Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
ISRAEL LIỆU CÓ THỂ SỐNG CÒN ĐƯỢC KHÔNG?

  

Israel là một nước rất nhỏ so với diện tích thế giới, nhưng nó lại là mục tiêu tấn công của rất nhiều kẻ thù. Một vài nước lại công khai đe dọa sẽ quét sạch Israel khỏi mặt địa cầu. Tuy còn non trẻ, mới tái lập quốc được 50 năm, nhưng Israel cho đến giờ vẫn tồn tại, có thể nói, một cách rất oai hùng.

 

Chúng ta thử tìm hiểu xem Israel còn sống được bao lâu nữa theo như những lời ghi chép trong Kinh Thánh?

________________________

 

 

Adolf Hitler đã hoành hành phá hoại phần lớn Âu Châu từ cuối thập niên 1930 cho đến 1945, nhưng khi thăm dò ý kiến dân Âu Châu xem nước nào trên thế giới hiện nay bị đe dọa hòa bình thế giới nhiều nhất thì có tới 60 % người trả lời nói là Israel.

 

Hiện nay vẫn còn rất nhiều nước, ngay cả những nước đã từng bị Đức Quốc Xã chiếm đóng phá hoại cũng từ chối, không chấp nhận Israel là một quốc gia hợp pháp. Chúng ta có thể tìm thấy bằng cớ rất dễ dàng trên báo chí, nơi hội nghị, những lời tuyên bố kêu gọi hủy diệt Israel bởi những nước Ả Rập thù nghịch của Do Thái.

 

Tổng Thống Mahmound Ahmadinejad của Iran có lẽ là người lớn tiếng nhất chống đối Israel. Hãy nghe ông tuyên bố: “Israel phải bị quét sạch khỏi bản đồ thế giới” (2005). “Chế độ / chủ nghĩa Zion là chủ nghĩa đầu tiên cần phải hủy giệt….Israel như một cây khô đã mục nát, chỉ cần một cơn bão là bị tiêu tan” (2006). “Hoa Kỳ và chế độ Zion của Israel chẳng bao lâu nữa sẽ phải chết” (2007), và “những cường quyền trên thế giới đã tạo ra con vi trùng dơ dáy là cái chế độ Zion này, nó đang bám vào những quốc gia ở trong vùng như một con hoang thú” (2008).

 

ISRAEL CÓ THỂ TỒN TẠI ĐƯỢC SAU TRẬN CHIẾN NGUYÊN TỬ KHÔNG?

 

Ngày 14-12-2001, trong một bài nói truyện, ông Hashemi Rafsanjana, lúc đó còn là tổng thống Iran, một vị lãnh đạo Hồi Giáo được coi là ôn hòa, cũng đã công khai đe dọa tấn công Israel bằng nguyên tử: “ Nếu một ngày nào đó thế giới Hồi Giáo có trang bị khí giới hạch nhân như Israel hiện có bây giờ….thì chỉ cần một trái bom nguyên tử là có thể quét sạch mọi sự ở Israel. Tuy nhiên nếu bị đánh trả thì thế giới Hồi giáo sẽ chỉ bị tổn thương  thôi,  không thể bị tận diệt được”.

 

Suzanne Fields, một nhà báo Hoa Kỳ, đã tóm ý của Rafsanjani như sau: “Nếu có một cuộc chiến nguyên tử qua lại giữa Iran và Israel thì Iran chỉ mất 15 triệu người, số người hy sinh này quá nhỏ đối với cả tỷ người Hồi Giáo trên khắp thế giới để đánh đổi 5 triệu người Do Thái Israel”. (Confronting the New Anti-Semitism,” The Washington Times, July 25, 2004).

 

Nói cách khác, ông ta tin rằng hy sinh 15 triệu người Hồi Giáo là một điều rất xứng đáng để đánh đổi và quét sạch 5 triệu người Do Thái ở Israel khỏi mặt địa cầu. Lúc đó Hồi Giáo còn cả tỷ người trên khắp thế giới, nhưng Do Thái chỉ còn ít người sống sót ở những quốc gia khác. Lúc đó không còn nước Israel nữa.

 

Thật chỉ những kẻ có máu lạnh mới dám nghĩ và lý luận tính toán như vậy. Mà đúng ra chỉ một mình Israel là nước không thể chịu đựng nổi một loại chiến tranh hạch nhân như thế. Cuộc chiến như vậy dĩ nhiên cũng làm tổn thương Iran, nhưng thế giới Ả Rập không thể bị hủy diệt hoàn toàn được. Trái lại Israel thì không thể sống sót / tồn tại được.

 

Nếu một cuộc chiến như vậy xẩy ra, chỉ về mặt địa dư, thì giữa Iran và Israel đã có một bất cân xứng quá lớn: 80 so với 1. Đây là một yếu tố rất quan trọng: Diện tích Israel thì quá nhỏ và ngắn so với một diện địa rộng mênh mông của các nước Ả Rập; tổng cộng lại thì diện tích các nước Ả Rập lớn hơn Israel 650 lần.

 

Nói cho cùng ra chỉ cần một hoặc hai trái bom nguyên tử là Israel trở thành bình địa, không một sinh vật nào có thể sống sót, tất cả đều bị hủy diệt cho đến cả nhiều thế hệ về sau. Thật là một thảm họa vô lương không thể nào tưởng tượng được đã xẩy ra trên thế giới, đánh vào một quốc gia đã đóng góp cho thế giới biết bao nhiêu là công sức về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nhân bản !

