Chuyến
đi khứ hồi từ lòng Cha trên Trời (Ga 1,1-18) qua lòng Mẹ dưới đất (Lc 1,26-38) – xuống tận lòng đất (Mt 22,40) trước khi trở về trong lòng Cha
(Ga 13,1).
Dẫn nhập
Năm nay Lễ Truyền Tin – mừng bước khởi đầu của
màu nhiệm Nhập Thể mà thư Phi-lip-phê 2,6-7 diễn tả là : “Từ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, Người đã tự hóa ra không, mang lấy
thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”, diễn ra ngay
trước Lễ Lá, đưa chúng ta vào Tuần Thánh, để chiêm ngắm, cảm nghiệm, theo Người
xuống tận đáy của chuyến đi xuống rồi theo Người trong chuyến trở lên vinh
quang trong lòng Cha. Đây là chuyến đi khứ hồi của Con Thiên Chúa thi hành sứ mạng
vì chúng ta:
“Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi
chúng tôi, Người đã từ trời xuông thế...”
Trước hết cũng nên đọc lại đoạn đầu thư Hip-ri
và một dụ ngôn trong sách Tin mừng để giúp chúng ta thấy tại sao Thiên Chúa lại
đi tới chỗ sai chính Con Một Yêu Dấu xuống làm người như lời cuối cùng ngỏ với
loài người chúng ta.
Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã
phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; 2nhưng
vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử .
Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn
vật muôn loài. 3Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh
trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của
mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu
Đấng Cao Cả trên trời. 4Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả
hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy
nhiêu. (Hr 1,1-4).
Đoạn này nói đến địa vị trổi vượt của Con Thiên
Chúa, vượt trên các ngôn sứ và chuyến hành trình “khứ hồi của Người” với sứ mạng
tẩy trừ tội lỗi; đồng thời cho biết đây là thời sau hết của mạc khải, vì Thiên
Chúa đã nói Lời cuối cùng, Thiên Chúa không còn ai khác để sai đến và cũng
không còn lời nào khác để nói với chúng ta.
Người đầu tiên được Thiên Chúa ngỏ lời là Áp-ra-ham,
ông đã tin lời Thiên Chúa, đã không tiếc gì với Thiên Chúa, nên ông đã thành “bạn”
của Thiên Chúa.
Hơn 400 năm sau Thiên Chúa đã nói với dòng dõi
ông qua một người là Mô-sê, nhưng Mô-sê cũng không làm theo đúng ý Thiên Chúa,
tuy Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn dạy dỗ và sử dụng ông để chuyển đạt Luật của Giao
Ước cho dân. Nhưng trí nhớ của họ chẳng bền và các ngẫu thần mà Áp-ra-ham đã từ
bỏ một lần dứt khoát, thì họ vẫn bị hấp dẫn và cũng không nhận Thiên Chúa là nơi nương tựa duy nhất
như tổ phụ Áp-ra-ham, mà vẫn thích dựa vào các thế lực chính trị chung quanh.
Sách Đệ
Nhị Luật ca tụng Mô-sê: Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào
như ông Mô-sê, người
mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt . 11ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm
thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng
tất cả bề tôi và cả nước. 12Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn
tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en. (34,10-12)
Thư Hip-ri
không ngần ngại so sánh Mô-sê với Chúa Giê-su để cho thấy Chúa Giê-su hơn hẳn
Mô-sê thế nào –
Do đó, thưa anh em là những người trong dân
thánh, những người được hưởng chung ơn gọi bởi trời, anh em hãy ngắm nhìn
Đức Giê-su là Sứ Giả, là Thượng Tế , là
Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin. 2Người trung thành với Đấng đã đặt Người lên chức vụ đó, cũng
như ông Mô-sê đã trung
thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa . 3Như người làm nhà đáng tôn vinh hơn chính ngôi nhà, thì
Đức Giê-su cũng
được coi là đáng tôn vinh hơn ông Mô-sê. 4Quả thật, nhà nào cũng phải có người làm
ra, và Đấng làm ra mọi sự là Thiên Chúa. 5Ông Mô-sê đã trung thành
khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa, với tư cách là tôi tớ để làm chứng
về các điều Thiên Chúa sẽ phán truyền. 6Còn
Đức Ki-tô thì
trung thành với tư cách là nưgời Con đứng đầu nhà Thiên Chúa. Mà nhà Thiên Chúa
là chính chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ
hiên ngang về niềm hy vọng của chúng ta. (Hr 3,1-6).
Tại sao Thiên Chúa đã đi đến giải pháp cuối
cùng là sai chính Con Một đến lám người để nói với chúng ta như lời cuối cùng?
Tin Mừng Mát-thêu cho câu trả lời bằng
dụ ngôn những người làm vườn nho:
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác : “Có gia chủ
kia trồng được một vườn nho ; chung quanh vườn, ông rào giậu ; trong vườn,
ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy
đi xa. 34Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các
tá điền để thu hoa lợi. 35Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người
này, giết người kia, ném đá người nọ. 36Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước:
nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37Sau
cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con
ta” 38Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo
nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” 39Thế là
chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. 40Vậy xin hỏi:
Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” ... (Mt 21,33-38; xin
mời đọc tiếp trong sách Tin Mừng)
Hành
trình Con Thiên Chúa đến cắm lều giữa chúng ta trong
Tin Mừng theo thánh Gio-an
Trong Tin Mừng thứ tư, lời tựa tả cho chúng ta
cuộc khởi hành từ trong lòng Cha, nơi Người vẫn ở từ đời đời, đến làm người, “cắm lều giữa chúng ta”, với sứ mạng
“kể ra cho chúng ta biết về Cha.”
Để hiểu ý nghĩa hai câu vắn vỏi này, phải so sánh với sách Xuất Hành. Sau vụ
“Con bê bằng vàng” (chương 32), ông Mô-sê có sáng kiến dựng một cái Lều bên
ngoài trại:
Ông Mô-sê lấy một chiếc lều và đem dựng
cho mình bên ngoài trại, cách một quãng xa. Ông gọi lều ấy là Lều Hội Ngộ.
Ai thỉnh ý ĐỨC CHÚA thì ra Lều Hội Ngộ,
ở ngoài trại. 8Mỗi khi ông Mô-sê ra Lều, toàn dân đứng lên, ai nấy
đứng ở cửa lều mình và nhìn theo ông Mô-sê cho đến khi ông vào trong Lều. 9Mỗi khi ông Mô-sê vào trong Lều, thì cột mây đáp xuống, đứng ở cửa Lều,
và ĐỨC CHÚA đàm đạo với ông Mô-sê. 10Khi thấy cột mây đứng ở cửa Lều, toàn dân đứng dậy; và ai nấy
phủ phục ở cửa lều mình. 11ĐỨC CHÚA đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt, như hai người bạn với nhau. Rồi
ông Mô-sê trở về
trại ; nhưng phụ tá của ông là chàng thanh niên Giô-suê, con ông Nun, thì cứ ở trong Lều, không rời khỏi đó.
(Xh 33,7-11). Thiên Chúa chấp nhận sáng kiến của ông.
