Chuyên mục:
TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN
Phêrô Phạm Văn
Trung
Chuyển ngữ từ www.corechristianity.com
Kính mời theo dõi video tại đây:
https://bit.ly/3LApKPc
Những trình thuật về sự phục sinh của Chúa Giêsu không
chỉ là những câu chuyện đầy cảm hứng. Chúng kể lại một
sự kiện lịch sử có tầm quan trọng thay đổi cuộc sống của cả nhân loại. Chúa Giêsu đã chết
và sống lại. Sự sống lại chứng tỏ Chúa Giêsu vô tội, vì nếu Ngài đã
phạm tội, thì sự chết sẽ có quyền giữ ngài trong nó. Điều đó chứng tỏ Ngài là
Thiên Chúa, vì người tạo ra sự sống cũng chính là
người có quyền trên cái chết! Ngài
thực sự là con người và thực sự là Thiên Chúa, Chúa Kitô có thể gánh chịu và chết vì tội lỗi của loài
người và ban cho tội nhân sự công chính của Ngài để đổi lấy sự không công chính
của họ. Bởi vì bản chất Chúa Kitô
là như thế, nên Phục
Sinh là một sự kiện, không giống như bất kỳ sự kiện nào khác trong lịch sử, có khả năng thay đổi chúng ta một cách cơ bản vì nó mang
lại một căn tính mới, mục đích mới và hy vọng mới.
SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN MỘT CĂN TÍNH MỚI
Rất có thể bạn đã được ai đó hỏi liệu bạn có được “sinh
lại” hay không, nhưng có lẽ không ai lại hỏi “Bạn
có sống lại không?” Câu hỏi thứ hai này có vẻ hơi kỳ cục nếu chúng
ta hỏi ai đó, nhưng Kinh Thánh sử dụng cả phép ẩn dụ về sự tái sinh và sự phục sinh của Chúa Kitô như những cách
để mô tả sự khởi đầu của đời sống Kitô hữu.
Trước khi chúng ta biết về Chúa Kitô, Kinh Thánh mô tả
chúng ta là xác chết có hồn thiêng: “Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi
của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong đó, theo trào lưu của thế gian này,
theo tên thủ lãnh nắm giữ quyền lực trên không trung, tên ác thần hiện đang
hoạt động trên những kẻ không vâng phục” (Êphêsô 2: 1-2). Kinh Thánh không chẩn đoán nhân tính mắc một chứng bệnh
thiêng liêng; Kinh Thánh tuyên bố chúng ta đã chết. Chúng ta hoàn toàn bị
cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa. Lý do khiến chúng ta xa cách
Thiên Chúa không chỉ vì những gì chúng ta đã làm khi phạm tội mà còn vì bản chất chúng ta là ai. Thánh Phaolô viết rằng: “Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng
người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những
ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm
sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những
người khác” (Êphêsô 2: 3 ). Chính bản chất tội lỗi của chúng
ta, chứ không chỉ những tội lỗi chúng ta phạm, khiến chúng ta có tội trước mặt
Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài Chúa Kitô ra thì căn
tính của chúng ta là tội nhân, là xác chết có hồn thiêng, đối tượng của cơn
thịnh nộ của Thiên Chúa. Những gì chúng ta cần không phải là một
phương cách sửa chữa bản thân hay một “liều thuốc” tinh thần cần sử dụng. Chúng ta cần một phép màu. Chúng ta cần một sự Phục Sinh Thánh
Thiêng.
Tin Mừng là một tin đáng kinh ngạc vì nó cho chúng ta
biết rằng Thiên Chúa đã dọn đường để căn tính của
chúng ta được thay đổi và đổi mới hoàn toàn. Thánh Phaolô diễn đạt như thế này: “Vì được dìm vào
trong cái chết của Ngài, chúng ta đã cùng được mai táng với Ngài. Bởi thế, cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết nhờ
quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” (Rôma 6:
4 ). Khi chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Kitô, tin rằng Ngài đã chết vì tội lỗi
của chúng ta và trỗi dậy từ ngôi mồ, thì Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta với
Chúa Giêsu. Chúng ta được kết nối với Ngài theo cách mà Thánh Phaolô có thể nói
rằng tội lỗi của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với ngài và con người
cũ đã chết cùng với Chúa Giêsu: “Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của
anh em hiện đang tiềm tàng với Chúa Kitô nơi Thiên Chúa” (Côlôsê
3: 3 ). Tương tự như vậy, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô trong sự phục
sinh của Ngài và chúng ta đã được sống lại với
Ngài: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Chúa Kitô”
( Côlôsê 3: 1). Sự phục sinh thánh thiêng của chúng ta mang lại cho chúng ta
một căn tính mới. Chúng ta là một
tạo vật mới, một người nam hoặc người nữ mới với cuộc sống mới, là con cái của Thiên Chúa, được
sinh ra một lần nữa. Với căn tính mới này, cuộc sống của chúng ta có mục đích.
SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN MỤC ĐÍCH
Thánh Phaolô nói với hội thánh Côrintô rằng tầm quan
trọng của sự sống lại không thể bị đánh giá thấp. Ngài nói, “Nếu chúng ta đặt
hy vọng vào Chúa Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng
thương hơn hết mọi người” (1Côrintô
15:19). Nói cách khác, nếu Chúa Giêsu không thực sự sống lại từ cõi chết, thì đời
sống các Kitô hữu rất buồn. Sống một cuộc đời theo Chúa Kitô và những mệnh lệnh
của Ngài hơn là một cuộc sống khoái lạc và thỏa mãn tức thì thực sự là một điều
đáng thương nếu không có thế giới bên kia. Như Thánh Phaolô nói sau này trong
cùng một bức thư, “Nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì chúng ta cứ ăn cứ uống đi, vì ngày mai
chúng ta sẽ chết” (1Côrintô 15:32 ). Nhưng sự sống lại đã xảy
ra, và đó là lý do tại sao nó mang lại mục đích
cho đời sống Kitô hữu. Có ý nghĩa và giá trị
trong những gì chúng ta làm cho vương quốc của Thiên Chúa bởi vì Chúa Giêsu đã
sống lại từ cõi chết.
Ở cuối phần mô tả của Thánh Phaolô về các thân thể phục
sinh mà các tín hữu trông đợi, ngài kết thúc bằng lời khuyến dụ: “Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên
tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì
biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ
không trở nên vô ích” (1Côrintô 15:58). Dựa trên hy vọng về sự sống lại
trong tương lai, Thánh Phaolô khuyến khích các tín hữu vững vàng trong đức tin và sống thành tín. Biết
rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ sống lại, chúng ta không cần sợ hãi cái chết
nhức nhối nhưng được tiếp sức để can đảm phụng sự
Thiên Chúa bất cứ cách nào và bất cứ nơi nào Ngài kêu gọi chúng ta.
Biết rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận được
thân thể vinh hiển, không thể hư nát, chúng ta có thể tìm cách phục
vụ các mục tiêu của vương quốc Thiên Chúa trước nhất và trên hết mọi sự trong
cuộc đời của mình. Lý do khiến công việc của chúng ta trong Chúa không vô nghĩa
hay viển vông là vì nó sẽ tồn tại vượt ra ngoài nấm mồ bởi vì chúng ta sẽ tồn
tại vượt ra ngoài nấm mồ. Nếu không phải như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ
chẳng có ích lợi gì. Như sách Giảng Viên nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù
vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao
gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời? Thế hệ này đi, thế hệ kia đến…” (Giảng viên 1: 1-4 ). Cái
chết làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên vô nghĩa, nhưng sự sống lại phục
hồi mục đích của công việc chúng ta làm vì lợi ích của Nước Thiên Chúa.
SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN NIỀM HY VỌNG
Ngay cả khi sự sống lại mang lại mục đích và ý nghĩa,
điều đó cũng không thay đổi được sự thật rằng cuộc sống thật khó khăn, đôi khi
khó khăn không thể chịu đựng được. Sự thật là, ngay
cả trong những hoàn cảnh khó khăn và đen tối nhất của cuộc đời, vẫn có hy vọng
vì Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Sự phục sinh mang lại cho
chúng ta nhiều điều hơn là chúng ta ước muốn: Sự
Phục Sinh mang lại hy vọng không gì có thể lay chuyển được.
Điều này đúng, ngay cả đối với chính Chúa Giêsu. Tác giả Thư
Hípri cho chúng ta biết rằng Chúa Kitô “đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam
chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa” (Hípri 12: 2).
Chúa Giêsu Kitô sẵn sàng đi đến thập giá để chết một cái chết dữ dội, đau đớn
và nhục nhã vì Ngài biết rằng đó không phải là
sự kết thúc cho Ngài. Có niềm vui được tìm thấy ở phía bên kia của
đau khổ. Chúa Giêsu Kitô biết rằng nếu vâng lời Chúa
Cha thì Ngài sẽ được sống lại và ngự lên bên hữu Thiên Chúa:
“Ngài lại còn hạ
mình,
vâng lời
cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên
cây thập tự.
Chính vì
thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài
và tặng ban
danh hiệu
trổi vượt
trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy,
khi vừa nghe danh thánh Giêsu,
cả trên
trời dưới đất
và trong
nơi âm phủ,
muôn vật
phải bái quỳ;
và để tôn
vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài
phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Chúa Giêsu Kitô là Chúa”
(Philípphê 2: 8-11).
Khuôn mẫu này là khuôn mẫu cho đời sống Kitô hữu. Người
ta nói rằng thập giá có trước vương miện. Đau
khổ có trước vinh quang. Sau
cùng, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo” (Mátthêu
16:24). Đời sống Kitô hữu là một đời sống phục
vụ, và đôi khi, là một đời sống đau khổ. Nếu không phải nhờ sự sống lại, đây sẽ là một cuộc sống vô cùng đau khổ,
thậm chí là một cuộc sống tự bằng lòng với đau khổ. Sự
Phục Sinh mang lại hy vọng vì đó là hy vọng của Kitô hữu. Chúng ta
mong đợi ngày mà chúng ta không chỉ ở với Chúa của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ giống như Chúa của chúng ta:
“Cũng
như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được
mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến … Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc
lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử. Vậy
khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này
mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng!
Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của
ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề
Luật. Nhưng
tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta” (1Côrintô 15:49 , 53-57 ).
Sự phục sinh của Chúa Kitô có nghĩa là sự phục sinh của các tín
hữu. Sự
sống lại của các tín hữu có nghĩa là tự do khỏi tội lỗi, bệnh tật, yếu đuối,
nhục nhã, và thậm chí cả chính cái chết. Sự sống
lại thực sự mang lại cho Kitô hữu một niềm hy vọng to lớn vô tận để bám vào
trong mọi thử thách và hoạn nạn!
Phêrô Phạm Văn Trung,
Hẹn gặp lại