 

Đó là một tư tưởng kinh tởm mong muốn một thế giới không có Israel. Tuy nhiên đó chính là điều mà nhiều người trong số những kẻ thù của Israel dòng dã trong suốt chiều dài lịch sử đã cố công nhắm tới để đạt cho được. Chúng ta hãy nghe bài ca kêu nài cầu khẩn lên Thiên Chúa của nhạc trưởng Asaph của vua David được viết ra từ 3000 năm về trước:

 

                       “Lạy Thiên Chúa! Xin đừng yên lặng nữa,

                       “Xin hãy ra tay, đừng làm thinh nữa, lạy Chúa!

                       “Vì kìa kẻ thù Chúa đang gào thét,

                       “Những kẻ ghét thù Chúa đang hung hăng,

                       “Chúng âm mưu bàn kế hại dân Người…”

 

Chúng nói:“Nào, hãy đến, hãy trừ diệt dân tộc chúng đi

                   Để cái tên Israel chẳng còn ai nhớ đến” (Ca Vịnh 83: 1-4)

 

Kinh Thánh quả đã diễn tả đúng mục tiêu và tình trạng của thế giới ngày nay.

 

Chỉ ít câu như vậy cũng đủ diễn tả bản chất hung hãn và tàn bạo của kẻ thù đang bày binh bố trận chống lại Israel.  Đối chiếu với lịch sử hiện tại đang xẩy ra, những ca vịnh này cho thấy những quốc gia láng giềng đều là kẻ thù của Israel: “ Chúng âm mưu bàn kế với nhau để hãm hại Người” (câu 5).

 

Sau trận chiến ở kinh đào Suez năm 1956, một Liên Hiệp Cộng Hòa Thống Nhất Ả Rập giữa Ai Cập và Syria đã được thành lập, nhưng cũng không tồn tại được bao lâu. Hiện nay thì lại có một Liên Hiệp những nước Hồi Giáo thù nghịch đang bao vây chung quanh Israel?

 

Câu 6 và 7 trong ca vịnh 83 cho biết tên cũ xa xưa của những dân tộc láng giềng của Israel. Rõ ràng là Israel luôn luôn bị quấy phá, hãm hại bởi những quốc gia láng giềng.

 

NHỮNG ÁP LỰC ĐÈ LÊN ISRAEL

 

Quốc gia Israel đang ngày đêm  phải cố gắng bảo tồn sự hiện diện của mình trước những quấy phá bởi những lực lượng thù nghịch Ả Rập dưới muôn hình vạn dạng khủng bố và gần đây thì liên tục lãnh những trái rocket và đại pháo bắn vào miền Nam, bây giờ lại bắn  đến tận thành phố duyên hải Ashkelon nằm giữa Gaza Strip và Tel Aviv.

 

Nhóm khủng bố Hamas hiện nay đang kiểm soát Gaza thì dĩ nhiên phải chịu trách nhiệm về những trận mưa rocket bắn vào Israel. Đây là một phong trào kháng chiến Hồi Giáo được thành lập năm 1987, rất “nổi danh” về ôm bom tự sát. Chủ trương của Hamas đã nêu rõ ràng là: “Không có giải pháp cho vấn đề Palestine trừ phi nó được giải quyết bởi thánh chiến / Jihad” và “Israel sẽ hiện diện và sẽ tiếp tục hiện diện cho đến khi Hồi Giáo sẽ tận diệt nó”.  Rõ ràng là Hamas đã thề nguyện tiêu diệt Israel cho bằng được.

 

Sử gia Anh Martin Gilbert đã tóm lược những khó khăn mà Israel gặp phải từ ngày tái lập quốc: “Cộng đồng Israel đã và đang phải đối diện với đủ thứ áp lực chồng chất đến từ mọi quốc gia, một thứ áp lực liên tục và nặng nề về di dân; đã phải chịu đựng năm cuộc chiến tranh; những pha tấn công bất ngờ và tàn ác của kẻ thù khủng bố, và gần đây nhất lại có trò ôm bom tự sát; luôn luôn bị mặc cảm cô lập ám ảnh và nỗi khốn khổ của một quốc gia nhỏ bé, mỗi thế hệ đều có người thân yêu ra đi vì chiến tranh, chết vì khủng bố tấn công”.

 

“ Israel là quốc gia duy nhất không phải là chỉ trong ba thập niên đầu từ khi lập quốc đã bị bao vây bởi những kẻ tử thù, mà còn là một quốc gia, mặc dù chiến thắng oai hùng trận chiến năm 1967, nhưng vẫn phải chia đất cho những dân tộc khác, cho chính kẻ thù của mình” (Israel: A History, 1999, p.xxi).

 

Israel còn là một quốc gia mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi những quá khứ kinh hoàng của những lò sát sinh với sáu triệu người Do Thái đã bị giết thảm bởi Đức Quốc Xã. Nhân dân Do Thái của quốc gia này vẫn ngày đêm phải chứng kiến đồng bào mình cả nam lẫn nữ cũng như con cháu họ chưa được diễm phúc nhìn ánh sáng mặt trời đã phải ra đi không trở lại cùng với biết bao tài năng và nguồn lực có thể cống hiến cho quốc gia đất nước họ trở thành phồn vinh, dân tộc họ giàu sang hạnh phúc.

