Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA HÂN HOAN KÍNH BÁO

  

Cha đan trưởng và Cộng Đòan Đan Viện Mỹ Ca hân hoan kính báo: 

1. Tiếp nhận Thừa tác vụ Linh Mục: Ba đan sĩ phó tể:

Maria Giuse An NGUYỄN VĂN BANG

Maria Tự NGUYỄN VĂN LỰC

Maria Phêrô Khoa NGUYỄN THÁI BÌNH 

sẽ được Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Phó Giáo Phận Nha Trang trao thừa tác vụ linh mục vào lúc 09g00 ngày 19.7.2008 tại nguyện đường Trái Tim Đức Mẹ, Đan viện Mỹ Ca 

2. Khấn lần đầu: Bốn tập sinh: 

Maria  Giuse KHANG NGUYỄN VĂN CÔNG 

Maria MICHEL NGUYỄN VĂN CƯỜNG

Maria  LUCA NGUYỄN VĂN QUẾ   

Maria  Vinh Sơn ĐIỂM NGUYỄN VĂN TÂM 

sẽ tuyên khấn lần đầu trong giờ KINH SÁNG (04g30) ngày 20.07.2008 tại nguyện đường Trái Tim Đức Mẹ, Đan viện Mỹ Ca 

3. Khấn trọng thể (vĩnh cư): 6 khấn sinh:

Maria  GABRIEL TRẦN THANH TÙNG        

Maria  PIERRE NGUYỄN NGỌC CHÂU        

Maria  CLÉMENT NGUYỄN THANH PHONG         

Maria  JEAN BOSCO NGUYỄN VĂN THẮNG

Maria  Fr. D’ASSISE LÊ THANH TÂN

Maria  JEAN NGUYỄN HUY TOÀN

sẽ tuyên khấn trọng thể lúc 09g00 ngày 20.7.2008 tại nguyện đường Trái Tim Đức Mẹ, Đan viện Mỹ Ca 

Xin hợp ý cầu nguyện cho các tân linh mục và các tân khấn sinh.

Chân thành cảm ơn. 

Fr. Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo

Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca

Lập Định – Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa

Đt. (058) 863387 (từ ngày 5.10.2008, xin thêm số 3 sau mã số vùng)

Email: danvienmyca@gmail.com

 

Vài nét Giới thiệu ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA

GIÁO PHẬN NHA TRANG 

1. Tên gọi : 

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA

        a. MỸ CA: Mỹ Ca là tên một làng nhỏ nằm trên bán đảo Cam Ranh. Dân cư vào những năm 1930 - 1934 không quá 200 người, tất cả sống bằng nghề chài lưới và đại đa số không có tôn giáo nào rõ rệt, có lẽ phần đông các gia đình đều thuộc đạo ông bà, một số nhỏ xưng mình là phật giáo nhưng không hề biết chùa chiền hay sư sãi gì. Nói chung đây là một thôn làng đánh cá khá nghèo. 

b. THÁNH MẪU TÂM: Tất cả các đan viện thuộc Dòng Xitô, từ Dòng tổ được sáng lập năm 1098 cho đến bây giờ đều mang thánh hiệu Đức Mẹ. Dòng Mỹ Ca có thánh hiệu TRÁI TIM ĐỨC MẸ. Lễ bổn Mạng. 

c. XITÔ: Dòng Mỹ Ca thuộc dòng Xitô được viết theo kiểu việt hóa, tiếng pháp gọi là Monastère cistercien. Tĩnh từ cistercien được rút ra từ từ Citeaux, tên đan viện đầu tiên do ba Đấng Thánh Sáng Lập: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Citeaux là địa danh nơi ba vị thánh này cùng với một số đan sĩ Biển Đức từ dòng Molesme đến khai quang. Citeaux hay Cisterne có nghĩa là vùng lau sậy hoang dã. Citeaux thuộc miền đông bắc Pháp. 

d. ĐAN VIỆN: Đan viện (Monastère) là nhà dòng dành riêng cho các đan sĩ chiêm niệm sống. Các tu sĩ ở đây được gọi là ĐAN SĨ (moines), Bề trên thường được gọi là Đan Viện Trưởng, Bề trên thượng cấp được tấn phong được gọi là Đan Viện Phụ (hay viện phụ: Père Abbé). Đan viện có bề trên là Đan Viện Phụ được gọi là Đan Phụ Viện (Abbaye). 

