Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒI GIÁO

 

Ghi chú:  Đây là một trong những bài viết về Trung Đông- Để cho dễ hiểu và nắm bắt vấn đề,  xin quí độc giả đọc qua những bài trước 

Trong khi các đế quốc Israel, Judah, Assyria, Babylon, Persia (Ba Tư), Hy Lạp và La Mã tung hoành, bon chen, kèn cựa, chém giết nhau thì con cháu của Ishmael sống âm thầm trong bóng tối. Đa số họ sống ẩn dật ở bán đảo Arabia, ở đó đời sống sa mạc rất là khắc nghiệt; họ thường phải phấn đấu, tranh dành, đánh nhau để sống còn. Nhưng vào đầu thế kỷ VII, gần 600 năm sau khi Chúa Giêu Su sinh ra thì tình trạng thay đổi khi một nhân vật đặc biệt thuộc giòng con cháu Ismael xuất hiện trên sân khấu Trung Đông.

Cho đến đầu thế kỷ VI thì dân Ả Rập thờ đa thần ngẫu tượng. Đền thờ ở Mecca có tất cả 365 ngẫu tượng, mỗi tượng tương ứng với một ngày trong năm. Đây là một mối lợi rất lớn cho các tay lái buôn địa phương sống vào khách hành hương. 

Quang cảnh tôn giáo này đã thay đổi hẳn khi Muhammad, người sáng lập ra Hồi giáo xuất hiện. 

Muhammad (còn viết / gọi là Mohammed hay Mohamet) thuộc gia đình Hashemite (tiếng Ả Rập  là Beni Hashim), chi họ Koreish (hay Quraish) rất có quyền thế, hồi đó đang cai quản, điều hành đền thờ ngẫu thần ở Mecca. Người Hồi giáo tin rằng thiên thần Gabriel lần đầu tiên vào năm 610 A.D. hiện ra với Muhammad ở núi Hira, gần thị trấn Mecca và nói cho ông những lời khôn ngoan của Chúa, sau này được chép lại thành kinh Koran (hay Quran), một loại kinh thánh của Hồi Giáo mà dung lượng gần bằng cuốn tân ước của Kitô giáo.

Muhammad có nghĩa là “rất đáng kính” đã trở thành một vị giảng thuyết rất cương quyết và can đảm về chủ thuyết độc thần, chỉ tin thờ có một Chúa. Việc này đã đe dọa nồi cơm của các người khác trong họ hàng ông. Họ tức giận mưu toan cho người giết ông nhưng không thành công. Chỉ một thời gian ngắn sau, Muhammad đã dẹp được đạo đa thần thờ ngẫu tượng ở trong vùng và thay thế bằng Hồi Giáo độc thần. Tiếng Hồi Giáo / Islam có nghĩa là “đầu hàng” hay “qui phục” chỉ một Chúa thật là Allah mà thôi.

Muhammad giảng thuyết rất thành công khiến con cháu Ismael tin biết và đoàn kết liên hợp lại với nhau, chẳng bao lâu đã tạo thành một quốc gia vĩ đại, lan rộng và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Khởi đầu từ sa mạc bán đảo Arabia, Hồi Giáo lan rộng dần ra khắp thế giới. Hiện nay đã có 57 nước, tức hơn 1/4 các nước trên thế giới nằm trong liên hiệp Hồi Giáo. Trong số 57 nước, thì 22 nước là quốc gia Ả Rập, dân chúng là con cháu giòng họ Ishmael, còn lại 35 nước kia thì hầu hết hoặc đa phần là người Hồi giáo. Vị trí những quốc gia này trải rộng từ phía Tây Phi Châu qua trung tâm thế giới tới Indonesia làm thành một vòng đai các quốc gia Hồi Giáo mà đặc tính để nhận ra nhau là tín đồ Hồi Giáo. 

