Đấy là thân thầu dầu bò lên mái tranh “ông râu ria” dựng tạm để xem sẽ
ra sao sau lời rao giảng của ông và nhất
là xem cách xử trí của Chúa…mà có lẽ ông cũng đoán được phần nào cái kết quả…khiến
ông không ngớt thấy “hậm hực”!!!
Không dễ gì để có được một tấm hình thân thầu dầu bên mái tranh…và một
ông râu ria ngồi bó gối ôm đầu…
Thế nhưng – dù sao – hình ảnh ấy cũng đã có sẵn trong đầu…mỗi chúng ta…
Tại sao ?
Bởi vì ông râu ria ấy – tiên tri Giôna
– phải thực hiện một sứ vụ mà ông “không thích” - “không muốn”…và “không tha thiết” chút nào !!!
Phải, tiên tri Giôna được Chúa gọi và ra lệnh : “Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết
rằng sự gian ác của chúng đã lên thấu tới Ta” (Gn 1 , 1-2)
Đến Ni-ni-vê ư ? Đâu có được ! Đấy là một thành phố lớn của đế quốc
Assur – “kẻ thù truyền kiếp” của
Israel…và là một dân tộc tàn ác, hung tợn…
Vả lại, tội nghiệp – Israel – Dân ông – vào thời ấy, cũng chẳng gần gũi gì với Thiên Chúa Giavê…Họ
xao lãng việc phụng thờ Người…và buông thả cuộc sống của mình – Nghĩa là họ
cũng đang trong tình trạng “không được ân
nghĩa gì lắm”…với Thiên Chúa…Nếu mà Ni-ni-vê sám hối khi nghe ông giảng –
và hầu như chắc chắn là như thế - thì quả thật tương lai không mấy sáng sủa cho
dân ông…Cho nên thực sự là ông sợ: ông sợ sứ mạng của mình sẽ thành công, bởi –
trong cái nhìn tiên tri của mình – ông nghĩ là ông sẽ thành công, Ni-ni-vê sẽ
thay đổi…và Thiên Chúa sẽ chạnh lòng với Ni-ni-vê trong khi Dân của ông…lại
đang “sa lầy” trong đời sống đức tin và tôn giáo của mình…
Vậy là tiên tri Giôna quyết định thoái thác bằng cách lặng lẽ bỏ trốn…
Chúa sai ông lên miền Bắc, ông xuống tàu đi thật xa về hướng Tây…và các
học giả cho rằng ông đã đến tận Tharsis, phía Nam Tây Ban Nha ngày nay…Nghĩa là
ông đã đi “ngược hướng Chúa muốn” khoảng
3.500 cây số…trong khi Israel chỉ cách
Ni-ni-vê khoảng 800 cây số về phía Đông…
Câu chuyện thân thầu dầu và ông tiên tri chỉ xảy ra ở Ni-ni-vê khi Giôna
được sai đến đó thêm một lần nữa và sau khi ông đã rảo qua thành phố một ngày
đường - vừa đi vừa lớn tiếng công bố : “Còn
bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ !” Sứ điệp ngắn gọn vậy thôi,
nhưng với sắc chỉ của nhà Vua : “ Đức
Vua, các quan đại thần, người và súc vật, bò bê và chiên dê…không được nếm bất
cứ cái gì, không được ăn cỏ, không được uống nước. Người và súc vật phải khoác áo vải thô và hết sức kêu cầu Thiên
Chúa. Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của
mình. Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi
cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết ”…Quả thực, “Thiên Chúa hối tiếc về tai họa đã tuyên bố”
và “không giáng xuống nữa” !!!
“Bấy giờ ông Giôna bực mình, bực lắm,
và ông nổi giận” (Gn 4,1)…
“Con biết rằng Ngài là Thiên Chúa
từ bi nhân hậu, chậm giận, giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng họa” (
Gn 4 , 2)…
Ông lếch thếch ra ngoài thành, làm một cái lều…sau khi đã “làm mình làm mẩy” với Chúa : “Giờ đây, lạy Đức Chúa, xin Ngài lấy mạng sống
con đi, vì thà con chết còn hơn là sống !” ( Gn 4 , 3)…Không phải chỉ có lần
này ông mới “đòi chết”…mà …là sáu lần
tất cả (Gn 1,12; 4,3 x 2 lần; 4,5 x 2 lần) trong một cuốn sách vỏn vẹn có 4
chương…thì chương 2 – theo cá c học
giả - là một Thánh Vịnh được “chèn” vào để trở thành lời cầu trong bụng cá …Còn
lại là ba chương ngắn ngủi và sáu lần “đòi
chết” !!!
