)

Tác giả:  Tin Vui Thời Điểm, Lm Trần Cao Tường

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!