Thêm vào đó, ở Bắc Mỹ và Tây Âu cũng có hàng triệu người theo Hồi giáo. Hồi giáo tiếp tục lan nhanh và rộng vì sỉ số sinh sản nhanh và sự truyền đạo rất xông xáo tích cực.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người Hồi giáo tin thờ AL-LAH là Chúa thật và duy nhất. Họ thờ kính Chúa của họ trong những đền thờ Hồi Giáo (mosques) và chọn ngày thứ 6 trong tuần để thờ lạy, đọc kinh và cầu nguyện. Tuy nhiên họ cũng vẫn được phép làm việc trong ngày đó.

Để trở thành tín đồ Hồi Giáo chỉ cần thành thật, chính thức công khai tuyên xưng lời hứa gọi là Shahadah gồm 8 chữ bằng tiếng Ả Rập: La illaha ila Allah, wa Muhammadun rasul Allah –nghĩa là “Không có Chúa nào khác ngoài Allah, và Muhammad là tiên tri của Người”. Tiếng TÍN ĐỒ HỒI GIÁO (Muslim / Moslem) có nghĩa là “người qui phục Allah”. 

Người Hồi giáo có lịch riêng của họ tính từ ngày Hijrah (còn viết là hejira hay hegira) là ngày Muhammad chạy trốn từ Mecca về Medina vào năm 622 A.D. Lịch Hồi giáo tính theo mặt trăng (âm lịch), mỗi năm có 354 hay 355 ngày, do đó năm lịch Hồi giáo kém năm lịch Tây phương (tính theo mặt trời) 11 ngày. Như vậy những ngày lễ của Hồi giáo sẽ rơi vào những ngày khác với ngày trong Dương lịch Gregorian, và hàng năm nó sẽ dần dần lùi lại phía sau của Dương lịch. 

Muhammad chết ngày 8 tháng 6 năm 632 A.D., không có con trai thừa tự  và ông cũng không chỉ định người kế vị. Do đó đế quốc Hồi giáo bị xáo trộn khủng khoảng về việc chọn người kế vị. Tuy nhiên chỉ trong vòng một thập niên, đế quốc Hồi Giáo đã phát triển lan rộng bằng 1/3 lục địa Hiệp Chủng Quốc ngày nay. 

Bà Khadija, vợ yêu quí thứ nhất của ông chỉ có một người con gái tên là Fatima, sau này lập gia đình với Ali ibn Abi Talib và có 2 con trai còn nhỏ lúc Muhammad chết. Ali cũng là bà con họ hàng gần và là con nuôi của Muhammad. Anh này cũng là người đầu tiên trở lại Hồi giáo sau bà Khadija. Như vậy tổ tiên con cháu của Muhammad  được gọi là sharif và sayyids chỉ còn dựa vào vết tích của Fatima.

Vì là bà con ruột thịt gần nhất nên ai cũng nghĩ rằng Ali sẽ là người kế vị  Muhammad để trở thành lãnh tụ của Hồi giáo. Nhưng sau nhiều tranh cãi, một thương gia buôn vải giàu có ở Mecca tên là Abu Bahr đã được chọn. Ông này cũng là người trở lại Hồi giáo sớm và là bạn đường với Muhammad trong cuộc chạy trốn lừng danh trên lưng lạc đà của  Muhammad 10 năm về trước. Ông lại là cha của bà Ayesha, vợ thứ rất được cưng chiều của Muhammad. Ông đã được Muhammad chỉ định thay thế cầm đầu tín đồ để cầu kinh trong thời gian Muhammad lâm trọng bịnh.

Vì Muhammad là người duy nhất được Chúa mặc khải (trong đạo Hồi) nên Abu Bakr coi như không phải là người kế vị Muhammad một cách hoàn toàn. Tuy nhiên ông cũng được trao cho giữ quyền hành chánh và chính trị phần đời của đế quốc Hồi Giáo với tước hiệu “Khalifah rasul Allah”, nghĩa là “người kế vị sứ giả của Chúa”. Tiếng Anh thì tước hiệu này viết ngắn hơn thành “caliph” và là người đứng đầu quốc gia (quốc trưởng) trong những nước có chính phủ Hồi giáo. Văn phòng quốc trưởng này nằm trong định chế của Hồi giáo cho đến lúc Cộng hòa Thổ nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1924 thì bị chính phủ phần đời của Kemal Ataturk dẹp bỏ.