Ông ngồi…”để xem cái gì sẽ xảy ra trong thành” (Gn 4 , 5)…
Đấy là lúc thân thầu dầu xuất hiện…
Thầu dầu là một giống cây gốc vùng Đông Phi, nhưng mau chóng lan ra khắp
thế giới…và nó là giống cây duy nhất thuộc thành viên chi Ricinus, bởi hạt của
nó thoáng trông như những con “bét” – con rận chó…Chữ Ricinus trong tiếng
Latinh là con bét…Vào khoảng 4.000 TCN, người ta đã tìm thấy hạt cây thầu dầu
trong các ngôi mộ cổ…Thầu dầu không chọn lựa đất…nên có thể nói mảnh đất hoang
nào chúng cũng có thể mọc lên…Ở đây, Thiên Chúa đã cho một thân thầu dầu mọc và
lớn lên khá mau…để có bóng mát cho ông tiên tri…Ông thích thú với thân thầu dầu
mảnh mai và bóng mát nhỏ nhoi của nó…Thế nhưng…chỉ một đêm thôi…và khi bình
minh ló dạng, một con sâu đã gặm thân thầu
dầu…làm cho tàn lá ít oi của nó héo cong…Thiên Chúa lại còn “lùa” cơn gió đông
nóng bỏng đến…và để cho mặt trời chói chang dọi nắng ngay đầu ông tiên tri…
Ông tiên tri “ngất xỉu” và “xin cho được chết” (Gn 4 , 8)…
Đấy là lúc Thiên Chúa đưa ra cho ông một câu hỏi có thể nói là khó trả lời
: “Ngươi nổi giận vì cây thầu dầu, như thế
có “lý” không ?” … Chúa đề cập đến
cái “lý”…phải có…
Cái lý ấy là như thế này : Ông tiên tri giận chuyện thân thầu dầu mà “ông không vất vả vì nó” và “cũng không tự sức
mình làm cho nó lớn lên” ... “Còn Ta - Thiên Chúa từ bi nhân hậu- chậm giận – giàu tình thương và hối tiếc vì đã giáng họa - chẳng
lẽ Ta lại không thương hại Ni-ni-vê, thành phố lớn, trong đó có rất nhiều thú vật,
nhất là có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với
bên trái” ( Gn 4 , 10-11) – nghĩa là Ni-ni-vê đương nhiên là đã lỗi phạm,
nhưng là một sự lỗi phạm do ngây ngô, do không hiểu hay chưa hiểu…và chưa nghe
ai nói đến bao giờ…Đây mới chính là trọng điểm của sứ điệp câu chuyện “Thân thầu dầu và ông tiên tri” : vui vẻ
giúp cho mọi dân tộc nhận biết “Thiên
Chúa từ bi nhân hậu – chậm giận – giàu tình thương và hối tiếc vì đã giáng họa” – một danh xưng tuyệt vời…Và tự đấm ngực
chính mình…vì chưa hết lòng trong công cuộc làm cho danh xưng tuyệt vời ấy của
Thiên Chúa được rạng tỏ nơi anh chị em quanh chúng ta…mà – qua cơn đại dịch
cùng với việc dấn thân phục vụ trong công tác thiện nguyện – khá nhiều anh chị
em Linh Mục, Tu Sĩ nhận ra rằng : thế giới quanh mình còn có thể nói là vẫn “vắng
bóng Thiên Chúa” – dù hằng ngày tiếng chuông nhà thờ vẫn đổ và số người
đến nhà thờ vẫn rộn ràng…
Dĩ nhiên là đã có những mất mát khi dấn thân trong công tác thiện nguyện
giữa tâm Dịch, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng : mọi trải nghiệm – kể cả sự
mất mát – cũng là những Ơn Chúa giúp chúng ta mạnh mẽ hơn…Những người từng
chung vai sát cánh với mọi anh chị em khác trong trận tuyến chống Dịch - với
nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau - sẽ thấy
yêu Chúa yêu người hơn, vững chãi niềm tin yêu và sẵn sàng hơn trong tiếng gọi
Truyền Giáo – tiếng gọi hiến dâng đời mình…để “Ni-ni-vê trần gian” cảm nhận về
một “Vị Thiên Chúa từ bi nhân hậu – chậm
giận – giàu tình thương – và hối tiếc vì đã giáng họa” - Vị
Thiên-Chúa-Là-Cha…
Bởi thật ra – nhờ quãng thời gian ngắn ngủi và nhiều hăm dọa của dịch bệnh trong các Trung Tâm – mà anh chị em Linh Mục,
Tu Sĩ mới cảm nhận nhiệt tình và niềm vui dễ lây lan của các tình nguyện viên
khác Đạo hay không Đạo quanh mình, đồng thời cũng giúp cho những anh chị em ấy
nhìn thầy niềm vui của chúng ta – niềm vui Tin Mừng và tinh thần trách nhiệm
trong công việc…
Từ đó, chúng ta có thể ngâm nga :
Phần con – giữa tiếng hát tạ
ơn,
Con sẽ tiến dâng Ngài hy lễ
:
Con xin giữ trọn
điều đã khấn nguyện…
Đức Chúa mới là Đấng
ban ơn cứu độ
( Gn 2 , 10)…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp – Suy nghĩ
về Truyền Giáo 2021