Suốt dọc
sách Tin Mừng thứ tư này, Người nhắc đi nhắc lại rằng Người từ nơi Chúa Cha đến
để thi hành ý muốn của Cha, nói lời của Cha và làm các việc của Cha. Đó là cách
thức Người kể ra cho chúng ta biết về Cha: Người là sự hiện diện hưu hình của
Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha... Những
lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình mà nói: nhưng Cha ở trong Thầy làm
những việc của Người. Hãy tin Thầy! Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy”
(Ga 14,9-11). Trong thư thứ nhất, thánh Gio-an sẽ nói:
Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu,
điều chúng tôi đã nghe, điều
chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến,
đó là Lời sự sống.
2Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng,
chúng tôi loan báo cho anh
em sự sống đời đời: sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha
và nay đã được tỏ bày cho
chúng tôi.
3Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh
em nữa,
để chính anh em cũng được
hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với
Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.
4Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta
được nên trọn vẹn. (1Ga 1,1-4).
Niềm
vui của người kể và niếm vui của người nghe được trọn vẹn, vì cả hai bên cùng
được “hiệp thông với Chúa Cha và vời Đức
Giê-su Ki-tô, Con của Người”. Chúa Cha sai Con đến với chúng ta vì mục đích
ấy. Người viết ra kinh nghiệm của mình cũng vì mục đích ấy.
Khi
kể về bữa ăn cuối cùng giữa Thầy Trò, Tin Mừng thứ tư kể cho chúng ta bước khởi
hành cuộc hành trình của Con trở về trong lòng Cha:
“Trước lễ Vượt
Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến giờ phải bỏ
thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình
còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (13,1).
Người
từ Cha mà đến cũng vì yêu, Người về với Cha cũng vì yêu. Người kể điều cuối
cùng về Cha bằng lời nói và việc làm. Trong thư
I, thánh Gioan sẽ tóm lại bằng Danh Mới của Thiên Chúa: Thiên Chúa là Tình Yêu.
Trong
sách Xuất Hành, sau vụ dân thờ hình
tượng con bê bằng vàng, ông Mô-sê đã xin và Thiên Chúa đã tha cho dân, rồi trao
cho ông hai tấm bia Thiên Chúa tự tay khắc luật Giao Ước để đem xuống cho dân,
nhưng xuống tới chân núi, thấy cảnh gai mắt, ông lại nổi giận và tự tay đập vỡ
hai bia đá, coi như tự tiện phá bỏ Giao Ước của Thiên Chúa, lại tuyên bố thánh
chiến tiêu diệt những kẻ bị cọi là thủ phạm (Xh 32,14-29). Sau đó ông nhận ra mình chưa biết đường lối của Thiên
Chúa, chứng tỏ mình chưa biết Thiên Chúa, tuy đã được vào trong đám mây với
Thiên Chúa, nên ông cầu xin:
“Nếu quả
thật con đã được nghĩa với Ngài, xin khấng tỏ cho con biết đường lối của Ngài,
để con biết Ngài, và được nghĩa với Ngài.” (33,12).
Thiên
Chúa truyền cho ông tự tay đẽo hai tấm bia đá giống hai tấm bia của Thiên Chúa
mà ông đã tự tay đập vỡ dưới chân núi rồi tự tay vác lên núi, không cho ai đi
theo để giúp ông như lần trước. Lần này Thiên Chúa đến cho ông biết đường lối
của Thiên Chúa:
ĐỨC CHÚA ngự
xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là ĐỨC CHÚA. 6ĐỨC CHÚA đi
qua trước mặt ông và xướng: “ĐỨC CHÚA! ĐỨC CHÚA! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận,
giàu nhân nghĩa và thành tín, 7giữ lòng
nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và
trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông.”
Vậy thì Thiên Chúa là Đấng nhân hậu từ bi, nhân nghĩa với
muôn ngàn thế hệ. Thiên Chúa sẽ trừng phạt, mà khi Thiên Chúa ra tay trừng phạt
thì trừng phạt ba bốn đời cơ. Nhưng muốn thấy Thiên Chúa trừng phạt thế nào thì
chịu khó chờ sau muôn ngàn thế hệ, chứ không phải như ông đã trừng phạt
tức thì theo cơn nóng giận.
Con Thiên Chúa đến làm người mới cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Yêu, và đã ban chính
Con Một cho loài người, để làm “Con Chiên
Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian”.
Con đường mà Con Thiên Chúa đã đi khi từ trong
lòng Cha đến với chúng ta, rồi từ giữa chúng ta về lại trong lòng Cha là đường
lối của Thiên Chúa mà Mô-sê đã xin Thiên Chúa cho ông biết để ông biết Thiên
Chúa.
Con đường ra khỏi thế giới này là cái chết. Con
Thiên Chúa đã không được cất lên trời trên cỗ xe và ngựa bằng lửa như E-li-a (2V 2,11), mà đi chung con đường của anh
chị em mình, nhưng đặc biệt hơn. Người không có chỗ để nằm mà trút hơi thở cuối
cùng và không có thân nhân vuốt mắt, cũng không có “bốn tấm dài hai tấm ngắn”,
và một ngôi mộ đào cho mình như người Việt Nam. Người ra đi trên một cây gỗ su xi
mà chính người phải tự mình vác lên một ngọn đồi ở ngoài cổng thành
Giê-ru-sa-lem để lính Rô-ma treo Người lên đó. Tin Mừng thứ tư thì nói “ở giữa hai người khác”, còn các Tin Mừng
nhất Lãm thì nói “giữa hai kẻ gian phi”
hoặc “hai tên trộm cướp”.
Người tiếp tục đến cùng con đường “hóa ra
không” ngay trong thân phận con người. Người bị lột hết, không chỉ áo sống mà cả
phẩm giá con người. Nhờ một người môn đệ ẩn danh, nhưng quyền thế và giàu có là
Giô-xép A-ri-ma-thê, bây giờ mới xuất đầu lộ diện để gặp thẳng Phi-la-tô, xin
lãnh xác Thầy để mai táng, Người mới khỏi bị quăng xuống hố như những từ tù bị
án xử treo lên cây gỗ. Cuộc mai táng vội vàng vì là chiều ngày dọn Chiên Vượt
Qua để ăn mừng lễ. Nhưng ông cũng kịp đi mua một tấm vải mới để liệm (Mc 15,46). Một môn đệ ẩn danh quyên thế
khác là Ni-cô-đê-mô đem một trăm cân một dược trộn với trầm hương tới. Hai ông
tẩm liệm theo đúng tục lệ Do Thái. Chúa đã sinh làm người Do Thái, chết như một
tên tội phạm nhưng được mai táng như một người Do Thái. Chúa không có phần mộ
dành sẵn cho mình, được đặt vào ngôi mộ của ông Giô-xép.
Thế là cuộc mai táng nối lại với lúc Chúa sinh
ra. Không có chỗ cho Mẹ nằm sinh con, không có chỗ cho Mẹ đặt con mới sinh. Thế
mà lại sinh ngay tại Be-lem, nguyên quán của tổ tiên là Đa-vít. Không có thân
nhân để nhờ vả, không có họ hàng tới viếng thăm, chỉ có mấy con vật tiếp đón,
như nhận ra chủ của mình, nhường cho cái máng cỏ
làm nôi. Mẹ đã mang theo được tấm khăn trong chuyến đi từ Na-da-rét lên Be-lem
để bọc con mới sinh và đặt nằm trong máng cỏ.