 

Đâu có phải tại lỗi của họ mà họ cũng phải chịu cảnh kỳ thị ghét bỏ tàn ác cùng cực nhất của thế kỷ 20 này. Sáu triệu cây (the “Forest of Martyrs / Rừng Tử Đạo”) đã được trồng lại trên những ngọn đồi ở Judea để đặc biệt tưởng nhớ đến những nạn nhân của trại tập trung và lò sát sinh. Nhưng sự thù nghịch của Nazi Đức Quốc Xã (1933-1945) thời đệ III đế quốc (Đức) lại được tiếp nối bởi khối Ả Rập và Hồi Giáo thù hận cũng ác độc kinh hồn không kém.

 

Barbara Tuchman, một sử gia Hoa Kỳ cận đại đã viết: “ Ả Rập là một dân tộc có vẻ duyên dáng, hấp dẫn, tính tình thân thiện và lịch thiệp đối với khách lạ, con người có tư cách lại có tính khôi hài. Nhưng đứng trước vấn đề Israel thì họ lại tỏ ra hoàn toàn  ngờ vực nghi kỵ. Hình thể quốc gia Israel không thấy hiện diện trên những bản đồ của dân Ả Rập” (Practicing History, 1981, p.128).

 

Israel đã và đang phải đương đầu với nhiều cuộc chiến để sống còn với những quốc gia Ả Rập ở chung quanh kể từ ngày lập quốc từ năm 1948 đến nay. Ngày nay quốc gia nhỏ bé này vẫn còn phải thường xuyên chống đỡ những cuộc khủng bố rất tàn nhẫn do phong trào  Hez-bollah ở Lebanon và Hamas ở Gaza.

 

Tuy nhiên Israel vẫn tiếp tục sống mạnh và phát triển vượt bực.

 

NHỮNG LỢI ĐIỂM CỦA ISRAEL

 

Bàn về Israel thì không nên chỉ có nói một phía. Barbara Tuchman đã nhận xét về lịch sử Israel như sau: “Vì hàng ngày phải gánh chịu biết bao nhiêu là bất ổn xáo trộn, Israel đã quyết tâm muôn người như một luôn luôn tâm niệm điều duy nhất là SỐNG CÒN. Họ luôn luôn bị truy nã  theo đuổi mặc dù bị lưu đầy khắp bốn phương trời, nhưng vẫn quyết tâm mong ngày trở về xum họp làm thành một quốc gia độc lập góp mặt với thế giới, trên cùng một mảnh đất quê hương của cha ông từ ngàn xưa, với cùng một danh xưng (mặc dù tên Judah không còn được chính xác cho lắm), với cùng một tôn giáo, cùng một ngôn ngữ mà họ đã có từ ba ngàn năm trước.

 

Họ đã ý thức quyết tâm phải hoàn thành mệnh sử. Họ biết rằng bây giờ là lúc không thể lẩn trốn mà phải chịu đựng” (p.134) It is conscious of fulfilling destiny. It knows it must not go under now, that it must endure. Thực vậy, Thiên Chúa đã có một mục đích rất vĩ đại về một tân quốc gia Israel là để hoàn thành / ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh về những ngày tận cùng của thế giới.

 

Martin Gilbert đã nhận xét: “Mặc dù phải đối diện với quá nhiều bất trắc và xáo trộn, Israel vẫn quyết tâm giữ vững ý chí là phải thành công và hưng thịnh để bảo tồn cuộc sống hàng ngày hùng tráng và đầy đủ, để đánh tan những chỉ trích nhận xét đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong cho rằng những khó khăn đó là không thể giải quyết được” (tr. xiii).

 

Chính quyền Hoa Kỳ vẫn luôn luôn yểm trợ Israel trong suốt 60 năm lịch sử lập quốc. Nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục Hoa Kỳ William Benett đã viết: “Chúng ta ủng hộ Israel bởi vì Israel là ngọn hải đăng của Tự Do và Hy Vọng cho thế giới nói chung, và còn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Đông…..Israel đã giữ vững niềm tin và lời hứa khi lập quốc vào năm 1948, một lịch sử lập quốc giống Hoa Kỳ hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới” ( “Why I Stand With Israel”, Alan  Dershowitz, editor, What Israel Means to Me, 2006, tr. 39).

 

Thủ Tướng đầu tiên của Israel khi mới lập quốc là David Ben-Gurion (1886-1973) đã gọi dân Israel là “dân tộc đầy tài năng”.  Nhưng thế nào là Tài Năng? Shulamit Aloni, phát ngôn viên về nhân quyền của Israel, cựu nghị sĩ Israel (Knesset) đã nói về cái Tài Năng đó như là một kho tàng về Luân Lý, Kiến thức, Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa hoc, Văn chương, Cởi mở, Lắng nghe và Kính trọng tất cả mọi người nam cũng như nữ, cả trẻ nít là những con người được sinh ra tự do và được cấu tạo giống như hình ảnh của Thiên Chúa” (tr. 23).

 

NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI CỦA ISRAEL VỀ ĐỊA DƯ

 

Bennett đã đưa ra một khẳng định có giá trị và khá chính xác  “Chúng ta không thể không để ý đến vấn đề là nếu Israel thua cuộc chiến khủng bố thì Israel sẽ không thể tồn tại đươc” (tr.41).