MỸ CA hiện nay là một đan viện thường, trực thuộc nhà mẹ Lérins ở miền Nam nước Pháp. 

Khi nói ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA, người ta hiểu rằng Mỹ Ca là một dòng tu chiêm niệm thuộc Dòng Xitô thế giới và có thánh hiệu là Dòng Trái Tim Đức Mẹ. 

2. Nguồn gốc

a- Dòng Biển Đức

 Dòng Biển Đức do thánh Bênêđictô (Biển Đức, Benoit) sáng lập năm 520 tại Subiacô, Ý. Ít năm sau thánh nhân dời xuống Montecassino (gần Naples). Nguyên thủy, Dòng Biển Đức là dòng tu chiêm niệm, nhưng trải qua 15 thế kỷ, Dòng cũng đã có những hoạt động tông đồ liên quan đến xứ đạo, trường học v.v...  

Thánh tổ Biển Đức để lại cho Giáo Hội một tu luật thời danh vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay, dĩ nhiên có một số điểm liên quan đến cuộc sống thường nhật đã được cập nhật hóa. Dòng Biển Đức đã lan tràn khắp Châu Âu và có thể nói nền văn minh của Châu Âu đã là nền văn minh Biển Đức về nhiều phương diện: học thức, văn hóa, canh nông, kỹ thuật. Nhận thức được điều này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tôn nhận thánh Biển Đức là Bổn Mạng của Châu Âu.

Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 9.000 đan sĩ (linh mục và không linh mục) và khoảng 18.500 nữ đan sĩ. Tại Việt Nam đan viện Thiên An được thành lập tại Huế năm 1940. Sau đó Thiên An đã lập thêm các nhà Thiên Hòa (Ban Mê Thuột), Thiên Bình (Đồng Nai), Thiên Phước (Thủ Đức). Nhân số trên 60 khấn trọng, khấn tạm khoảng 100, tập sinh 30 và thỉnh sinh hơn 40. 

Năm 1954, đan viện nữ Biển Đức được lập tại Ban Mê Thuột do dòng nữ ở Vanves (Paris). Sau này các nữ tu Biển đức đã nhường lại cơ sở cho Tòa giám mục BMT và dời về Thủ Đức (1965). 

b- Từ Molesme đến Citeaux

Các thế kỷ X và XI là thời gian đen tối nhất của Giáo Hội thời Trung Cổ. Các Giáo Hoàng, nhất là thánh Grêgôriô VII hết sức băn khoăn cho vận mệnh của Giáo Hội. Các ngài hô hào canh tân đời sống và tìm giải thoát Giáo Hội khỏi ảnh hưởng của thế quyền. 

Hưởng ứng lời mời gọi này, nhiều dòng mới đã được thiết lập hay canh tân, với hai hướng đi khác nhau: hoặc thiên về đời sống ẩn tu trong cô tịch như dòng thánh Romualđô và thánh Bruno (Chartreux), hoặc muốn trở lại lối sống tu viện lý tưởng mà thánh tổ Bêneđictô (Biển Đức) đã vạch ra trong tu luật của ngài. Chính Xitô đã đi tiên phong trong nhóm thứ hai. 

Năm 1075 Thánh Robertô và một nhóm đan sĩ từ Colan đến miền rừng núi hoang vu  Molesme (ngày nay thuộc quận Chatillon miền Côte d’Or, Pháp, và không còn dấu vết gì của dòng!) lập một đan viện biển đức. Molesme đã trải qua thời gian hưng thịnh, nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng chung của các dòng tu thời đó. Ba vị: Robertô, Albêricô và Stêphanô cùng một số anh em rời Molesme đến Citeaux năm 1098 với mục đích “nắm giữ tu luật thánh Biển Đức một cách chặt chẽ và trung thành hơn từ trước tới giờ”. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Robertô phải vâng phục trở về Molesme để chỉnh đốn đan viện này. Albêricô kế vị Robertô có công củng cố địa vị pháp lý và lập quy chế cho Tân Tu Viện. Ngài qua đời ngày 26.01.1108. Stêphanô được bầu lên kế vị. Cả ba thánh được gọi là Ba Đấng Thánh Sáng Lập của Dòng Xitô. 

Xitô thực sự khởi sắc với thánh Bênađô. Các đan viện Xitô mọc lên như nấm khắp Châu Âu lúc bấy giờ. Vào năm thánh nhân qua đời 1153, Dòng Xitô đã có tới 350 đan viện, trong số đó 160 đan viện do chính đan viện Clairvaux của thánh Bênađô hoặc các nhà con của Clairvaux thiết lập. 