Nằm trong Máng Cỏ, Người đã nói lên ý nghĩa cuộc
hành trình của Người: trở nên thức ăn đem sự sống mới cho loài người: SỰ SỐNG CỦA
THIÊN CHÚA.
Tin Mừng thứ Tư sẽ giải thích Người trở thành của
ăn của uống như thế nào và ta sẽ ăn và uống bằng cách nào.
Trước hết ăn và uống Lời của Người, vì
“Lời của Người là Thần Khí và Sự Sống” (6,63). Người là của ăn trở thành sự sống
đời đời, vì “Người là Bánh Thiên Chúa
ban, Bánh từ trời xuống, Bánh thật: Bánh của Thiên Chúa, là Bánh từ trời xuống
và đem sự sống cho thế gian”. Người nói thẳng: “Tôi là Bánh hằng sống sống, từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ sống đời đời.
Hơn nữa Bánh tôi sẽ cho, chính là Thịt của tôi để đem sự sống cho thế gian”.
Lời tuyên bố của Người chói tai thính giả trong
Hội đường. Nhưng Người không tìm cách giảm nhẹ mà đẩy tới cùng: “Thật,
tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông
không có sự sống nơi mình.
Điều bị đảo ngược ở đây là của ăn thức uống hằng
ngày trở thành máu thịt của chúng ta, nuôi dưỡng sự sống của chúng ta, còn Máu
và Thịt của Người lại biến đổi chúng ta, cho chúng ta chính sự sống của Người:
54Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn
đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55vì thịt tôi
thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56Ai ăn thịt
và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57Như Chúa
Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn
tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.” (6,53-57).
Các Tin Mừng Nhất Lãm sẽ kể cho chúng ta việc
Chúa Giê-su tự trao mình làm của ăn và của uống cho chúng ta trong bữa Tiệc Ly
dưới hình bánh hình rượu: “Hãy cầm lấy mà
ăn, đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em”; “Hãy cằm lây mà uống, chén này là
chén Máu của Thầy, đổ ra vì anh em” (Mt
26,26-28; Mc 14,22-25; Lc 22,19-20 // 1Cr 11,23-25). Để trở thành bánh, lúa mì phải được xay ra và nướng
trong lò; để trở thành rượu, trái nho phải được ép lấy nước cốt và để trong
thùng cho lên men. Cái chết trên thập giá vừa là cối xay vừa là bồn ép; những
đau khổ đau khổ tột cùng suốt cuộc khổ nạn là lò nướng bánh và ngôi mộ là bồn
chứa cho nước nho lên men thành rượu. Khi ra khỏi mộ trong phục sinh vinh hiển
thì Chúa đã thành Bánh và Rượu để ban sự sống của Thiên Chúa cho chúng ta.
Hành
trình về trong vinh quang của Cha
Con Thiên Chúa đã đến như quà tặng của Tình Yêu
mà Cha cho nhân loại để trở thành Anh Cả của chúng ta, chung trọn vẹn thân phận
con người với chúng ta (X. Hr
2,5-18). Hành trang Người mang theo xuống trần gian là nguyên khối Tình Yêu của
Cha. Người đển kể cho chúng ta biết Cha của Người là Tình Yêu, không chỉ kể bằng
lời, nhưng kể bằng việc làm, bằng đời sống và bằng chính mạng sống. Cuối cùng bằng
chính sự Phục Sinh để cho thấy Cha là Tình Yêu, mạnh hơn sự chết.
Giu-se bên Ai Cập hỏi anh em, khi họ chưa nhận ra ông,
về “cha các ngươi”, để cuối cùng nói cho họ biết: đó là cha tôi. Ông giải thích
cho anh em: ‘chính là
để duy trì sự sống của anh em mà Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước anh em”
(45,5). Anh em vẫn chưa dám tin là ông thật tình tha cho
họ, nên sau khi cha chết, họ còn “mạo di chúc của cha” để xin tha, ông giải
thích lần nữa:
“Các anh ông Giu-se thấy cha mình
đã chết thì bảo nhau: “Không khéo Giu-se còn hận chúng ta và trả
lại cho chúng ta tất cả điều ác chúng ta đã gây ra cho nó!” 16Họ sai người đến nói với ông:
“Cha của chú trước khi chết đã truyền rằng: 17Các con hãy nói thế này
với Giu-se: ‘Thôi! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì
họ đã gây ra điều ác cho con.’ Bây giờ, xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi
Thiên Chúa của cha chú!” Ông Giu-se khóc, khi họ nói với ông như thế.
18Các anh ông đích thân đến cúi rạp xuống trước mặt ông và nói:
“Này chúng tôi là nô lệ của chú.” 19Ông Giu-se nói với họ: “Đừng sợ! Tôi đâu có thay quyền
Thiên Chúa! 20Các anh đã định làm điều ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa
lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xảy ra hôm nay, là cứu
sống một dân đông đảo. 21Bây giờ các anh đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng cho các anh và con cái
các anh.” Ông an ủi và chuyện trò thân mật với họ.
Khởi
đầu câu chuyện là “Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, thì
sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu.” (37,4). Khi ông cho anh em biết sự thật về thân thế của mình lần
đầu, phản ứng của họ như thế nào?
Ông Giu-se nói với anh em : “Tôi là Giu-se đây ! Cha tôi còn
sống không ?” Nhưng anh em không thể trả lời : thấy mình đối diện với ông, họ
bàng hoàng. 4Ông Giu-se nói với anh em : “Hãy lại gần tôi.” Họ lại gần. Ông
nói : “Tôi là Giu-se, đứa em mà các anh đã bán sang Ai-cập. 5Nhưng bây giờ, các anh
đừng buồn phiền, đừng hối hận vì đã bán tôi sang đây : chính là để duy trì
sự sống của anh em mà Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước anh em.
Rồi “Ông bá cổ Ben-gia-min, em ông, mà khóc ; Ben-gia-min cũng gục vào cổ ông
mà khóc. 15ông hôn tất cả các anh và ôm họ mà khóc, sau đó anh em
ông nói chuyện với ông” (45,3-5,15). Để ý là
ông Giu-se khóc, Ben-gia-min cũng khóc, còn 10 người kia, không ai khóc. Nhưng
ít ra họ nói chuyện với ông. Lần cuối khi họ mạo di chúc của cha để xin tha,
thì ông an ủi và chuyện trò thân mật với họ, nhưng vẫn không thấy họ
thân mật lại với ông.
Rồi ông sai anh em về báo tin cho cha, gởi xe
về đón cha và cả gia đình sang Ai cập với ông để tránh nạn đói còn kéo dài và
được sống (X. St 45,3-15), hoàn thành sứ mạng cha đã trao cho ông mấy chục năm
trước, khi ông 17 tuổi : “Con hãy đi xem các anh con có được yên
lành không, xem chiên dê có được yên lành không, rồi đem tin về cho cha.”