Mặc dù sự chuyển tiếp, sau khi Muhammad chết, xẩy ra một cách đột ngột và không được dự tính trước đã tạo nên một vài hiềm khích nhỏ trong số những tín đồ ủng hộ Ali, con rể của Muhammad, nhưng tất cả các chi họ vẫn hiệp nhất dưới quyền của Abu Bakr. 

SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO

Trước khi chết, Abu Bakr đã chỉ định Omar ibn al-Khattab là người kế vị. Omar (hay Umar) là vị quốc trưởng đầu tiên lãnh nhận tước hiệu rất rõ ràng minh mạch là Amir al-Muminin  có nghĩa là “Lãnh tụ của các tín đồ”.  Trong thời gian 10 năm trị vì của ông thì làn sóng di chuyển vĩ đại của Hồi Giáo lần đầu tiên đã xẩy ra khi mà con cháu của Ismael bắt đầu ra khỏi vùng sa mạc quê cha đất tổ và lan tràn đi khắp tứ phương thiên hạ. 

Quốc trưởng Omar là một lãnh tụ có cả khả năng về quân sự  đã chứng tỏ là một đối thủ đáng kể của hai đại siêu cừơng thời đó là đế quốc Byzantine và Ba Tư / Persia. Đế quốc Byzantine lúc đó là đế quốc La Mã ở phía Đông đã bành trướng rộng ra ngoài đế quốc cũ sau khi Constantine, vào thế kỷ IV A.D., thiết lập một thủ đô mới ở Byzantium rồi đổi thành Constantinople, và bây giờ là Istanbul thuộc Thổ nhĩ Kỳ. Đế quốc này thống trị Tiểu Á, bán đảo Aegean, phần lớn Bắc Phi châu và miền Cận Đông. 

Về phía Đông Bắc bán dảo Arabia là đế quốc Ba Tư / Persia hay Sassanid. Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine này luôn luôn đánh lộn nhau đã tự mình làm suy yếu mình để cho một đế quốc mới non trẻ, hăng say và đầy nhiệt huyết xuất hiện và bung ra khỏi Arabia. Đế quốc Ba Tư đã xụp đổ; Byzantine vẫn còn tồn tại nhưng liên tục bị đe dọa và co rút thu nhỏ lại để rồi cuối cùng đã rơi vào tay Thổ nhĩ Kỳ Hồi giáo vào năm 1453. 

Dùng tiếng hô Allahu Akbar (Thiên Chúa vĩ đại) Hồi giáo kêu gọi tín đồ gia nhập quân đội và những chiến sĩ kỵ mã và chiến sĩ lạc đà đã là những đối thủ rất đáng nể sợ, đánh bại tất cả mọi sức mạnh chống lại họ. Kể từ thời Alexander đại đế chưa thấy một sức mạnh nào ghê gớm như vậy,  chinh phục nhanh chóng tất cả những gì cản trở hiện diện trước họ. Sự chinh phục đó kéo dài cả một thế kỷ. Syria và đất thánh bị chiếm vào năm 635-636;  miền Iraq bị chiếm vào năm sau; Ai Cập và Ba Tư / Persia thì 4 năm sau cũng bị chiếm.

Jerusalem đã bị chiếm đóng năm 638, là phần thưởng sáng giá nhất lúc bấy giờ. Jerusalem, người Ả Rập gọi là Al-Kuds, có nghĩa là “Đất Thánh”, hiện nay vẫn được coi là thánh địa thứ ba của Hồi Giáo sau Mecca và Medina. Người Hồi giáo tin rằng Muhammad cưỡi ngựa có cánh (Burak) bay lên trời từ chỏm đá mà chúng ta thấy trong đền thờ Hồi Giáo (Dome of the Rock) được xây vào cuối thế kỷ VII và là một trong những kiến trúc huy hoàng nhất hiện nay trên thế giới.

