Nhiều
giáo phận và giáo xứ vui mừng hân hoan báo tin khi những dịp lễ Khánh nhật truyền
giáo hoặc các dịp đặc biệt như lễ Noel, lễ quan thầy…mời được bao nhiều anh chị
em Lương Dân đến dự lễ, giao lưu…Nhưng tôi thấy rất ít giáo phận và giáo xứ báo
tin vui là mời được bao nhiêu bà con Lương Dân đến nhà thờ hằng tuần, ngoại trừ
cha sở Rạch Vọp – Gp Cần Thơ!
Dẫn
đưa Lương Dân đến nhà thờ hằng tuần là một định hướng mới lạ, hầu như ai cũng
lường trước được những khó khăn, nhưng như cha giáo Gioan
Baotixita Trương Thành Công xác tín: đây chính là nhiệm vụ khẩn thiết và rất khả
thi.
Thật vậy, không chỉ là lý thuyết suông, mà với Rạch Vọp đây
chính là nhiệm vụ của quý cha, quý dì, giáo hữu và của các cộng tác viên ngoài
giáo xứ nữa.
Cha giáo Gioan Baotixita Trương Thành Công cho biết: Nỗ lực đưa
Lương Dân đến nhà thờ là một quá trình lâu dài và khá nhiều gian nan.
Quá trình này được cha giáo Gioan Baotixita đúc kết dựa theo Tin
Mừng thành 04 bược cụ thể như sau:
1. Gặp gỡ tiếp cận
2. Xây dựng tình thân
3. Chia sẻ ân phúc
4. Mời “đến mà xem”
Ngoài những dịp đặc biệt như đã nói ở trên, Rach Vọp còn tạo nhiều
cơ hội để qui tụ: Tổ chức Thánh lễ hằng tuần cho Lương Dân, tổ chức các lễ hội
theo truyền thống dân tộc và địa phương, tổ chức các buổi tọa đàm theo chuyên đề,
tổ chức khám bệnh, tặng thuốc miễn phí, tặng quà bác ái, tổ chức các buổi vui
văn nghệ, tổ chức hội chợ cho thiếu nhi, siêu thị 0 đồng…
Trợ giúp phương tiện đi lại cũng là một thách đố và cơ hội để Người
Lương Dân được đến nhà thờ thường xuyên. Bởi theo cha giáo cho biết thì: Người
Lương Dân ở nơi đây chủ yếu là người nghèo, ở vùng sâu vùng xa họ cần được hỗ
trợ phương tiện di chuyển để được đến nhà thờ. Nên giáo xứ đã lo liệu Vỏ Lái và
xe Đa Dụng để đón rước họ mỗi sáng Chúa nhật và các dịp đặc biệt.
Thật vậy, qua Thánh lễ hằng tuần và các lớp giáo lý Người Lương
Dân thực sự đã được gặp gỡ Chúa, được biến đổi. Bởi:
Tại nhà thờ, Người Lương Dân được
trực tiếp gặp gỡ và ở lại với Chúa, nhờ đó họ được biến đổi.
Ngoài ra, ở nhà thờ, họ được nhập
đoàn với dân Chúa, nhờ đó họ được đón nhận ân sủng và rồi được lãnh nhận các Bí
tích.
Đến nhà thờ, họ được cung cấp 02
phương thế cũng là nguồn lực để gặp Chúa: Lời Chúa trong Thánh lễ và các bài
giáo lý căn bản. Qua đó, Người Lương Dân được Lời Chúa thực sự qui tụ, nuôi dưỡng
để hiểu đạo lý, để ngày thêm tin mến Chúa hơn.
Được biến đổi thực sự nhờ những lần đến nhà thờ dự lễ, học hiểu
giáo lý và giao lưu. Chính Người Lương Dân nhận nơi bản thân họ đã có sự biến đổi
sau một thời gian học biết Chúa như: biết khấn xin, biết cầu nguyện, sống vui vẻ
hơn, biết luôn suy nghĩ tích cực, biết cách ứng xử thân ái với mọi người, dễ
tha thứ hơn, biết thực thi bác ái với đồng bào, gia đình được thuận hòa ấm ếm,
con cái biết hiếu thảo hơn với ông bà cha mẹ, họ cảm nhận được sự an ủi, nhiều
người được ơn chữa lành…
Cha giáo Gioan Baotixita Trương Thành Công còn cho biết: Nhiều
người được ơn biến đổi một cách rõ ràng:
ü Từ buồn phiền thành vui sống
ü Từ hay cầu lợi thành công bằng
ü Từ thu tích thành chia sẻ
ü Từ ích kỉ thành quảng đại
ü Từ khó chịu thành dễ thương
ü Từ bệnh tật thành mạnh khỏe
ü Từ vô tín thành tin tưởng cậy
trông
ü Từ mê tín thành thực tế…
Và kết quả thật bất ngờ sau một thời gian họ đến nhà thờ. Họ
hăng hái đi lễ, thích học đạo mà không vì bất cứ lý do gì, biết lắng nghe, chịu
sửa dạy, biết nhường phần và dễ dàng chia sẻ.