(37,14). Giu-se đã trải qua một hành trình đi xuống, do
sự phản bội của anh em, từ địa vị con cưng của Gia-cóp xuống tận đáy giếng, làm
thân nô lệ, rồi xuống tận đáy ngục tù, để cuối cùng lên địa vị thay Pha-ra-ô,
toàn quyền cai trị nước Ai Cập :
“Sau
khi Thiên Chúa đã cho ông biết tất cả những điều ấy, không ai thông minh và
khôn ngoan như ông. 40Ông sẽ là tể tướng triều đình của
ta, toàn thể dân ta sẽ phục tùng mệnh lệnh của ông ; ta lớn hơn ông chỉ vì ngai
vua mà thôi.” 41Pha-ra-ô nói với
ông Giu-se : “Coi đây, ta đặt ông cai quản toàn
cõi Ai-cập.” 42Pha-ra-ô rút nhẫn ra khỏi tay mình và
xỏ vào tay ông Giu-se, mặc cho ông y phục vải gai mịn, và đeo vào cổ ông
chiếc vòng vàng . 43Vua cho ông lên xa giá thứ hai của vua, và
người ta hô trước mặt ông : “Quỳ xuống !” Như vậy, vua đặt ông cai
quản toàn cõi Ai-cập.
44Pha-ra-ô nói với
ông Giu-se : “Ta là Pha-ra-ô. Không có lệnh của ông, không ai
được cử động tay chân trong toàn cõi Ai-cập.” (41,39-44).
Con Thiên Chúa từ vinh
quang Con Một Yêu Dấu hằng ở trong lòng Cha, tự hóa ra không, xuống mặc lấy
thân nô lệ, làm Anh của một loài người phản bội, kể cho chúng ta về Cha của
Ngài và do sự phản bội của anh em, xuống tận đáy âm ty, rồi phá tan cả âm ty để
giải thoát anh em mình khỏi cõi chết. Trong Tin Mừng thứ tư, sứ điệp Người trao
cho bà Maria Ma-đa-lê-na chuyển cho các môn đệ : « Hãy đi gặp anh em
Thầy và bảo họ : ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng
Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em.’” (20,17)
Ông Giu-se thì bảo anh em về báo tin choc ha,
và sai xe, ngựa về đón cha với cả gia đình xuống với mình, còn Chúa Giê-su thì
nhắn : « Thầy lên cùng Cha của
Thầy cũng là Cha của anh em ». Trước khi xuống tận đáy âm ty, Chúa Giê-su
đã xin Cha trong lời nguyện hiến tế :
“Lạy Cha, con muốn rằng
con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ
chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã
yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. 25Lạy Cha là Đấng công
chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người
này đã biết là chính Cha đã sai con. 26Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để
tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.”
Nhưng trước khi họ được
vào trong vinh quang, nơi Người đang ở thì họ phải tiếp tục sứ mạng Cha đã trao
cho Người :
Con không xin Cha cất họ
khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. 16Họ không thuộc về thế
gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. 17Xin Cha
lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. 18Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến
thế gian.
Tiếp tục sứ mạng của Người
thì các môn đệ cũng sẽ chung thân phận với Người :
“Nếu thế gian ghét anh
em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. 19Giả như
anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì
anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế
gian, nên thế gian ghét anh em. 20Hãy nhớ lời Thầy đã nói với
anh em : tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt
bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. 21Nhưng họ sẽ làm tất cả những
điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã
sai Thầy »
Nhưng các môn đệ đã được
Cha bảo đảm ngay từ bây giờ ; không chỉ nhóm môn đệ đã từng theo Người mấy
năm nay, mà cả những ai sẽ nhờ lời các môn đệ làm chứng mà tin vào Người, nghĩa
là cả « dòng dõi » sẽ được sinh ra nhờ lời rao giảng :
“Con không chỉ cầu nguyện
cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, 21để tất cả nên một,
như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta .
Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. 22Phần con, con đã ban cho họ
vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một : 23Con ở trong họ và Cha ở
trong con, để họ được hoàn toàn nên một ; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là
chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
Người bảo đảm không chỉ với lời cầu nguyện của Người, nhưng bằng một sự hiện
diện mới :
Thầy
nói thật với anh em : Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy
không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em ; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ
sai Đấng ấy đến với anh em. 8Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội
lỗi, về sự công chính và việc xét xử : 9về tội lỗi : vì chúng không tin vào Thầy ; 10về sự công chính : vì Thầy đến cùng Chúa Cha,
và anh em không còn thấy Thầy nữa ; 11về việc xét xử : vì Thủ lãnh
thế gian này đã bị xét xử rồi.
12“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em.
Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn
anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những
gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy
đến. 14Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy
những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em. 15Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã
nói: Người lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.
Như vậy trong hành trình trở
lên với Cha, Chúa Giê-su mang theo một hành trang rất nặng. Ngay khi thấy dấu
hiệu chứng tỏ thập giá đã kề bên, một đàng Người khiếp sợ như muống ngọng,
nhưng đàng khác Người đã tuyên bố thành quả đạt được nhờ cây thập giá.
Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy
biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này
mà con đã đến. 28Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha.” Bấy giờ
có tiếng từ trời vọng xuống : “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” 29Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói : “Đó là tiếng sấm
!” Người khác lại bảo : “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” 30Đức Giê-su đáp : “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. 31Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ
lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! 32Phần
tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” 33Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào
Chúng ta chứng kiến một cảnh
gợi lại cảnh ở núi Xi-nai, Mô-sê nói, Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm sét (Xh 19,19), khiến dân khiếp sợ :
Khi nghe tiếng sấm
sét, tiếng tù và, khi thấy ánh lửa và núi bốc khói, toàn dân sợ hãi run rẩy và
đứng xa xa. 19Họ nói với ông Mô-sê : “Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe ; nhưng xin
Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất !” 20Ông Mô-sê bảo dân : “Đừng sợ hãi, vì Thiên Chúa đến là để thử thách
anh em và làm cho anh em luôn luôn kính sợ Người, ngõ hầu anh em đừng phạm tội.” 21Dân đứng xa xa, còn ông Mô-sê thì tiến lại gần đám mây đen, nơi
Thiên Chúa đang ngự. (Xh 20,18-21)
Tiếng sấm sét ở Xi-nai nhằm
cho dân kính sợ Thiên Chúa, tiếng sấm vang lên ở sân Đền Thờ hôm nay báo giờ
phán xét thế gian đã tới. Cuộc phán xét này không phải để tiêu diệt, nhưng để
giải thoát loài người khỏi quyền lực của thủ lãnh thế gian là kẻ đã đem tội lỗi
và cái chết vào cho loài người khi xúi tổ tiên nghi ngờ Tình Yêu, bất tuân lệnh
Thiên Chúa, giơ tay lên cây hái trái cấm trong vườn Địa Đàng.
Hánh trang Chúa Giê-su
mang theo trên hành trinh đi lên là phần thưởng, là chiến lợi phẩm Con Thiên
Chúa đoạt từ tay thủ lãnh thế gian nhờ cây thập giá, vì Người mạnh hơn, như gười
đã nóiu :
« Nếu
tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên
Chúa đã đến giữa các ông. 21Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ
canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn. 22Nhưng
nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước
lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được. »
(Lc 11,20-22).
Sách Sáng Thế kể việc Áp-ra-ham chất củi lên vai con một yêu dấu lên núi
để dâng chính người con ấy làm của lễ toàn thiêu, như Thiên Chúa truyền cho ông.