Nếu năm 1098 Xitô là đại diện cho lý tưởng tìm trở về nguồn của các đan sĩ Biển Đức và từ đó xuất phát một Dòng lớn thì năm 1705 Đức Giáo Hoàng Clément XI phê chuẩn việc cải tổ của đan viện xitô Trappe (thành lập năm 1140) do viện phụ De Rancé (+1700) khởi xướng. Từ đó Xitô chia làm hai nhánh: Nhánh mới gọi là Xitô nhặt phép (stricte observance), tên tiếng pháp thường gọi là đan sĩ dòng Trappe, hoặc trappistes. Và nhánh chính vẫn gọi là Xitô, khi cần thì thêm vào từ “trung phép” (commune observance) để phân biệt. Hiện nay Nhánh nhặt phép phát triển hơn, kể từ cuộc cách mạng pháp (1789).

c- Từ Sénanque qua Lérins đến Mỹ Ca

Sénanque là một đan viện Xitô nổi tiếng ở gần Avignon, cùng với hai đan viện Xitô khác cùng thời (thế kỷ XII) cũng ở miền Nam nước Pháp, lập thành bộ ba được mệnh danh là BA CHỊ EM MIỀN PROVENCE. Đó là các đan viện Sénanque, Sylvacane và Thoronet. Cùng chịu chung số phần với tất cả các dòng tu khác trong thời cách mạng Pháp (1789), cả ba đan viện lớn này đều bị cách mạng chiếm, giải tán các đan sĩ và bán các cơ sở dòng cho tư nhân.

Năm 1854, cha Barnouin mua lại được đan viện Sénanque và ngài dời các tu sĩ dòng ngài về đó. Lấy tên Hội Dòng mới là Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, trùng vào năm tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được công bố. Một thời gian sau, viện phụ Barnouin lại mua được đảo Lérins ngoài khơi đối diện với thành phố Cannes, và dời đan viện chính về đấy, nhưng vẫn giữ dòng Sénanque. Lérins là một đảo nhỏ, dài 1 cây số và chiều ngang rộng nhất chỉ đo được 400m. Lérins có một lịch sử đan tu ngay từ thế kỷ 5 khi thánh Honorat cùng một số các bạn đưa đời tu về đảo hoang này. Kể từ đó Lérins cung cấp cho Giáo Hội khá nhiều thánh giám mục và hiển tu, do vậy Lérins ngoài tên gọi đảo thánh Honorat, còn được gọi là Đảo Các Thánh (Iles des Saints).

Năm 1934, Dòng Lérins đã cử 3 linh mục qua lập dòng tại làng đánh cá Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh (sẽ nói thêm ở phần sau).

Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm,  hiện nay có các đan viện: Lérins, Rougemont (gần Montréal, Canada, Mỹ Ca, Sénanque, Prad’mil (gần Torinô (Ý) và nhà dòng nữ Castagniers gần Nice (tại dòng Castagniers hiện có 6 nữ tu Việt Nam). 

3. Sự hiện diện của Xitô tại Việt Nam

a- Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam

Một linh mục thuộc tu hội thừa sai Paris (MEP: Mission Etrangère de Paris), cha Henri Denis, sau này lấy tên dòng là Benoit và tên việt “Cố Thuận” (1880-1933)  được gửi qua truyền giáo ở Việt Nam và phục vụ tại Huế. Năm 1918, cha lập một dòng tu chiêm niệm tại Phước Sơn thuộc Quảng Trị (bắc vĩ tuyến 17). Năm 1930, “Cố Thuận” chính thức xin sáp nhập Phước Sơn vào gia đình Xitô. Chính năm ngài qua đời (1933) Phước Sơn được đại hội ngoại thường của Xitô đồng ý cho sáp nhập. Ngày 21.03 1935 Phước Sơn chính thực trở thành một dòng Xitô. Phước Sơn phát triển rất tốt và  lập thêm các nhà con: Châu Sơn ở Nho Quan, Ninh Bình (1936), Phước Lý (1950). Chính dòng Phước Sơn cũng đã phải rời bỏ núi Phước để vào miển Nam, và sau năm 1954 phần đông các đan sĩ Châu Sơn dời vào miền Nam và tới định cư ở Đơn Dương. Sau đó lập thêm các nhà Châu Thủy (Bình Tuy), Phước Vĩnh (Vĩnh Long), Thiên Phước (Vũng Tàu), Phước Hòa (Bà Rịa, sau lấy tên chính thức là Phước Sơn), Phước Sơn Bình Triệu. Năm 1972 nữ đan viện Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước được lập tại Phước Lý và sau dời vể giáo xứ Ngọc Đồng ở Hố Nai Biên Hòa (1991). Hiện nay Dòng nữ này có thêm 2 nhà con ở Bà Rịa và Vũng Tàu.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam phát triển cực kỳ mau lẹ từ khoảng 15 năm nay. Dĩ nhiên có thống kê chính xác của nội bộ, khác với thống kê được chính thức công bố. Chỉ biết rằng ba đan viện chính Phước Sơn, Châu Sơn Đơn Dương và Phước Lý đều hơn 150 đan sĩ. Các nhà khác không dưới 60 người (dĩ nhiên là chỉ tính các đan sĩ đã có lời khấn (trọng hoặc tạm). Con số tập sinh và thỉnh sinh thì rất nhiều... 