 

Tuy nhiên không phải tất cả mọi kẻ thù đều là những tên chuyên môn rình rập tấn công bất ngờ bằng quân sự. Chỉ có vấn đề đất đai, vị trí và kích thước của Israel là tối ư quan trọng mà các nhà lãnh đạo Israel đang  ưu tư rất nhiều. Cả về cái căn tính Do Thái cũng bị đe dọa ở ngay trong chính quốc gia họ.

 

Israel Harel, sáng lập viên Hội Đồng của Cộng Đồng Do Thái ở Judea cũng đã viết trên tờ Ha’aretz, một tuần báo tiếng Do Thái rất đông độc giả nói về sự đe dọa đó: “….Ở chính trong nội địa Israel cũng có một đám thiểu số khá đông là dân Ả Rập, chừng 20% tổng số dân số, khoảng 30% những người chỉ học tới lớp 1 tiểu học, cũng thù ghét giống Do Thái, và đôi khi thù ghét ngay cả chính sự hiện hữu của Israel là quốc gia của người Do Thái. Đám thiểu số này vẫn nhận mình là một phần của dân tộc Palestine. Đa số dân Ả Rập hiện sinh sống tại Israel vẫn xác nhận mình là giống Ả Rập, cùng với dân tộc của họ đang chiến đấu một cuộc chiến khủng bố tàn bạo không hạn chế chống lại Israel” (“The Image and Significance of Contemporary Zionism,” Jewish Quarterly, Winter 2007, tr. 52).

 

David Ben-Gurion, một nhà ái quốc có lẽ vĩ đại nhất của Israel hiện đại cũng nhấn mạnh đến cái căn tính Do Thái ở trên phần đất tổ. Ông đã nói tại buổi họp của quốc hội đảng Do Thái Zionism lần thứ XX  ở Zurich, Thụy Sỹ năm 1937 là: “ Không một người Do Thái nào có quyền chịu thua bỏ cuộc việc thành lập một quốc gia Do Thái trên phần đất tổ của mình. Không một cá nhân, một đoàn thể Do Thái nào, ngay cả toàn thể dân tộc Do Thái hiện đang sống còn này cũng không có quyền nhân nhượng bất cứ một phần đất nhỏ nào của đất tổ” (trích bởi Harel, tr.56).

 

Tuy nhiên Mortimer Zuckerman, chủ bút báo US News and World Report đã cho ta biết “Chính Yasser Arafat đã tuyên bố rằng tất cả phần đất Palestine trong đó gồm tất cả đất đai hiện Israel đang nắm giữ đều là ‘đất thánh’, tức là gia sản của Hồi Giáo bất khả phân chia và không thể vất bỏ đí được” (“Denial and Hope in the Mideast,” Oct.8,2007).

 

Vậy thì liệu chúng ta có thể nắm được hết ý nghĩa của những sự tranh chấp đất đai này cùng với những hậu quả có tính cách quyết định về lịch sử ở hiện tại và tương lai không?

 

Nhà báo Melanie Phillips ở Luân Đôn đã viết như sau: “Trước thời kỳ xẩy ra vụ lò sát sinh, thế giới đã quyết định là dân Do Thái phải trở về quê cha đất tổ của mình ở Palestine -gồm phần đất bây giờ thuộc Israel, Jordan, West Bank và Gaza-  bởi vì chủ quyền của họ trên những phần đất này đã quá rõ ràng.  Điều đó không phải chỉ dựa vào những lời hứa đã ghi trong kinh thánh, mà vì nó đã là quốc gia của người Do Thái cả hàng trăm năm rồi, nhiều thế kỷ trước khi có sự hiện diện của Hồi Giáo” (The Jewish Chronicle, Nov.11, 2007).

 

Nhưng nhiều nhà quan sát Âu Châu lại muốn quốc gia Israel vứt bỏ cái căn tính Do Thái của mình đi. Chẳng hạn, theo như bà Melanie Phillips thì “Đa số dân chúng Anh không còn tin rằng dân Do Thái có quyền đòi lại phần đất đó”. Theo cái nhìn của bà thì những ai còn tin tưởng như vậy thì “cần phải điều chỉnh lại” (ibid).

 

Nhưng người ta tự hỏi dù đã phải nhượng một phần đất quê hương như vậy, liệu Israel có thể có được một nền hòa bình thực sự với những nước láng giềng hay không?

 

NHƯỜNG ĐẤT VÌ HÒA BÌNH

 

Những nhà lập quốc đầu tiên của Israel như David Ben-Gurion và Levi Eshkol tất cả đều bắt đầu từ quan niệm đó.  Một nhà tân trí thức Israel đã đưa ra tư tưởng là phải chứng tỏ cam kết ước muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để kiến tạo hòa bình. Nhường đất vì Hòa Bình đã trở thành một khẩu hiệu mới. Từ bỏ Gaza xem ra là một ý tưởng rất hay. Nhưng khi một chính thể được thiết lập gọi là dân chủ ở Gaza thì đồng thời lại đẻ ra phong trào kháng chiến Hamas, và bắt đầu từ đó liên tục mưa pháo rockets vào dân Israel ở vùng biên giới phía Nam của Israel.