Hai người tôi tớ và con lừa phải chờ ở dưới chân núi. Chỉ có hai cha con cùng
đi lên núi. Tới nơi, ông đã lập bàn thờ, xếp củi lên, để lửa sẵn một bên, rồi
trói con đặt lên trên và giơ tay cầm lấy con dao để kết thúc cuộc tế lễ. Bấy giờ
Thiên Chúa mới ngăn tay ông lại, Người chỉ nhận tấm lòng của ông và trả lại đứa
con một yêu dấu cho ông, để đứa con một trở thành dòng dõi đông đúc như sao trời
cát biển (St 22,1-19).
Con Một yêu dấu của Thiên
Chúa, thì Người để cho người ta chất cây thập giá lên vai cho Con vác lên núi.
Người không chặn tay bọn lính, để mặc chúng lột trần truồng và đóng đinh Con của
Người vào cây gỗ su xi, dựng lên một cách thô bạo trước mặt đám đông khách thập
phương kéo nhau về Thành Thánh dự lễ Vượt Qua, là lễ kỷ niệm đêm Thiên Chúa đã
giải thoát họ khỏi ách nô lệ bên Ai-cập. Con Thiên Chúa bị treo lên cây thập
giá, là nhục hình người Rô-ma dành xử tử nô lệ. Thế là Con Thiên Chúa, vốn
ngang hàng với Thiên Chúa, đã đi đến cùng trong hành trình « tự hóa ra không, mang lấy thân nô lệ và vâng
lời cho đến nỗi bằng chết và chết trên cây thập giá » (Pl 2, 6-8).
Vẫn theo bài thánh ca
trong thư Phi-líp-phê Thiên Chúa đáp
lại bằng cách siêu tôn Con :
Chính
vì thế,
Thiên
Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn
danh hiệu .
10Như vậy, khi vừa nghe danh
thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ,
muôn
vật phải bái quỳ ; 11và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài
phải mở miệng tuyên xưng rằng : “Đức Giê-su Ki-tô
là Chúa »
Chiến lợi phẩm của Con Thiên Chúa
Bài thánh ca trong thư gởi
tín hữu Ê-phê-sô trình bày đó la kế
hoạch của Thiên Chúa :
Chúc
tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Trong
Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn
phúc của Thánh Thần.
4Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta
trước cả khi tạo thành vũ trụ,
để
trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,nhờ tình thương
của Người .
5Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người
đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
6để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân
sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu.
7Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha
tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người.
8Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta cùng
với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu.
9Người cho ta được biết thiên ý nhiệm
mầu :
thiên
ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô.
10Đó là đưa thời gian tới hồi viên
mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là
Đức Ki-tô. (1,3-10)
Thư Cô-lô-xê cũng có bài thánh ca tương tự :
« Người
là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để
trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
Vì
Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, 20cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà
giải với mình.
Nhờ
máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới
đất và muôn vật trên trời. » (Cl
1,18-20).
Máu
Điều chúng ta khó
hiểu và khó chấp nhận là tại sao trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa lại có
yếu tố quyết định là Máu của Con Thiên Chúa phải đổ ra trên thập giá ?
Đó là màu nhiệm vượt sức trí khôn chúng
ta. Chúng ta cố gắng hiểu phần nào theo Sách Thánh. Các thụ tạo có sự sống mà
kinh nghiệm giác quan cho thấy được thì Sự sống ở trong máu. Sau
khi Ca-in giết em : ĐỨC CHÚA phán
với Ca-in : “A-ben em
ngươi đâu rồi ?” Ca-in thưa : “Con không biết. Con là người giữ
em con hay sao ?” 10ĐỨC CHÚA phán : “Ngươi đã làm gì vậy ? Từ dưới
đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta ! (St 4,9-10)
Sau nạn Hồng Thủy, Thiên Chúa phán với Nô-ê:
Mọi loài di động và có sự sống sẽ
là lương thực cho các ngươi ; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó,
cũng như đã ban cỏ xanh tươi. 4Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức
là máu. 5Nhưng Ta sẽ đòi mỗi con
vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi ; Ta sẽ đòi con
người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh
em mình.
6 Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra,
vì Thiên Chúa đã làm ra con người
theo hình ảnh Thiên Chúa. (St 9,3-6)
Câu
trên đây có vẻ như cho chúng ta thêm một cách giải thích về con người được dựng
nên giống hình ảnh Thiên Chúa: con người không chỉ là loài có sự sống, mà sự
sống của con người là do hơi thở của Thiên Chúa. Các loài khác có sự sống ở
dưới nước và trên mặt đất là kết quả của Lời Thiên Chúa phán vào ngày thứ năm
trong công trình tạo dựng, sau khi trời đất, và biển đã ổn định:
Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra
đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất,
dưới vòm trời.” 21Thiên Chúa sáng tạo các thuỷ quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật
vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại.
Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 22Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng : “Hãy sinh sôi nảy nở
thật nhiều, cho đầy biển ; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất.” 23Qua một buổi chiều và một
buổi sáng : đó là ngày thứ năm.
24Thiên Chúa phán : “Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo
loại : gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại.” Liền có như
vậy. 25Thiên Chúa làm ra dã thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và
loài bò sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Sau
các loài sinh vật dưới nước và chim trời:
việc tạo dựng các loài thú trên mặt đất gia súc, bò sát, dã thú được kể
giữa ngày thứ năm, , và ngày thứ sáu, là ngày Thiên Chúa dựng nên con người.
Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người
theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá
biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.”
27Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh
Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
28Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên
Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và
thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật
bò trên mặt đất.” 29Thiên Chúa phán : “Đây Ta ban cho các ngươi
mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt
giống, để làm lương thực cho các ngươi. 30Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí,
thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Liền có như
vậy. 31Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả
là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ sáu.
Con người xuất hiện cuối cùng, như tột đỉnh
công trình tạo dựng. Trình thuật tạo dựng ở chương thứ hai của sách Sáng Thế giải thích tại sao con người
cao quý hơn các loài vật : vì con người được Thiên Chúa tự tay nặn ra từ bụi
đất, nhưng sự sống của con người do hơi thở của Thiên Chúa mà có : con người
vừa chung phần với các loài thú, vì Thiên Chúa lấy bụi đất nặn thành con người,
vừa vượt trên các loài vật, vì sự sống của con người do chính hơi thở của Thiên
Chúa ban cho. Hơn thế nữa, chỉ có con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình
ảnh Thiên Chúa, tạo một nơi ở đặc biệt và đặt con người thay mặt Thiên Chúa cai
quản các sinh vật khác :
7ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy
bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một
sinh vật. 8Rồi ĐỨC CHÚA là
Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào
đó con người do chính mình nặn ra (St 2,7-8)
Trong lời Thiên Chúa
phán với ông Nô-ê, thì sự sống của loài vật cũng là của Thiên Chúa, nên con
người được ăn thịt, nhưng không được ăn huyết vì huyết là chính sự sống của
loài vật (Đnl 12,16.23-24. Đó là sư
phạm của Sách Thánh để dạy người ta tôn trọng sự sống. Nếu sự sống của loài vật
mà phải tôn trọng thì sự sống của con người càng cao quý và phải tôn trọng hơn
nữa.