4. Mỹ Ca trong giáo phận Nha Trang 

Nhìn chung lịch sử Mỹ Ca, người ta có thể chia giai đoạn đầu thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ hơn kém 20 năm: 

a- Từ 1934 đến 1954 

Như trên vừa nói, Năm 1934 đan viện Lérins đã cử 3 linh mục qua Việt Nam lập dòng con tại làng đánh cá Mỹ Ca thuộc bán đảo Cam Ranh. Sau những tháng ngày ngược xuôi tìm đất sống, khởi đầu từ Sapa vùng cực bắc nước Việt, vào Đà Lạt, xuống vùng Phan Rang, Nha Trang. Cuối cùng cha Piquet (người Pháp, là quản lý của giáo phận Qui Nhơn lúc đó, sau này là giám mục của giáo phận Nha Trang) đề nghị 3 vị lập dòng tới xem vùng đất Mỹ Ca. Các ngài đã tới và đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai cho mình và đặt nền móng xây dựng một đan viện chiêm niệm theo linh đạo Xitô như dòng mẹ Lérins. 

Vạn sự khởi đầu nan. Gian nan khốn khó lúc đầu là thế chiến thứ hai và từ năm 1945 lại có sự khốn khó khác mà ai cũng biết, do vậy Mỹ Ca đã rất èo ọt suốt 20 năm đầu.

b- Từ 1954 đến 1975

Trong khoảng thời gian 20 năm kế tiếp, Mỹ Ca được sống trong an bình và đan viện đã có những khởi sắc tương đối tốt đẹp về nhiều mặt. Tuy nhiên điều khó khăn cố hữu vẫn luôn đeo đuổi các đan sĩ. Mỹ Ca là nơi thanh vắng rất thích hợp cho đời tu chiêm niệm. Ngoài một số ít dân cư của làng đánh cá, Mỹ Ca hoàn toàn biệt lập. Sự cô tịch thanh vắng coi như là tuyệt đối. Nhưng tu chiêm niệm thì cũng phải có kinh tế để sống. Mỹ Ca là vùng cát, canh nông coi như không có gì, chỉ có một vườn rau nhỏ, một số cây xoài, cây dừa để ăn vặt, chứ không đem lại kinh tế sống. Không có một nghề nghiệp gì sinh lợi, ngoại trừ thỉnh thoảng cho người đi bắt cá dưới sông. Đan viện đã tậu nhiều đất các nơi khác, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn cũng chẳng làm được gì. Đan viện sống trong hoàn cảnh nghèo đúng nghĩa về mọi mặt cho tới biến cố 1975.

c- Từ 1975 đến 1994

Sau biến cố 1975, các đan sĩ bị tán loạn. Một số ít còn lại kiên trì. Nhưng đến tháng 7.1977, nhà nước đã mời các đan sĩ rời bỏ đan viện chính và yêu cầu di tới đồn điền của đan viện (có từ năm 1959) tại thôn Lập Định, Xã Cam Hòa hiện nay. Cái khó khăn của giai đoạn này thì chả cần phải viết ra. Các đan sĩ lớn tuổi chết dần chết mòn. Anh em trẻ tìm hướng sống khác. Năm 1985 chỉ còn 2 linh mục và 2 đan sĩ. Năm 1994, cha bề trên Gioan Báu cũng được gọi về với Chúa. Đất đai từ 349 mẫu của trước 1968, nay chỉ còn 3 mẫu. 3 người 3 mẫu đất thì cũng là quá nhiều, nhưng 3 mẫu đất cho một đan viện thì lại là vấn đề khác. Hai mươi năm cùng khốn! Nhưng Chúa vẫn luôn có đó bên cạnh. Và như thế là đã quá đủ. 