 

Yossi Klein Halevi, một hội viên kỳ cựu của trung tâm Shalem ở Jerusalem đã viết trên tờ Los Angeles Times rằng phong trào (Intifada 1987-19920) Palestine Ả Rập ở Gaza, West Bank nổi lên phản đối Israel chiếm đất của họ đã khiến “một khối dân Israel cảm thấy mình đã làm quá đáng nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ nguy hiểm nào miễn là có được hòa bình”. Việc này dẫn đến tình trạng là “đa số dân Israel nghĩ đến chuyện nhượng bộ mà trước kia không bao giờ có ai dám nghĩ đến là rút lui ra khỏi West Bank và Gaza đồng thời còn muốn phân chia cả Jerusalem nữa” (“The End of the Guilty Israelis”, March 2, 2008).

 

Thế là vào cuối năm 2005 Israel rút lui ra khỏi Gaza Strip đã chiếm được từ tay Ai Cập trong trận chiến 6 ngày năm 1967 và trao trả cho chính quyền  Palestine. Nhưng vài tháng sau đó, phong trào kháng chiến Hamas đã bất ngờ thắng trong cuộc bầu cử để rồi bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại quân đội trước kia của phong trào giải phóng Palestine Fatah. Từ đó những tỉnh ở phía Nam Israel gần đấy thường xuyên cứ bị pháo kích từ phần đất mà Israel đã nhường trả lại cho Palestine.

 

Halevi mô tả Hamas là một nhóm khủng bố mà chủ trương là kêu gọi tiêu diệt Israel và chiến đấu chống lại Do Thái trên khắp thế giới, và những màn tấn công khủng bố chỉ là những tác động nhỏ trong bước đầu tham vọng diệt chủng của họ mà thôi…Gaza đã là  trường hợp trắc nghiệm về cuộc lùi bước của Israel, nhưng thử nghiệm đó đã mang lại một tai họa cho Israel”.

 

Halevi cũng đưa ra nhận xét,  “Nếu như dân Gaza khi nhận được mảnh đất mới đã tự trị, tỏ ra có thiện chí xây dựng hòa bình thì chắc chắn công luận Israel cũng sẵn sàng yểm trợ những đàm phán cụ thể về việc rút lui khỏi West Bank”. Nhưng khi trao trả Gaza thì lại được đáp ứng bằng những đạn lửa từ đó nhả ra thì việc trao trả West Bank xem ra không còn là “củ cà rốt” có hiệu quả trong việc tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài giữa hai dân tộc Israel và Palestine nữa.

 

Cũng phải nhận thức rằng “từ thời đại Kinh Thánh cho đến năm 1948, West Bank gồm có thị trấn Jerusalem cũ (trong đó có Bức Tường ở Hướng Tây) và  Hebron (ở đó có mộ của các tổ phụ kinh thánh cả nam lẫn nữ) đã là một phần lãnh thổ của Israel” (Gush Emunim, “West Bank Versus Judea and Samaria,” Jewish  Literacy, 2001, p.343).

 

Xem vậy đủ biết Israel Do Thái đã làm chủ biết bao nhiêu là đất đai. Họ đã nhận ra rằng West Bank một khi đã nằm trong tay dân Palestine thì rất có thể sẽ trở thành bàn đạp, căn cứ địa để phóng hỏa tiễn tấn công vào thị trấn Jerusalem và những vùng phụ cận.

 

NHẬN ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG ANH TONY BLAIR

 

Mùa hè vừa qua, “Ủy Ban Hỗn Hợp 4 Bên” gồm Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Nga Sô đã chỉ định nguyên thủ tướng Anh Tony Blair làm đặc sứ ở Trung Đông. Ông Blair đã phải mất rất nhiều thời giờ nghiên cứu vấn đề tại chỗ mới có thể hiểu được những khó khăn trắc trở và bất trị ở trong vùng một cách tường tận và sâu xa hơn.

 

Ông nói: “Bây giờ thì tôi hiểu rõ những khó khăn ở đây nhiều hơn là khi tôi còn làm thủ tướng. Vì cơn ác mộng kinh hoàng mà Israel đã phải chịu sau khi rút khỏi Gaza, tôi rất ngần ngại đề nghị nhường West Bank cho Palestine”.

 

Công thức “Nhường-Đất-Vì-Hòa-Bình” dùng làm căn bản cho những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Ả Rập đã cho thấy là thất bại qua vụ Gaza. Bây giờ thì ông Blair đã nhận thấy rằng yếu tố quyết định để có hòa bình là ở cái “đặc tính của phần đất dành cho dân Palestine…….Sẽ không có được đặc tính đó nếu phần đất đó không có một chính phủ để quản trị và điều hành…..Và nếu có ai nói với anh khác đi là họ đã phỉnh gạt anh rồi đấy”  (trích bởi Mortimer Zuckerman, “The Elusive Mid-East Peace, U.S. News and World Repart, Jan.17, 2008).

 

Một thủ tướng, nhất là thủ tướng nước Anh khi nhận định về thế giới Ả Rập mà tuyên bố như vậy thì thật quả là rất quan trọng.

 

ĐE DỌA TRẦM TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI  ISRAEL

 

Trong số những đe dọa hiện có do tổ chức kháng chiến Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon, dân Palestine và cả Syria nữa thì đâu là mối lo ngại nhất đối với chính quyền Israel?