Người Hồi giáo tin rằng tổ phụ Abraham đã vào đây để dâng tế lễ con trai mình. Con trai đây là Ismael chứ không phải là Isaac như trong kinh thánh viết (Genesis 22:1-14). Đền thờ Hồi giáo (Dome of the Rock) được xây trên một mặt phẳng rộng của Đồi Đền Thờ đã đươc vua Herod đại đế thiết lập  từ nhiều thế kỷ trước. Jerusalem, đền thờ Hồi giáo và vùng lân cận vẫn là một vùng đất còn đang trong vòng tranh chấp gay gắt nhất hiện nay trên thế giới.

Trong vòng một thế kỷ, sau khi Muhammad chết, đế quốc Ả Rập đã trải rộng dài từ Trung Đông qua Bắc Phi đến Tây Ban Nha về hướng Tây và hướng Đông qua Trung Á đến Ấn Độ. Nhưng có một lần cuộc tiến quân đã vào tới  cửa ngõ của Paris thì bị Charles Martel chặn lại trong trận Tours gần Poitiers vào năm 732, đúng 100 năm sau khi Muhammad qua đời. 

Từ đó cuộc bành trướng thần tốc của Hồi giáo đã bị khựng lại cho đến thế kỷ XII thì một cuộc bành trướng khác được phát động dưới thời kỳ Sufis (Islam mystics). Tín đồ Hồi giáo Sufis là những người sống khắc khổ, giữ thinh lặng nội tâm để thờ phượng Chúa hơn là những hình thức bề ngoài hoặc buông tuồng sa đọa…Họ đã lan truyền Hồi Giáo qua Ấn Độ, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ và Phi Châu bên ngoài Sahara. Những lái buôn người Hồi cũng đã giúp Hồi giáo phát triển, mở rộng xa hơn đến tận Indonesia, Mã Lai và Trung Hoa. 

Theo từ điển Encyclopaedia Britannica thì trong cộng đồng tín đồ Hồi Giáo  mọi người đều bình đẳng, nhưng lại có sự kỳ thị ghê gớm đối với những người theo đạo khác cho nên đã có nhiều người phải trở lại Hồi Giáo (Encyclopaedia Britannica, 15th Edition, Vol.9, p.912, “Islam”). Riêng người Do Thái giáo và Kitô giáo là “những người có ít nhiều dính dấp tới Kinh Thánh” thì được nhân nhượng cho chung sống, nhưng phải đóng một loại thuế đặc biệt gọi là jizyah. Ngoài ra  “những người ngoại đạo / vô đạo….thì  bắt buộc hoặc là phải chấp nhận theo Hồi giáo hay là chết” (ibid)

Sau khi lãnh tụ Omar bị ám sát chết vào tháng 11 năm 644 trong lúc đang điều khiển tín đồ cầu kinh trong đền thờ ở Medina, thì hội đồng bầu cử lại một lần nữa bỏ qua Ali. Người được chọn lần này là Othman ibn Affan. Ông này cũng là người trở lại Hồi giáo sớm và là bạn đồng hành cùng với Muhammad trên đường chạy đi Medina. 

Trong thời gian Othman cầm quyền thì kinh Koran được hoàn chỉnh như hiện nay. Trước đó, phần lớn kinh Koran chỉ được các tín đồ của Muhammad nhớ thuộc lòng và giữ trong đầu. (Chính Muhammad thì lại thất học và mù chữ nên ông  không hề viết xuống). Một số người được chỉ định thu nhặt những lời kinh đó và viết lại thành sách dưới sự hướng dẫn của nhà học giả Hồi Giáo Zayd ibn Thabit.. 

Người Hồi Giáo tin rằng kinh Koran là chính lời của Kalimat Allah, không phải lời của Muhammad. Lời đầu tiên của kinh Koran là: Bism’illah ir-Rahman ir-Rahim, có nghĩa là “Nhân danh Allah, đấng bao dung và thương xót chúng ta”.