Của lễ trong Cựu
Ước, ngoài các nông sản đầu mùa (x. Đnl
26,1-11 ; Xh 23,14-17.19), còn dâng
cả loài vật để nhìn nhận rằng tất cả là ân huệ của Thiên Chúa, và khi đem con
vật làm của lễ thì phải dâng cả máu và mỡ của nó, vì mỡ cũng được coi là tương
đương với máu (Xh 23,18; Lv 3,2-4;4,8-10.13-15), để nhìn nhận
rằng sự sống loài vật cũng thuộc về Thiên Chúa. Đó là một bước sư phạm nữa để
về giá trị mạng sống con người.
Máu loài vật được
dùng để kết giao ước giữa Thiên Chúa và loài người (Xh 24,5-8) tượng trưng cho sự chung huyết nhục. Thiên Chúa nhận dân
làm dân của Chúa, dân nhận Thiên Chúa là Chúa của mình. Ngày lễ xá tội, để tái
lập Giao Ước mà dân đã vi phạm bằng tội lỗi, lại dùng máu để xá tội.
Thiên Chúa đã tạo
dựng con người với sự ưu ái đặc biệt, “theo
hình ảnh của Thiên Chúa” (St
1,26-27), và “trao hơi thở của Thiên Chúa
để làm cho con người thành loài có sự sống” (St 2,7). Con Thiên Chúa làm người để dạy bài cuối cùng về câu này :
“Theo hình ảnh của Thiên Chúa”,
nghĩa là gì ? Là biết yêu mến, vì THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU. Thiên Chúa đã
mạc khải Tình Yêu của Người qua công trình tạo dựng, nhưng con người chưa nhận
ra, chưa hiểu. Vì Xa-tan đã xúi con người nghi ngờ Tình Yêu của Thiên Chúa và
nổi loạn. Do đó con người đã đảo lộn mọi tương quan : tương quan với Thiên
Chúa, tương quan giữa người nam và người nữ, giữa anh em cùng chung huyết nhục ;
tương quan giữa con người với thiên nhiên. Tất cả mọi sự dữ trên trần gian do
con người gây ra đều bắt nguồn từ đó. Ngày nay càng rõ hơn bao giờ, con người
áp bức thống trị nhau, không còn tôn trọng mạng sống từ lúc khởi đầu trong lòng
mẹ cho tới chỗ dành cả quyền tự hủy hoại chính mạng sống của mình, như thể mình
là chủ mạng sống. Con người đang hủy hoại mọi sinh vật khác và cả môi trường sống
của loài người.
Nhưng mọi quà tặng
của Thiên Chúa cho loài người trong tạo dựng mới chỉ là công trình của Thiên
Chúa. Thiên Chúa ban quà tặng lớn hơn hết để bày tỏ tình yêu là chính mình, qua
Con Một yêu dấu. Chúa Giê-su là Con Một yêu dấu của Thiên Chúa “xuống” làm
người, nhận lấy sự sống của loài người : không chỉ là tượng trưng nữa, mà thực sự chung
huyết nhục để thành anh em của loài người để dạy cho chúng ta biết “Thiên Chúa là Tình Yêu” như thế nào. Con
Thiên Chúa đích thân trở thành Giao Ước giữa Thiên Chúa với loài người, mang ý
nghĩa hoàn toàn mới, “bất ngờ”, cho bài ca thứ nhất về người Tôi Tớ của Thiên
Chúa trong Is 42,6:
“Ta
là ĐỨC CHÚA, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm
sáng tỏ đức công chính của Ta.
Ta đã
nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh
sáng chiếu soi muôn nước”.
Cả ba sách Tin Mừng
Nhất Lãm (Mt 26,26-29; Mc 14,22-25; Lc 22,19-20; 1Cr
11,23-25) và thư 1 Cô-rin-tô đều kể
việc Chúa Giê-su thiết lập Giao Ước bằng máu của chính mình; riêng Tin Mừng Lu-ca và thư 1Cr, 11,23-26 nói rõ là “Giao
Ước Mới”, nhắc lời Gr 31,31-34.
Sách Ed 11,17-20; 36,22-28 quảng diễn
Gr 31,31-34. Mát-thêu và Mác-cô chỉ
nói Giao Ước, nhưng vì là Giao Ước bằng Máu của Chúa Giê-su chứ không phải máu
loài vật như Giao Ước Xi-nai, nên cũng là Mới rồi.
Chúng ta nhận ra
những nét chính trong lời hứa Mô-sê ghi trong sách Đệ nhị Luật 30,6 và các lời hứa Giao Ước Mới trong Giê-rê-mi-a và
Ê-dê-kien quảng diễn cùng một sự can thiệp quyết liệt của Thiên Chúa, vì
dân của Giao Ước Xi-nai nhận được Luật
Giao Ước sau khi chứng kiến bao nhiêu việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho họ từ
Ai cập cho tới khi đến bờ Đất Hứa, nhưng: “Chính anh em đã thấy những gì ĐỨC CHÚA đã làm trước mắt anh em, tại đất Ai-cập, chống lại Pha-ra-ô, cùng mọi bề tôi và cả
nước vua ấy,2đó là các thử thách lớn lao mắt anh (em) từng thấy, là
các dấu lạ điềm thiêng lớn lao ấy. 3Nhưng cho đến ngày hôm
nay, ĐỨC CHÚA đã không cho anh
em lòng để biết, mắt để thấy, tai để nghe”.
Mác-cô gợi lại lời nhận
xét này của Mô-sê và áp dụng cho các môn đệ:
14Các môn đệ quên đem bánh theo; trên thuyền,
các ông chỉ có một chiếc bánh. 15Người
răn bảo các ông: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng
men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê!” 16Và các ông bàn tán với nhau về chuyện các ông không có
bánh. 17Biết thế, Người nói với các ông: “Sao anh em lại bàn tán về
chuyện anh em không có bánh ? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em
ngu muội thế! 18Anh em có mắt mà không
thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ
sao: 19khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu
lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?” Các ông đáp: “Thưa được mười
hai.” 20“Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã
thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?” Các ông nói: “Thưa được bảy.” 21Người bảo các ông: “Anh
em chưa hiểu ư?” (8,14-21)
Còn Mát-thêu,
trong bài giảng trên núi (Mt 5,1-7,27)
và Lu-ca với bài giảng “ra mắt nhóm
Mười Hai” sau khi đã tuyển chọn họ trên núi và cùng nhau đi xuống (Lc 6,12-49), như giải thích lại Luật
Giao Ước Mô-sê đã nhận ở Xi-nai. Mát-thêu
nhấn mạnh đến yếu tố “tận đáy lòng”, cả khi nói về sự tha thứ trong bài giảng
về đời sống cộng đoàn trong Hội Thánh (18, 21-35).
Trong ba Tin Mừng Nhất Lãm thì Máu của Chúa Giê-su
vừa là máu xá tội vừa là máu lập Giao Ước mới.