 

Điều nguy hiểm nhất là Iran cương quyết chế tạo khí giới nguyên tử và quyết tâm quét sạch Israel khỏi bản đồ thế giới. Vào giữa tháng 2 vừa qua, thủ tướng Israel Ehud Olmert đã gặp thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin để đàm luận song phương về chuyện nguyên tử của Iran. Theo tờ International Herald Tribune  thì ông Olmert đã nói là “Iran vẫn còn đang tìm cách chế tạo khí giới hạch nhân và ông đã kêu gọi thế giới hãy ngăn chặn Teheran đừng để họ tiếp tục chế tạo khí giới nguyên tử nữa”. Ông còn cho hay: “Israel ‘biết chắc’ rằng dân Iran đã đang ‘lén lút’ chuẩn bị chương trình sản xuất năng lượng nguyên tử ‘rất quan trọng’”(Feb.13, 2008).

 

Điều đó có vẻ phù hợp với bản tin do cơ quan tình báo Mỹ đã đưa ra nhiều tháng trước đây: “Chúng tôi tiên  đoán  khá chính xác là vào mùa thu 2003, Teheran đã gấp rút hoàn thành chương trình chế tạo khí giới hạch nhân”. Nhưng báo chí lại tỏ ra nghi ngờ về những bản tin như vậy.

 

Mới đây Hội Đồng An Ninh LHQ đã thông qua một quyết định phản đối Iran về việc chế tạo võ khí nguyên tử với số phiếu 14-0, nhưng đối với những nhà quan sát chuyên nghiệp và kinh nghiệm thì đó chỉ là  một loại  nhắc nhở / khiển trách nhẹ mà thôi.

 

Theo báo The Wall Street Journal thì: “Trong khi đó, Iran vẫn coi thường khuyến cáo của Hội Đồng An Ninh LHQ là phải ngưng chương trình phát triển Uranium. Nên nhớ là sản xuất đủ số lượng chất liệu uranium là một trong ba yếu tố chính và cần thiết của bất cứ một chương trình chế tạo khí giới nguyên tử nào. Ba yếu tố này đã được ghi ở phần chú thích ở cuối bài nhận định của Cơ quan An Ninh quốc gia Hoa Kỳ (NIE) vào tháng 12 và nói rằng Iran đã ngưng chương trình làm võ khí nguyên tử vào mùa Thu năm 2003 rồi.

 

“Bản nhận định của Cơ quan An Ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng không đả động gì đến yếu tố thứ hai của chương trình chế tạo khí giới nguyên tử của Iran là chương trình phóng hỏa tiễn. Thay vào đó lại nói là Iran đã ngưng công tác nghiên cứu khí giới trên không weaponization mà theo các chuyên viên thì đây là phần ít quan trọng nhất trong chương trình chế tạo võ khí nguyên tử”.(“Irresolution on Iran,” March 10, 2008).

 

Mặc dù tờ Nwesweek trong phần quan điểm cho rằng Chủ nghĩa Phát xít Hồi Giáo không còn là mối đe dọa nguy hiểm nữa, nhưng lại trích dẫn lời Tổng Thống Bush nói là: “Chính quyền Iran đang cố gắng tiêu diệt Israel”. Đồng thời cũng nhắc lại việc ông Tony Blair “so sánh Iran với sức mạnh Phát Xít ở thập niên 1930”. (Newsweek-Nov.19, 2007).

 

Dĩ nhiên đe dọa của Iran đối với Israel sẽ nặng nề hơn là Hoa Kỳ và Anh Quốc, bởi vì Iran ở gần Israel hơn và vì Israel chính là đất hứa như đã nói trong Kinh Thánh.

 

CHIẾN TRANH SAU CÙNG ĐANG SẮP SỬA TỚI SẼ GHÊ GỚM HƠN NHIỀU

 

Dĩ nhiên chúng ta cũng phải để ý đến những lời trong kinh thánh để có một cái nhìn phổ quát về Israel. Thực vậy, ta không thể bàn về lãnh thổ của Israel mà không để ý đến lời Chúa phán. Ngay cả những người Do Thái không tin Chúa cũng phải dựa vào Kinh Thánh để có những đòi hỏi lịch sử và địa dư.

 

Cả Kinh Thánh lẫn lịch sử trần thế đều cho biết lãnh thổ Israel, đặc biệt là Jerusalem là một trong những địa danh có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới. Lịch sử cho thấy chính Jerusalem đã bị quân đội xâm lăng tấn công hơn 20 lần. Nhưng không một cuộc xâm lăng nào đã thành công kể từ khi quốc gia Israel được thiết lập năm 1948.

 

Kinh Thánh đã nói rõ ràng là lời tiên tri về ngày tận thế sẽ ứng nghiệm khi dân Do Thái  trở về tụ họp đầy đủ trên quê hương đất tổ của họ.

 

Sách Zechariah cho biết Jerusalem sẽ là trung tâm tranh chấp của thế giới ngay trước khi Chúa Kitô giáng lâm trở lại lần thứ hai: “Đây, ngày Chúa đến, và thiên hạ sẽ chia nhau chiến lợi phẩm ở trong ngươi. Bởi vì Ta sẽ tụ tập tất cả các quốc gia lại để chiến đấu chống lại Jerusalem” (Zechariah 14: 1-2).