HỒI GIÁO CHIA RẼ VÌ QUYỀN  KẾ VỊ

Othman cai trị Hồi Giáo được 12 năm (644-656) thì bị ám sát chết ở Medina. Vụ ám sát này báo hiệu khởi đầu một cuộc tranh chấp cả về tôn giáo lẫn chính trị trong cộng đồng Hồi Giáo từ đó cho đến ngày nay. 

Sau cái chết của Othman thì quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo cuối cùng đã rơi vào tay Ali, chồng của Fatima, con gái Muhammad. Ali lúc này đã già và về hưu, sống như một học giả. Đối với những tín đồ theo ông thì Ali phải là người lãnh đạo Hồi Giáo đầu tiên, duy nhất và hợp pháp sau Muhammad. Nhưng đa số vẫn coi ông là lãnh tụ thứ tư. Tuy nhiên nhiều người vẫn cay đắng chống đối việc này. 

Đế quốc Hồi giáo lúc đó đã bị tổn thương vì những xung đột chính trị tôn giáo và nội loạn bạo động. Năm năm sau Ali cũng bị ám sát chết. Trước khi chỉ định một người con của Ali lên kế vị thì người cháu của Othman lúc đó đang đứng đầu Umayyad (Omayyad), một ngành của chi họ Koreish, nhảy ra nắm quyền. Hành động này đã gây nhiều tranh luận trong các phe phái là ai sẽ là người nắm quyền lãnh đạo một cách hợp pháp. 

Những người theo Ali cho rằng người lãnh đạo phải là con cháu của Ali vì  là họ hàng ruột thịt gần nhất của Muhammad. Phe này gọi là “Đảng của Ali” (tiếng Ả Rập là Shiat Ali hoặc SHIITES). Nhưng đa số lại cho rằng bất cứ ai cũng có thể được chỉ định làm lãnh đạo, không cần phải là giòng giõi gì cả. Phe này gọi là Hồi Giáo SUNNI, SUNNA nghĩa là “Đường” hoặc “Lối” của Muhammad. Trái ngược lại với phái Shiites, phái Sunni thường  chấp nhận sự cai trị của bất cứ vị lãnh đạo nào. 

Tiếp đó là bạo động xẩy ra vào năm 680 khiến con trai của Ali, tức cháu của Muhammad bị giết tại Karbala (Iraq bây giờ nằm trong vùng đất này) cùng với 72 người họ hàng thân thích và bạn đồng hành. Phái Shiites nghĩ rằng họ đã tử vì đạo.  Họ quyết tâm phấn đấu, gia tăng số tín đồ và họ đã trở nên lớn mạnh. Nhưng họ vẫn càng ngày càng cảm thấy cay đắng vì sự thắng thế của phe Sunni. Hận thù cứ thế tiếp tục cho đến ngày nay.

Phái Sunni chiếm đa số: 85% số tín đồ. Số còn lại là 25% thuộc phái Shiites / Shia. Mặc dù họ đồng ý với nhau về căn bản của Hồi giáo, nhưng về mặt chính trị, thần học và triết học thì quan niệm của hai phái khác biệt nhau rất nhiều. Nhưng vấn đề trở thành phức tạp hơn là phái Hồi giáo Shiites lại có khuynh hướng chia ra nhiều phe nhóm khác nữa.

Ngày nay, phái Shiites là lực lượng chủ động ở Iran và là một cộng đồng tôn giáo duy nhất lớn nhất ở Lebalon và Iraq. Sau vụ cách mạng bạo động quá khích ở Iran lật đổ vua Shah vào năm 1979, nhiều người nghĩ rằng phái Shiites sẽ có khuynh hướng khủng bố. Nhưng đa số những tên khủng bố chống Tây phương lại thuộc phe Wahhabi của phái Hồi giáo Sunni bắt nguồn ở Saudi Arabia từ thế kỷ XVIII.