Nhiều người nếu không đến đây và không được mục sở thị thì thường
ngộ nhận cho rằng: Người Lương Dân thích đến nhà thờ ông cha Gioan Baotixita
Trương Thành Công vì được nhận quà. Tuy nhiên, đối với cha giáo Công và bà con
nơi đây thì: Người nghèo chính là cơ hội cho Giáo Hội. Cho nên cha và bà con
nơi đây xác định là người nghèo cũng cần được đón nhận Tin Mừng và trách nhiệm
của mỗi chúng ta là phải tìm cách chuyển trao Tin Mừng cho họ.
Đến đây họ được dạy rằng: chỉ nhận phần của mình, vừa đủ theo
nhu cầu và theo phân phối, luôn giữ thứ tự trước sau, biết trả cho người khác
những gì không thuộc về mình. Đó là một ơn biến đổi thực sự không nhỏ!
Họ còn được dạy về lòng biết ơn và cầu nguyện xin Chúa trả công
cho những người đã làm ơn. Họ còn được day để biết tiết kiệm và sử dụng quà tặng
cũng như mọi thứ đúng mục đích.
Sau một thời gian đến với Chúa họ đã biết chia sẻ cho những người nghèo hơn, cần hơn. Nhờ đó từ
lối sống ích kỉ, vụ lợi, họ đã biết quan tâm đến người khác biết cho đi, biết
giúp đỡ, biết chia sẻ ân phúc.
Một sáng kiến của quý cha nơi đây rất đáng được nhân rộng đó là:
Chia gói quà tặng cho họ thành 2 phần: 1 lớn 1 nhỏ. Nhờ họ mang phần nhỏ hơn về
xóm chia sẻ cho một người nào đó nghèo túng hơn.
Việc chia sẻ này được lặp lại nhiều lần, cho tới khi có những dịp
đặc biệt, họ sẽ là người chuyển thư mời thay vì quà đến tay những người nghèo.
Một sáng kiến mục vụ cũng đáng được học tập và nhân rộng từ nơi
đây nữa đó là tạo những dịp đặc biệt như: Lễ hội đạo đời…và mời nhiều thành phần,
nhiều người đến tham dự và chung vui. Cha sẽ nhờ những người cũ mời thêm những
người mới.
Đặc biệt, với phương thức truyền giáo 1 cặp 1 đã mạng lại nhiều kết quả hơn như dự kiến:
v 1 cặp 1 theo Chúa Giêsu: hai
môn đệ cùng lên đường truyền giáo với nhau
v 1 cặp 1 theo Giáo Hội Hàn Quốc: 1
người công giáo dẫn đưa một Người Lương Dân đến với Chúa và về với đạo.
v 1 cặp 1 theo thánh Anrê và
Philipphê: Chính Người Lương Dân được đến nhà thờ và trở về truyền giáo cho
Người Lương Dân khác.
Qua chuyến thăm giáo xứ Rạch Vọp theo chương trình của khóa học
Mục Vụ Truyền Giáo, chúng tôi những học viên là linh mục và tu sỹ nam nữ từ khắp
các giáo phận và dòng tu đều cảm phục những sáng kiến truyền giáo của cha sở Gioan
Baotixita Trương Thành Công. Thực sự nhờ những sáng kiến này và lòng hăng say,
sự hy sinh không mệt mỏi của cha và bà con nơi đây; biết bao nhiêu Người Lương
Dân đã được đến nhà thờ tham dự Thánh lễ, học hiểu giáo lý và giao lưu. Và kết
quả thật mỹ mãn là Tin Mừng được công bố và thấm sâu vào lòng đất nơi đây.
Riêng với bản thân tôi – một linh mục người Miên Bắc, tôi trước
kia chỉ nghe và khâm phục cha cố Piô Ngô Phúc Hậu – một nhà truyền giáo tài ba
và rất thành công. Thị hôm nay, tôi lại được biết đến một nhà truyền giáo nổi
tiếng và thành công nữa đó chính là cha giáo Gioan Baotixita Trương Thành Công.
Xin Chúa ban cho cha tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần để cha tiếp tục hăng say trên
cánh đồng truyền giáo của giáo phận Cần Thơ nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói
chung.