Tin Mừng Gio-an
dùng một bút pháp khác. Ngay từ đầu, danh hiệu đầu tiên ông Gio-an Tiền Hô giới
thiệu Chúa Giê-su là “Con Chiên của Thiên
Chúa, đấng xóa tội trần gian”. Bữa ăn cuối cùng với các môn đệ không phải
là bữa ăn mừng lễ Vượt Qua như các Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa Giê-su lại nói rất
nhiều về ý nghĩa cái chết của Chúa. Chúa rửa chân cho các môn đệ rồi truyền cho
họ ĐIỀU RĂN MỚI, ĐIỀU RĂN CỦA THẦY. Cuộc khổ nạn xảy ra vào ngày áp lễ Vượt
Qua, và giờ giấc được nêu khớp với giờ qui định cho nghi thức sát tế con chiên
Vượt Qua: 12 giờ trưa, con chiên được đem vào Đền Thờ giao cho các tư tế thì
Phi-la-tô trao Chúa Giê-su cho các thượng tế để chịu treo lên thập giá, và khi
tới giờ “dọn mừng lễ” tức là giờ bắt
đầu sát tế chiên vượt qua và mừng ngày Sabbath, người Do Thái xin Phi-la-tô cho
đánh dập ống chân những người bị treo trên thập giá cho họ chết lẹ để kịp lấy
xác xuống, vì theo Luật thì không được để xác treo trên thập giá trong ngày lễ long trọng đó. Bọn lính tới làm nhiệm
vụ kết liễu thì thấy Chúa Giê-su đã chết rồi, nên không đáng dập ống chân; đúng
luật về chiên vươt qua: không được đánh dập cái xương nào (Xh 12,46), nhưng một tên lính lấy đòng đâm thủng cạnh sườn Người,
lập tức máu và nước chảy ra. Như vậy việc sát tế hoàn tất, vì phải làm cho máu
ra hết. Người viết kể chi tiết này một cách long trọng “để anh em tin”. Lời này mở rộng ý nghĩa từ chiên Vượt Qua tới lời
loan báo về mạch nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra, đem sự sống biến đồi cả Biển
Chết, làm cho biển Chết thành Biển Sống, đầy cá như đai dương (Ed 47,1-11).
Tin Mừng Gio-an
còn kể chi tiết về chiếc áo dài của Chúa Giê-su là áo dệt, không có đường may:
đó là qui định về áo của Thượng Tế (Xh
28,39; 39,27). Như vậy Tin Mừng Gio-an cho thấy Chúa Giê-su là Đền Thờ
đích thật (2,19-22
Máu của Chúa
Giê-su là máu chiên Vượt Qua, là máu Xá tội và Máu Giao Ước, ba trong một. Chúa
Giê-su vừa là của lễ, vừa là Thượng Tế (đề tài mà thư Hip-ri sẽ triển khai tối đa).
Từ lời hứa “cắt bì con tim” trong sách Đệ nhị Luật tới các lời loan báo Giao Ước
Mới đều đã thành sự trong Chúa Giê-su.
Luật
khắc trong tim
Luật của Giao Ước Xi-nai đã được khắc trên hai tấm
bia bằng đá, nhưng từ bia đá vào tới lòng người và biến thành hành động là con
đường dài hơn đường vào Đất Hứa. Đến cuối hành trình 40 năm, Mô-sê đã nhận ra
lý do: “Chính anh em đã thấy những
gì ĐỨC CHÚA đã làm trước mắt anh em,
tại đất Ai-cập, chống lại Pha-ra-ô, cùng mọi bề tôi và cả nước vua ấy,2đó là các
thử thách lớn lao mắt anh (em) từng thấy, là các dấu lạ điềm thiêng lớn lao
ấy. 3Nhưng cho đến ngày hôm nay, ĐỨC CHÚA đã không cho anh em lòng để biết,
mắt để thấy, tai để nghe”. (29,3).
Với tổ phụ Áp-ra-ham có vẻ dễ dàng quá. Thiên Chúa
nói gì ông cũng tin và làm theo, nên ông thành bạn thân của Thiên Chúa và Thiên
Chúa cho ông một dấu trên da thịt để đánh dấu dòng dõi của ông, hy vọng họ sẽ
tự nhận ra họ là con cái nhà ai và sống xứng đáng với tổ tiên. Nhưng con người
vẫn là con người, như kiểu nói Việt Nam “trí
khôn để ngoài da”.
Sự can thiệp quyết liệt của Thiên Chúa là để cho dòng
dõi Áp-ra-ham do Con Thiên Chúa quy tụ trong Giao Ước Mới có khả năng sống lòng
tin chư Áp-ra-ham thì các thư của thánh Phao-lô và Tin Mừng thứ tư giải thích
cho chúng ta: Chính Thánh Thần, Tình Yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con được gởi
đến làm quả tim mới, làm Luật khắc trong Tim. Thánh Thần vừa dạy vừa dỗ, cho
chúng ta biết Thiên Chúa, không chỉ biết gọi Thiên Chúa là Cha: “Abba”, nhưng có sức thắng vượt mọi cản
trở bên trong bên ngoài để làm cho chúng ta sống như Chúa Giê-su đã sống, nói
theo kiểu của thư I Gio-an : “bước đi như
Đấng ấy đã bước đi” (2,6 ds) , kiểu nói Cựu Ước đã dùng để diễn tả lời
Thiên Chúa đã dùng nói với Áp-ra-ham: “Hãy
bước đi trước mặt Ta và nên hoàn thiện” (St 17,1). Mô-sê sẽ xin Thiên Chúa, “nếu quả
thật con đã được nghĩa với Ngài, xin khấng tỏ cho con biết đường lối của Ngài,
để con biết Ngài, và được nghĩa với Ngài” (Xh 33,13). Đó cũng
là kiểu nói quen thuộc của Việt Nam ta. Thánh Phao-lô trong các thư, đặc biệt
thư Rô-ma, Ga-lát. Tin Mừng thứ tư thì trong bữa Tiệc Ly Chúa Giê-su nói rõ về
vai trò của Chúa Thánh Thần. Tin Mừng Lu-ca nói về Thánh Thần như ơn mà Thiên Chúa
ban bao gồm mọi ơn (11,13).
Trong Tin Mừng thứ tư, Chúa Phục Sinh đến với các môn
đệ buổi tối đầu tiên thì đã ban sự bình an và ban Thánh Thần khi trao sứ mạng
mà Chúa đã báo trong lời nguyện hiến tế cuối bữa Tiệc Ly (17,18). Trong Tin
Mừng Lu-ca thì Chúa Phục Sinh đến
trao sứ mạng, nhưng bảo các môn đệ phải chờ cho tới khi nhận được quyền năng từ
trên cao, giống như bản thân Chúa đã sống ở Na-da-rét cho tới khi nhận được
quyền năng Thánh Thần sau khi chịu phép rửa va cầu nguyện ở bờ sông Gio-đan,
rồi chịu Xa-tan thử thách trong hoang địa, sau đó mới bắt đầu thi hành sứ mạng:
Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy ,
Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.
(4,14-15).
Sứ
mạng của các tông đồ và các Đấng kế vị trong Hội Thánh của Chúa
Mô-sê dẫn một đám dân đông đúc gồm dòng dõi Áp-ra-ham
và một đám đông hỗn tạp thóat ách nô lệ ra khỏi Ai-cập. Nhạc phụ tới thăm mới
chỉ dạy cho ông cách tổ chức dân thế nào cho có trật tự và có người giúp ông
trong việc lãnh đạo, chứ không thể đơn thân dẫn một đám đông hỗn tạp như thế.