 

Những biến cố tiên tri này sẽ không thể xẩy ra nếu chi họ / quốc gia Judah (bây giờ được gọi là Israel) không được tái thiết lập trở lại cách phi thường trên Đất Thánh đúng trước ngày Chúa Kitô đến cùng với những căng thẳng và xáo trộn trên khắp thế giới. Vậy phải chăng khi quốc gia Israel được tái tạo và hiện diện thì thế giới sẽ tràn ngập xáo trộn và điêu linh? Và ngày đó cũng là ngày Chúa đến?

 

Jerusalem sẽ một lần nữa chứng kiến những cảnh bạo động, xáo trộn kinh hoàng. Đọc tiếp câu 2 trong đoạn 14 Zachariah sẽ thấy: “ Thành sẽ bị chiếm, nhà phố sẽ bị cướp, đàn bà sẽ bị hãm hiếp. Nửa thành sẽ bị bắt mang đi làm tù binh, nhưng một nửa dân còn lại thì không bị bắt mang đi”.

 

Vậy ngay cả sau khi Israel tụ tập thành phố lại hồi chiến tranh 1967, lời tiên tri trong Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết là Jerusalem sẽ lại một lần nữa lâm cảnh chiến tranh khói lửa và phân chia. Miền đất này của thế giới được chỉ định làm trung tâm điểm của các biến cố sẽ xẩy ra vào những ngày cuối cùng của thời đại này –Thời của Amageddon và Chúa Kitô giáng lâm trở lại lần thứ hai.

 

Chúa Giêsu Kitô sẽ thực sự trực tiếp can thiệp vào cảnh điêu linh này: “Bấy giờ Chúa sẽ xuất hiện và chiến đấu chống lại những quốc gia này….Và trong ngày đó Người sẽ đứng trên núi Cây Dầu mặt quay về Jerusalem ở hướng đông…. Và Chúa là Thiên Chúa của tôi sẽ đến cùng với tất cả các thánh” (câu 3-5).

 

Sách Zechariah 14:12 và sách Khải Huyền 19: 17-18,21 đều mô tả ngày tận cùng của các đạo binh đang tụ tập chung quanh Jerusalem để chiến đấu chống lại đấng Thiên Sai là Đức Kitô lúc Người giáng lâm trở lại lần II. Điều này chứng tỏ rõ ràng là Chúa Kito đã can thiệp không phải chỉ để cứu một mình dân Israel, mà còn cứu toàn thể nhân loại khỏi bị diệt vong.

 

JERUSALEM SẼ LÀ THỦ ĐÔ TƯƠNG LAI CỦA TOÀN THẾ GIỚI

 

Còn có những lời tiên tri khác cho chúng ta biết là Jerusalem sẽ trở thành trung tâm Hòa Bình của thế giới, của tất cả mọi quốc gia trên mặt đất này. Zechariah còn thêm: “Vậy Chúa nói: ‘Ta sẽ trở lại Zion (ám chỉ Chúa Kitô giáng lâm lần II) và sẽ ngự trị ở giữa Jerusalem. Jerusalem sẽ được gọi là ‘Thành Tín Nghĩa’, Núi của Chúa các cơ binh sẽ được gọi là ‘Núi Thánh’” (Zechariah 8: 3. Có thể coi Jeremiah 3: 17).

 

Hồi xa xưa Thiên Chúa đã hứa: “Những ngày đó chắc chắn sẽ đến, Chúa nói, Ta sẽ làm cho David đâm chồi nảy lộc (ám chỉ đấng Thiên Sai là Đức Kitô) và Người sẽ ngự trị  xứng đáng là vua khôn ngoan, Người sẽ thực thi công lý và công bình” (Jeremiah 23: 5).

 

Tất cả mọi quốc gia trên thế giới, dù xa xôi hẻo lánh đến đâu cũng sẽ gửi đại diện đến Jerusalem để học hỏi đường lối của Thiên Chúa rồi đem về xứ sở mình thông báo cho toàn dân. Isaiah nói: “Sẽ xẩy ra vào những ngày sau này, núi nhà Thiên Chúa sẽ được thiết lập vững bền trên các đỉnh đầu núi non và sẽ được nâng lên cao hơn các đỉnh đồi; tất cả mọi quốc gia sẽ đổ về với Người” (Isaiah 2: 2).

 

Chữ “núi” và “đồi” theo nghĩa tiên tri là ám chỉ các chính phủ và quốc gia. Ở đây có nghĩa là chính phủ của Chúa Giêsu Kitô được thiết lập tại Jerusalem và sẽ cai trị toàn thể thế giới.

 

Isaiah tiếp tục mô tả một thế giới được biến đổi nhờ hiểu biết về cách sống của Thiên Chúa: “Rất nhiều dân tộc sẽ đến và nói ‘Nào, ta hãy lên núi của Chúa, nhà của Thiên Chúa Jacob; Người sẽ dạy ta đường lối của Người và chúng ta sẽ bước đi theo đường lối của Người’. Vì thánh chỉ được ban ra từ Zion và lời Chúa được phán ra từ Jerusalem” (Isaiah 2: 3).

 

Dưới triều đại của Đức Kitô, hoàng đế của hòa bình, mọi chinh chiến, võ khí, ngay cả những trung tâm huấn luyện quân sự cũng bị hủy bỏ (câu 4) Hòa Bình Công Lý đến từ Jerusalem sẽ ngự trị trên khắp thế giới cùng với mọi dân tộc.

