Giới thiệu toàn
văn tác phẩm đầu tay và cũng là phần Nhập Môn Kinh Thánh:
Tác Giả: SR. CẢNH TUYẾT, O.P
Tiến Sĩ Thần Học Kinh Thánh (STD) Tại Paris & Sinh Viên Thực Thụ (Élève
titulaire) Trường Kinh Thánh Khảo Cổ France Tại Giêrusalem Giáo Sư Kinh Thánh
Học Viện Công Giáo – HĐGMVN
Học Kinh
Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. : https://bit.ly/3asDBFu
Quý độc giả thân mến,
Khởi đi từ những vấn
nạn gặp phải trong thời gian học, nghiên cứu và giảng dạy về Kinh Thánh, như:
những điều được viết ra trong Kinh Thánh cần được hiểu và giải thích như thế
nào trong nhiệm cục cứu rỗi, đó có phải là những chân lý buộc phải tin hay đó là
cách diễn tả có tính cách sư phạm để trình bày điều Thiên Chúa muốn nói với dân
Ngài… nữ tu Agnès Nguyễn Thị Cảnh
Tuyết, Giáo sư Kinh Thánh, đã dựa vào tài liệu của Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng
“Linh hứng và chân lý trong Kinh Thánh”
và những suy tư của mình để giúp cho các học viên hiểu về những nội dung chân
lý được mạc khải trong Kinh Thánh.
Hy vọng là những suy tư này sẽ giúp quý độc giả
có cái nhìn chuẩn mực về cách trình bày và nội dung của mạc khải trong Kinh Thánh, để chúng ta tiếp tục tin vào nội dung của mạc khải qua sự hướng dẫn của Giáo Hội.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Buôn Ma Thuột, ngày 09 tháng 03 năm 2020
Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Ban Mê Thuột
Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh
Trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
KINH THÁNH CỰU ƯỚC CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI
Cuốn Kinh
Thánh còn được gọi là Sách Thánh, và Cựu Ước là Sách Thánh của Kitô giáo và Do Thái giáo. Từ “thánh” làm
người ta nghĩ
đến những gì là linh thánh, là thuần khiết, là thoát tục...
Nhưng người ta đã phải
ngỡ ngàng khi đọc Cựu Ước, vì trong đó nói về chuyện quá khứ của dân tộc Israel nhỏ bé với những chuyện chẳng mấy hấp dẫn. Có những điều luân lý chẳng mấy tốt đẹp,
chẳng hạn chuyện về hai cô con gái của ông Lót (x. St 19,30-38); có những lời khuyên theo một thứ luân lý lỗi thời và kỳ thị phụ nữ1; có những
đoạn chúng ta ngại đọc trước công chúng, đám đông
1. Etienne
Charpentier, Pour Lire l’Ancien Testament.
Paris: Cerf, 2006 (1er 1980), trang 8.
(chẳng hạn: Dc 7,8-9);
có những đoạn trong sách Êdêkien (x. Ed 23,3-21) mà Cha Charpentier nhận thấy là: đến lính cũng phải đỏ mặt (như thể chúng ta đang
nhìn bức tranh khỏa thân)2.
Hơn cả sự ngỡ ngàng, Cựu Ước là cuốn sách gây
nhiều tranh cãi. Có ít nhất hai vấn nạn mà Giáo Hội, qua tài liệu của Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng năm 2014, đã ghi nhận. Những vấn nạn này là một
trong những thách đố cho việc giải thích Lời Chúa3. Chúng
khiến nhiều người cảm thấy thắc mắc, khó chấp nhận Cựu Ước là Lời Chúa, khó tin đó là Lời của mạc khải.
CVấn nạn 01
Tính xác thực trong Kinh Thánh
Có những điều trong Kinh Thánh xem ra phản
khoa học, không đúng với khảo cổ, không đúng lịch sử.
2. Etienne
Charpentier, Pour Lire l’Ancien Testament.
Paris: Cerf, 2006 (1er 1980), trang 66.
3. Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Linh hứng và chân lý trong Kinh Thánh, 2014, số 104.
Điều này khiến người ta thắc mắc: Vậy đâu là chân
lý trong Kinh Thánh? Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật hay không?
Vấn nạn 02
Bạo lực trong Kinh Thánh
Bạo lực trong Kinh Thánh, nhất là án thần
tru (x. Gs 6,17-21) và Thánh Vịnh Nguyền Rủa (x. Tv 3,8; 137,8-9), khiến người đọc
thời nay, Kitô giáo cũng như ngoại giáo, khó chấp nhận nó. Thiên Chúa của Cựu Ước xem ra tàn bạo, không như Thiên
Chúa trong Tân Ước.
Nhiều người cho rằng Cựu Ước lỗi thời, không
phù hợp cho việc nuôi dưỡng niềm tin. Từ đó, Hàng Giáo Phẩm Công Giáo đã đưa ra quy định trong nghi thức phụng vụ công khai, không được chọn đọc toàn
bộ những đoạn Kinh Thánh như thế, và những câu
có vẻ xúc phạm đến cảm thức của Kitô hữu cũng bị
lược bỏ4.
4. Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Linh hứng và chân lý trong Kinh Thánh, 2014, số 125.
Khi khuynh hướng loại
trừ những đoạn Kinh Thánh mang tính bạo lực ngày càng mạnh, thì sự coi
khinh Cựu Ước cũng theo đà tăng. Trong khi đó, đối với Kitô giáo, Cựu Ước là phần thứ nhất trong bộ Kinh Thánh của mình, đó là Lời Chúa, Lời của mạc khải.
Mãi đến năm 2014, Giáo
Hội, qua tài liệu của Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, đã chính thức lên tiếng phản đối việc loại trừ những đoạn Cựu Ước như
trên, tài liệu có đoạn viết:
Nếu chỉ khẳng định cách chung chung rằng Cựu Ước có những
“khuyết điểm tạm bợ”, và nếu nhân danh lòng nhiệt thành và khôn ngoan mục vụ
thì điều đó cũng không đủ để bỏ đi những đoạn Kinh
Thánh có vấn đề mà không đọc chúng công khai trong các cộng đoàn phụng vụ.
Trái lại, khi cắt xén như thế, sẽ làm cho những ai đã biết Kinh Thánh trọn vẹn, có thể cảm thấy
một sự cắt xén gia sản thánh, hay có thể chỉ trích những người mục tử đã che giấu những mặt khó của Kinh Thánh5.
Giáo Hội yêu cầu: thay vì dè chừng, coi Cựu Ước
là lỗi thời,
hãy tìm cách giải thích ý nghĩa những đoạn Cựu Ước mang tính bạo lực, và nhất
là không được hiểu chúng theo nghĩa đen6.
Trong tập sách nhỏ này, chúng ta sẽ bàn đến hai vấn nạn: Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật hay không? Và bạo lực trong Kinh Thánh.