d- Từ 1994 đến hôm nay

Mỹ Ca tại Lập Định này bắt đầu được tái thiết về phương diện nhân sự từ năm 1994. Thời thế cho phép... tu chui, Mỹ Ca đã bắt đầu nhận lại ơn gọi từ đây và cứ thế.

Về cơ sở vật chất, nhà cửa được Dòng mẹ Lérins hỗ trợ nên từ năm 2000 đã bắt đầu xây dựng một đan viện hoàn toàn mới. Tạ ơn Chúa. Và cũng đặc biệt tạ ơn Thánh Giuse đã nâng đỡ phù trì che chở cho công trình được hoàn tất.

Thống kê hiện nay của cộng đoàn đan viện gồm 36 người:

21 đan sĩ có lời khấn trọng (trong số có 7 linh mục)

7 đan sĩ khấn tạm

0 tập sinh 

5 thỉnh sinh và môt số bạn trẻ dang tìm hỉêu (nội tếu)

1 hiến sinh (là một linh mục)       

5. Linh đạo biển đức – xitô

Theo tu luật thánh tổ Biển Đức, đan viện chính là TRƯỜNG HỌC PHỤNG SỰ CHÚA. Sống trong trường này, đan sĩ được huấn luyện sống một cuộc sống trọn vẹn cho Chúa, vì Chúa và trong Chúa với tinh thần gia đình, có viện phụ (bề trên) được coi là người cha của gia đình đan viện. Tất cả trong tình thần phụng sự Chúa, không lấy gì làm hơn Chúa Kitô. Đan sĩ sống ngay từ đầu đời tu điều mình được huấn luyện.  

Nghĩ đến linh đạo đời đan tu của mình, một đan sĩ Xi-tô chắc hẳn sẽ nghe vang vang trong tâm tưởng một số những từ rất quen thuộc, được nhắc đi nhắc lại thường xuyên từ ngày bước chân vào đan viện: Tìm Chúa, Cải tiến, cộng đoàn, nghèo khó, khiết tịnh, tuân phục, vĩnh cư, cô tịch, hiện diện, an bình, khiêm tốn, lao động, lectio divina (Cầu nguyện với Kinh Thánh), đơn sơ, hiệp nhất, Thần Vụ (Opus Dei), noi gương và cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô …

Vào đan viện, chỉ với mục đích "tìm Chúa", người trẻ mới được đón nhận. Và với kinh nghiệm 5, 10 năm ở trong đan viện, đan sĩ nhận rõ rằng chỉ với mục đích "tìm Chúa" người trẻ mới có thể bền đỗ trong đan viện này trọn đời mình cho đến chết (vĩnh cư). Vĩnh cư (bền đỗ) trong nơi mình tuyên giữ các lời khấn dòng đã là một trong ba lời khấn của đan sĩ Biển Đức hay Xi-tô. Khi rời đan viện Molesme Ba Đấng Sáng Lập Xi-tô (1098) đã thực hiện điều mà 8 thế kỷ sau, Công Đồng Vaticanô II đã khuyên nhủ các tu sĩ hôm nay: Trở về nguồn. Trở về nguồn để sống đúng đắn, sống đẹp, sống trọn vẹn linh đạo mà thánh Tổ Biển Đức đã đề xướng trưóc đó 6 thế kỷ tại Montecassino (Ý).

Tìm Chúa, đòi hỏi những rời bỏ – nơi chốn mình vẫn ở, và nhất là con người "cũ", ý riêng của mình. Tinh thần từ bỏ này sẽ dẫn người trẻ vào một cuộc sống cải tiến liên tục. Cải tiến do đấy cũng là một điều mà đan sĩ long trọng khấn thực hiện. Đan sĩ tuyên giữ 3 lời khấn: Tuân Phục, Vĩnh Cư và Cải Tiến. Hai lời khấn Nghèo Khó và Khiết Tịnh được hiểu ngầm trong lời khấn Cải Tiến và Tuan Phục.