Rồi Thiên Chúa xác nhận sáng kiến ấy và lấy Thần Khí Thiên Chúa ngự nơi Mô-sê
mà chia cho họ, vì đây là dân của Thiên Chúa nên phải có Thần Khí của Thiên
Chúa mới có thể dìu dắt họ. Chính Thiên Chúa lãnh đạo dân của Người qua những
con người được Thần Khí Thiên Chúa dẫn dắt (x. Ds 11,14-30).
Chúa Giê-su quy tụ một dân mới gồm cả nhân loài, nên
Chúa đã chọn những người sẽ lãnh trách nhiệm là nhóm Mười Hai, tượng trưng cho
Mười Hai chi tộc Ít-ra-en, xin Cha gởi Thánh Thần xuống trên họ và sai họ đi quy
tụ những người tin vào Chúa và dạy dỗ họ tuân giữ đường lối của Chúa. Tin Mừng Mát-thêu diễn tả lời Chúa trao sứ mạng
cho các ông tại điểm hẹn trên một ngọn núi ở Ga-li-lê:
Mười một môn đệ đi tới
miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. 17Khi thấy
Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới
đất. 19Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành
môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh
Thần, 20dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho
anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (28,17-20).
Lời kết này của Mát-thêu
cho chúng ta những nét chính yếu để hiểu về bản chất và sứ mạng của Hội Thánh
mà chúng ta tuyên xưng: Hội Thánh duy
nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, sự hiện diện của Chúa Giê-su
Phục Sinh và Thánh Thần là BẢO ĐẢM DUY NHẤT cho sự tồn tại và việc thi hành sứ
mạng của Hội Thánh.
Chúa Giê-su Phục Sinh đã nhận lại vinh quang của Con
Thiên Chúa và được trao mọi quyền trên trời dưới đất. Tin Mừng thứ tư
nói rõ là quyền ban sự sống và xét xử. Tin Mừng Mát-thêu nói đến quyền xét xử,
dưới dạng dụ ngôn trong bài giảng cánh chung (24-25). Chúng ta tuyên xưng ở
cuối Kinh Tin Kính: “Người lại đến phán
xét kẻ sống và kẻ chết”.
Hội Thánh “tông
truyền”, do các tông đồ truyền lại không chỉ gồm một mớ giáo lý, nhưng là
Hội Thánh do Chúa Giê-su thiết lập và trao cho các tông đồ lãnh đạo, sách Khải Huyền dùng hình ảnh Giê-ru-sa-lem trên trời:
Đang khi
tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho
tôi thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ
trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, 11chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực
sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. 12Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên
thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ít-ra-en. 13Phía đông có ba cửa, phía bắc ba cửa, phía nam
ba cửa và phía tây ba cửa. 14Tường thành xây trên mười hai nền móng,
trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con Chiên. (21,10-14).
Sách Công Vụ
cho thấy khi rao giảng Tin Mừng và quy tụ được một số tín hữu thì thánh Phao-lô
đặt người đứng đầu dể dẫn dắt cộng đoàn (14,23). Bản văn dùng kiểu nói trong
Cựu Ước “những trưởng lão”. Trong thư gởi môn đệ thân tín là Ti-tô, thánh Tông
Đồ trao nhiệm vụ này cho ông tại đảo Cơ-rê-ta:
“Tôi đã để anh ở lại
đảo Cơ-rê-ta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ
chức , và đặt những kỳ mục trong mỗi thành, như tôi đã truyền
cho anh. 6Kỳ mục phải là người không chê trách được,
chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng
hay bất phục tùng. 7Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của
Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng
tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn
; 8trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều
thiện, chừng mực, công chính, thánh thiện, biết tự chủ ; 9người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả
năng dùng giáo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại
những kẻ chống đối” (1,5-9).
Tên gọi và cách tổ chức sẽ biến chuyển theo văn hóa
mỗi thời đại, nhưng đó là cách thức các tông đồ truyền lại cho chúng ta một Hội
Thánh với giáo lý do các tông đồ rao giảng và có tổ chức để bảo vệ và giúp cộng
đoàn tín hữu khỏi bị lung lạc vì các sai lầm mà Xa-tan luôn tìm cách gieo vào
như Chúa Giê-su đã nói trong gụ ngôn cỏ lùng (Mt 13,24-30). Tuy Chúa rất kiên nhẫn, chờ đến ngày thu hoạch cuối
cùng (ngày phán xét) mới tách cỏ lùng ra mà đốt, còn lúa thì thu vào kho thiên
đàng. Cỏ lùng bề ngoài giống lúa quá, đến nỗi họ có thể nhân danh Chúa trừ được
quỷ, làm được phép lạ, như Chúa nói:
“Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả,
họ đội lốt chiên mà đến với anh em ; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham
mồi. 16Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì
có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? 17Nên hễ cây tốt thì sinh
quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. 18Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh
quả tốt. 19Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào
lửa. 20Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.
21“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là
được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy
là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22Trong ngày ấy, nhiều người
sẽ thưa với Thầy rằng : ‘Lạy Chúa, lạy
Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh
Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ?’ 23Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên
bố với họ : Ta không hề biết các ngươi ; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác ! (Mt 7,15-23).
Công Đồng Va-ti-ca-nô II, trong Hiến Chế Tín về Giáo Hội, chương thứ ba « về cơ cấu phẩm trật Giáo Hội và đặc biệt về
chức Giám Mục » nói rõ :
Các Giám Mục nhận lãnh tác vụ coi sóc cộng đoàn cùng với
các linh mục và phó tế làm phụ tá, khi thay mặt Thiên Chúa lãnh đạo đoàn chiên
mà các ngài là những chủ chăn, với tư cách là Thầy dạy giáo thuyết, tư tế lo
phụng vụ thánh và thừa tác viên lo việc cai quản. Tương tự như phận vụ Chúa
trao riêng cho thánh Phê-rô, vị Tông đồ trưởng, là một phận vụ trường tồn và
phải được trao lại cho những người kế vị ngài, cũng thế, phận vụ chăn dắt Giáo Hội mà các Tông đồ nhận lãnh cũng
trường tồn và được thi hành không gián đọan nhờ thánh chức Giám mục. Vì thế Thánh Công Dồng dạy rằng chính Chúa đã lập
các Giám mục kế vị các Tông Đồ với tư cách là chủ chăn Giáo Hội, ai nghe các
ngài là nghe Đức Ki-tô, còn ai khước từ các ngài là khước từ Đức Ki-tô và Đấng
đã sai Đức Ki-tô (x. Lc 10,16).
Chúa Cha đã trao mọi
quyền cho Chúa Giê-su thì không lấy lại để sai người nào nữa. Cả Thánh Thần mà
Chúa Cha đã hứa thì cũng do Chúa Giê-su gởi xuống : “Phần Thầy, Thầy
sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa » (Lc 24,49) ; Thầy ra đi
thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không
đến với anh em ; nhưng nếu Thầy đi, Thầy
sẽ sai Đấng ấy đến với anh em ». (Ga 16,7).
Giê-ru-sa-lem, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót 2021
Lnh mục Giuse Nguyễn công Đoan, S.J.