 

Buồn thay, những lời tiên tri này đã chẳng được ai để ý đến. Nơi miền đất thánh này vẫn còn đầy dẫy bạo động, tha hóa, tham nhũng, độc tài, sát máu và khủng bố…Tuy nhiên những lời tiên tri được nói trước cả hàng ngàn năm đã cho thấy sẽ có một hòa bình an vui  tràn lan trên Jerusalem. Chúa cơ binh phán: “…..sẽ có những ông già bà lão ngồi trên hè phố Jerusalem, tay cầm gậy vì tuổi hạc cao.  Có cả con trẻ trai gái vui đùa trên đường phố” (Zechariah 8: 4-5).

 

Kinh Thánh đã vẽ ra hình ảnh một tương lai huy hoàng, cuộc sống an bình trên miền đất đầy xáo trộn và tranh chấp dai dẳng triền miên này này.  Tất cả cuối cùng sẽ được an toàn, thoát khỏi mọi hiểm nguy khi Chúa Kitô quang lâm trở lại thống trị thế giới. Jeremiah hứa: “Vào thời của Người, Judah  sẽ được cứu thoát và Israel sẽ được yên ổn, an cư lạc nghiệp” (Jeremiah 23: 6).

 

Ước mong Chúa ban ngày ấy mau đến!

 

Pace Islands, Florida  31-5-2008

NTC

 

 

 

 P H Ụ    C H Ú:

 

1- PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI DO THÁI VÀ NGƯỜI  ISRAEL.

 

Ngày nay hầu như hết mọi người đều đồng hóa cái tên Israel với tên Do Thái, Jews. Đa số cho rằng Do Thái hay Israel cũng chỉ là một. Đó là một sai lầm.

 

Về kỹ thuật thì người Do Thái là con cháu của hai chi họ Israel là Judah và Benjamin cộng với một phần đáng kể thứ ba là chi họ tư tế Levi.

 

Còn 10 chi họ khác trong dòng họ Israel nhưng không được nhiều người biết tới nên chẳng bao giờ được gọi là Do Thái. Về phương diện lịch sử và chính trị, các chi họ ở phương Bắc này đã tách biệt ra khỏi các chi họ ở Phương Nam tức người Do Thái.  Những người anh em của chi họ phương Bắc di chuyển về phương Nam và lập thành vương quốc Judah, từ đó mới có cái tên Do Thái / Jews.

 

Liên minh các chi họ phương Bắc tức vương quốc / nhà Israel đã trở thành một quốc gia độc lập, tách ra khỏi nhà Judah vào lúc tên Jew / Do Thái xuất hiện trong Kinh Thánh. Thực ra, khi mà tiếng Jews / Do thái xuất hiện lần đầu tiên trong kinh thánh thì cũng là lúc Israel có chiến tranh với Do Thái (2Kings 16: 5-6.

 

Vậy thì tất cả những người Israel có phải là Do Thái không? Thưa, không phải. Do Thái –những công dân và con cháu của vương quốc Judah- thực sự cũng là người Israel, nhưng không phải tất cả những người Israel đều là Do Thái. Bởi vì tất cả 12 chi họ, trong đó có Do Thái, đều là con cháu của tổ phụ Israel là Jacob, nên chúng ta có thể dùng tên Israel cho tất cả các chi họ. Tuy nhiên, tên Do Thái / Jew chỉ chính xác đối với nhưng người đã chiếm cứ phương Nam lập thành vương quốc Judah và các con cháu của họ.

 

Chẳng may, ngày nay những người Do Thái hiện sinh sống tại tân quốc gia Israel bây giờ lại thường được gọi là dân Israel.

 

2- CHỦ NGHĨA CHỐNG DO THÁI

BÂY GIỜ QUAY RA CHỐNG QUỐC GIA ISRAEL

 

Thày cả chính Rabbi của Anh quốc Sir Jonathan Sacks mới đây báo động thế giới là hiện nay có một phong trào chống Do Thái kiểu mới. Trong một bài thuyết trình ở Luân Đôn, ông đã tuyên bố: “Những người chống Do Thái hiện đang tấn công cả tôn giáo lẫn dân tộc chúng ta. Bây giờ họ quay ra chống quốc gia Do Thái.

 

Nói một cách khác, đây là một biến thái của một căn bệnh tinh thần rất ác độc đang sống lại để phá rối nhân loại. Ông Sacks diễn nghĩa như sau:  “Không giống như những người trước, những tên kỳ thị, chống Do Thái kiểu mới đang nhắm vào không phải là Do Thái giáo với tính cách tôn giáo, cũng không phải nhắm vào người Do Thái như là một sắc dân, nhưng là nhắm vào người Do Thái như là một quốc gia” (We Face a New Kind of Hatred,” The Jewish Chronicle, Nov.16, 2007, p.30).

Một số người lại tin rằng dân Do Thái chỉ là một nhóm chủng tộc không xứng đáng có một quốc gia cho riêng họ. Nhắc lại lời của Amos Oz, một sử gia Israel, Sacks viết: “Vào thập niên 1930, những người chống Do Thái tuyên bố ‘Do Thái hãy trở về Palestine’. Ngày nay thì họ gào thét ‘Do Thái hãy cút ra khỏi Palestine’….Họ không muốn chúng tôi ở đó, họ không muốn chúng tôi ở đây; họ không muốn có chúng tôi” (ibid).

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!