Tìm Chúa, theo Chúa, đan sĩ không đi trong đơn độc lẻ loi, nhưng với cả một cộng đoàn. Cộng đoàn là môi trường sống của đan sĩ Biển Đức cũng như Xi-tô. Đan viện là một gia đình. Chính Đức Kitô là đầu của cộng đoàn. Đức Kitô hiện diện cách hữu hình giữa các môn đệ hôm nay của mình qua một con người phàm được gọi là Viện Phụ. Đan sĩ tìm sống đơn sơ và hiệp nhất với bề trên (Viện Phụ) cũng như với các anh em trong cộng đoàn. Trong cộng đoàn đan sĩ cùng với bề trên và các anh em mình thực hiện một chương trình sống hằng ngày rất quân bình giữa: ngủ nghỉ, công việc cá nhân – lao động (tay chân hoặc trí óc) – và Thần vụ .

Đan sĩ là một con người của cầu nguyện. Cuộc sống cầu nguyện của đan sĩ chú trọng vào Phụng vụ của Hội Thánh là hát thánh vịnh và dâng Hy Lễ Tạ Ơn. Phụng vụ là hoàng đạo đưa đan sĩ tiến đến với Chúa. Do đấy thánh Biển Đức đã nói rằng: “Không được quí chuộng gì hơn Thần Vụ”. Và trung tâm của Thần vụ là Thánh Lễ.

Đan sĩ không hoạt động mục vụ ngoài đan viện, nhưng thể hiện ơn gọi tông đồ của mình bằng cuộc sống thánh hiến trong nội vi đan viện. Nếu hiểu rao giảng Tin Mừng là công cuộc Phúc Âm hóa thì mối bận tâm của đan sĩ chính là cố gắng phúc âm hóa đời mình và cộng đoàn của mình, làm sao để cuộc sống của mình cũng như của cộng đoàn phản ánh Tin Mừng của Đức Kitô. Và chính qua kết quả này mà đan sĩ làm trọn sứ vụ rao giảng Tin Mừng. “Hữu xạ tự nhiên hương”, đan sĩ rao giảng bằng kinh nguyện và bằng cuộc sống cụ thể hơn là bằng lời giảng.

Ở trong một cộng đoàn, nhưng đan sĩ phải sống trong tinh thần cô tịch nội tâm. Do đấy vấn đề thinh lặng và cầu nguyện được nhấn mạnh. Chính bầu khí này giúp đan sĩ sống trong an bình, khiêm tốn và luôn cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, hoặc cảm nhận được mình hiện diện trước tôn nhan Chúa. Ngoài các giờ Thần Vụ chung, Lectio divina (Đọc Sách Thánh) là phương tiện hữu hiệu nhất giúp đan sĩ sống kết hiệp mật thiết với Chúa. Đan sĩ đi vào đối thoại với Chúa qua việc đọc Lời Chúa, suy gẫm Lời Chúa và chính Lời Chúa đưa đan sĩ vào trong đàm thoại với Chúa (cầu nguyện) để rối dẫn đến chiêm ngắm (chiêm niệm) và đi sâu vào kết hiệp mật thiết với Chúa. Cuộc sống chiêm niệm của đan sĩ được thể hiện bằng và qua chính Lời Chúa. Có như thế đan sĩ mới có thể thực hiện ơn gọi đời mình: sống trong, sống cho, sống vì và sống bởi Đức Kitô. Và thực hiện lý tưởng này qua việc noi gương chính Chúa Kitô. 

6. Lời kết.

Trên đây là vài nét phác họa đơn sơ về ơn gọi và cuộc sống của các đan sĩ Mỹ Ca. Anh em Mỹ Ca ý thức rằng mình thuộc thành phần dân Chúa trong giáo phận Nha Trang bên cạnh các anh chị em tu sĩ thuộc các dòng hay các tu hội khác. Mỹ Ca là một bông hoa nhỏ, rất nhỏ trong vườn hoa giáo phận nói riêng và trong Giáo Hội Việt Nam nói chung.

 

Ghi chú: Muốn tìm hiểu để vào tu Mỹ Ca xin liên lạc về địa chỉ:

Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca

Lập Định – Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa

Đt. (058).863387 (từ ngày 5.10.2008, xin thêm số 3 sau mã số vùng)

Email: danvienmyca@gmail.com  

Mỹ Ca ngày 15 tháng 07 năm 2008

 

Một vài  hình ảnh về Mỹ Ca 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

12

Tác giả:  Fr. Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!