Một trong những cái hay và hấp dẫn của Hồi Giáo là họ dựa vào Ummah tức là cộng đồng. “Mặc dù Hồi Giáo có nhiều phe phái và phong trào, nhưng tất cả các tín đồ vẫn gắn bó với nhau bằng một niềm tin chung và ý thức mình thuộc về một cộng đồng duy nhất”(Encyclopaedia Britannica, Vol.9, tr.912). Ý thức cộng đồng này chỉ mạnh mẽ trong 200 năm qua  khi Tây Phương còn nắm ưu thế. Thống nhất các lực lượng Ả Rập và Hồi Giáo là một ước vọng khẩn thiết của những người Hồi Giáo hiện nay trên thế giới. 

QUỐC GIA VĨ ĐẠI CỦA ISMAEL 

Sau khi Ali qua đời thì phe  Umayyads lại trở về qui chế cha truyền con nối,  lấy Damascus làm thủ phủ để điều khiển Hồi Giáo gần một thế kỷ cho đến năm 750. Trong thời gian này phần lớn các nước trong bán đảo Iberian (Y Pha Nho / Spain và Bồ đào Nha / Portugal) và phần còn lại của Bắc Phi Châu đã bị chinh phục.  Đi về hướng Đông, quân lực Hồi giáo quét sạch Trung Á hướng tới Ấn Độ và Trung Hoa. Trước khi kết thúc thời kỳ thống trị, Hồi giáo thiết lập một đế quốc rộng lớn hơn cả đế quốc La Mã, cải hóa cả triệu người trở lại Hồi giáo.

Phe Umayyads bị triều đại Abbasid thay thế, trong đó 37 vị lãnh tụ trụ trì tại đế đô Baghdad tuần tự thay nhau thống trị suốt năm thế kỷ (750-1258). Trong thời gian này, hầu hết các nước Âu Châu đang trong thời kỳ đen tối, bị những người Hồi Giáo thù nghịch cô lập mọi phía dọc theo biên giới, thì thế giới Hồi giáo có một nền văn minh vĩ đại. Họ đã biết cách bảo tồn văn chương và những nghiên cứu về thời thượng cổ, dẫn đầu thế giới về kiến thức và hiểu biết về toán học, hóa học, vật lý, thiên văn, địa lý và y khoa.

Như Chúa đã hứa cùng tổ phụ Abraham và Hagar từ nhiều thế kỷ trước là Ismael sẽ tạo dựng được  một “quốc gia vĩ đại” (Genesis 17: 20; 21: 18), một trong những đế quốc vĩ đại nhất mà thế giới chưa bao giờ thấy.

Tuy nhiên, cũng giống như mọi nền văn minh khác, triều đại Abbasid cũng đi đến chỗ kết thúc sau một thời gian suy đồi rồi tàn rụi. Trong thời gian này, vì chính quyền trung ương suy yếu dần nên Hồi Giáo cũng không còn thống nhất và đoàn kết với nhau nữa. Vấn đề này đã cản trở Hồi Giáo cho đến ngày nay. Thêm vào đó, một đòn chí tử đã đánh vào đế quốc Hồi Giáo là vào năm 1258 quân Mông Cổ ồ ạt tràn vào Baghdad, tàn sát dân chúng trong thành, giết chết vị lãnh tụ cuối cùng của Hồi Giáo. Đế quốc vĩ đại Hồi Giáo kết thúc ở đây. 

TRẬN CHIẾN THÁNH GIÁ DÀNH  LẠI ĐẤT THÁNH

Trong thời gian các lãnh tụ Abbasid trị vì thì một cuộc va chạm lớn đã xẩy ra giữa Hồi Giáo và Công Giáo Âu Châu. Khi đế quốc Hồi Giáo bành trướng vào bán đảo Iberian và toan tính chinh phục nước Pháp thì đã manh nha có xung đột giữa hai bên rồi. Nhưng cuộc chiến để lấy lại Jerusalem từ tay  Hồi Giáo vào ngày 15 tháng 7 năm 1099 mới thực sự khởi đầu cuộc tranh hùng dài giữa hai lực lượng tôn giáo này. 

Đoàn quân Thánh Giá khi chiếm được Jerusalem thì cướp bóc, hãm hiếp, ám sát và bắt dân chúng trong thành làm nô lệ trong nhiều đợt. Đền thờ Hồi Giáo Dome of the rock bị chiếm và biến thành một thánh đường. Hình lưỡi liềm của Hồi giáo trên đỉnh đền thờ được thay thế bằng cây thánh giá. Người Hồi giáo tức giận căm thù, thề sẽ lấy lại Jerusalem bằng mọi giá.

Mãi cho đến ngày 2 tháng 10 năm 1187, dưới sự chỉ huy của tướng Saladin (Salah ad-Din có nghĩa là “Niềm tin chính đáng”), hoàng đế của Ai Cập và Syria, lực lượng Hồi Giáo mới có thể lấy lại quyền kiểm soát Jerusalem. Saladin tuyên bố thánh chiến / jihad để lấy lại Palestine từ tay kẻ thù. 

Cây thánh giá vàng ở trên đỉnh đền thờ Hồi Giáo Dome of the Rock đã được thay thế bằng huy hiệu lưỡi liềm của Hồi Giáo. Nhưng Saladin đã không tìm cách trả thù. Ông đối xử với kẻ thù cả quân lính lẫn thường dân bằng lòng bao dung tử tế, trái ngược với thái độ của đoàn quân Thánh Giá. 

Qua thế kỷ khác, đoàn quân Thánh giá đã nhiều lần đánh chiếm lại Jerusalem từ năm 1229 đến 1239 và từ 1243 đến 1244. Nhưng cuối cùng cũng phải để lại đất Thánh cho Hồi Giáo. Mãi cho đến năm 1917, thời thế chiến I, người Kitô giáo Tây phương mới lại có thể tái chiếm Jerusalem và, lần này họ chỉ kiểm soát được Jerusalem có 3 thập niên mà thôi.

SỰ CHỖI DẬY CỦA ĐẾ QUỐC OTTOMAN

Sức mạnh kế tiếp ở trong vùng lúc bấy giờ là Thổ Nhĩ Kỳ thuộc đế quốc Ottoman. Họ kiểm soát được Constantinople vào năm 1453 và cuối cùng đã tiêu giệt được Byzantine đang lúc suy thoái, một đế quốc đã được La Mã xây dựng từ hơn ngàn năm trước. Người Thổ nhĩ Kỳ là dân Hồi Giáo nhưng không phải là dân Ả Rập, đã kiểm soát Jerusalem vào năm 1517 và đã thống trị cả Trung Đông trong vòng 4 thế kỷ . 

Đế quốc Ottoman đã bành trướng nhanh chóng tới vùng Đông Nam Âu Châu và đã có lần đến tận cửa ngõ của Vienna thì bị đánh bật ra vào cuối thế kỷ XVII. Tiếp theo đó vào thế kỷ XIX, đế quốc Ottoman cũng đi vào thời kỳ suy tàn.  Những quốc gia trong vùng Balkans và Bắc Phi cũng tách ra khỏi sự đô hộ của Ottoman. 

Người Ả Rập nổi sùng vì bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị đã đứng lên dành độc lập, lấy lại những ngày xưa huy hoàng.

N.B. Những người con của Ismael sẽ được đề cập đến nữa trong những bài sau.

                                                     ****

NGƯỜI DO THÁI HỒI HƯƠNG VÀ TÂN QUỐC GIA ISRAEL 

Trong thời gian tiên tri Muhammad thuyết giảng về Hồi Giáo thì dân Do Thái không có tổ quốc cả năm thế kỷ. Họ nổi dậy chống lại sự đô hộ của đế quốc La Mã vào năm 66 sau Công nguyên., một cuộc nổi loạn mà La Mã phải mất bốn năm trời mới đè bẹp được. Sau đó thành Jerusalem bị phá hủy. 

Sau cùng lại một cuộc nổi loạn nữa (Bar-Kakhba) xẩy ra từ năm 132 đến 135. Lần này thì thành Jerusalem bị san bằng bình địa. La Mã cho xây lại một thành phố mới trên hoang tàn đổ nát và đặt tên là Aelia Capitolina, đồng thời cấm không một người Do Thái nào được đặt chân bén mảng tới, nếu không sẽ bị chết. Quốc gia Do Thái lúc đó không còn nữa; và nó cũng không còn hiện hữu cho đến giữa thế kỷ XX.

Sau hai cuộc nổi loạn thất bại, những người Do Thái còn sống sót chạy trốn đến Judea và những nơi khác trong đế quốc La Mã hay bôn tẩu xa hơn nữa đi khắp mọi nơi. Từ năm 638 đến 1917 Jerusalem nằm dưới sự cai trị của Hồi Giáo một thời gian ngắn trong thời kỳ Thánh Chiến.

Sống rải rác trên khắp thế giới, bị chính quyền La Mã truy nã ngược đãi, không được bình đẳng, mất tự do, bị xua đuổi khỏi những nơi mình đang định cư sinh sống, phải lang thang nơi này nơi đó, dân Do Thái phải chịu biết bao là  gian nan cơ cực cả hàng thế kỷ. Họ khao khát ước mơ ngày trở về quê cha đất tổ.

Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX, dân Do Thái mới bắt đầu trở về khi phong trào Do Thái (Zionism) phát khởi. Lúc đó đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đang thời kỳ suy thoái, những người Do Thái lưu vong hồi hương trở về kết hợp với những người ở lại. Họ xum họp kết nghĩa với nhau, sinh con đẻ cái  tăng thêm dân số và phát triển đất nước.

Năm 1917, sau khi đế quốc Ottoman Thổ nhĩ Kỳ bại trận thì toàn vùng thuộc quyền kiểm soát của Anh quốc. Trong vòng một năm, chính phủ Anh loan báo tuyên cáo Balfour (tên vị ngoại trưởng Anh quốc lúc bấy giờ) hứa cho dân Do Thái một quốc gia / tổ quốc ở Palestine; đồng thời khuyến khích dân Ả Rập nổi loạn chống lại đế quốc Ottoman lúc bấy giờ đang đứng về phe Đức trong thế chiến I và  cũng hứa cho dân Ả Rập một quốc gia riêng và được độc lập. Đây là hai lời hứa chõi nhau  có thể gây bạo động.

Trong ba mươi năm dưới sự cai trị của Anh quốc, dân Do Thái trong vùng tiếp tục tăng dân số đã trở thành mối đe dọa cho dân Ả Rập địa phương. Đụng chạm giữa hai sắc dân càng ngày càng trở nên thường xuyên. Dân Do Thái chống đối sự cai trị của Anh quốc và những xung đột dân sự khó có thể phân giải đã khiến Anh quốc phải rút lui để cho Liên Hiệp Quốc dàn xếp vấn đề Palestine. Năm 1947 Liên Hiệp Quốc đưa ra nghị quyết 181 chia Palestine (đang dưới quyền cai trị của Anh quốc) làm hai: một cho Do Thái, một cho  Ả Rập. Riêng Jerusalem thì thuộc quốc tế do Liên Hiệp quốc quản trị. Do Thái đồng ý giải pháp này, nhưng dân Ả Rập và các quốc gia Ả Rập phản đối không chấp nhận.

Quốc gia Israel của người Do Thái đã được công bố chiều ngày 14-15 tháng 5 năm 1948 với dân số ½ triệu người. Ngay sau đó, Israel bị tấn công bởi 5 nước Ả Rập là Lebalon, Syria, Saudi Arabia, Jordan và Ai Cập. Israel đã toàn thắng, nhưng bạo động lại liên tiếp xẩy ra cộng với những trận chiến vào những năm 1956, 1967, 1973, 1982 và mới đây nhất hồi tháng 7 năm 2006. Sự căm phẫn hận thù của dân Ả Rập đối với Do Thái vẫn còn đó không giải quyết được. Quốc gia Do Thái vẫn không được an toàn trong một vùng đầy rối loạn và  thù hận.

Hiện nay, phần lớn dân Do Thái vẫn còn sống ở ngoài quê hương Israel của họ; đa số ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Nga Sô.

Pace Island, Florida

NTCanh

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!