Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
THIÊN KIẾN VÀ KỲ THỊ (PREJUDICE & DISCRIMINATION)

 

Nguyễn Tiến Cảnh

 I

Con người sinh ra đã mang tính ích kỷ, coi cái “Tôi” của mình hơn người khác. Một đứa trẻ chừng 1 tuổi đã biết đòi đồ chơi, không được là la khóc om sòm. Trả lại nó cái gì nó  thích như cái núm vú là nó hết khóc. Lớn lên 2, 3 tuổi là nó cũng đã biết thích người này, ghét sợ người kia. Phải chăng con người tự bản tính đã có định kiến, kỳ thị người này người kia, coi mình hơn người?

Thiên Chúa tạo dựng ra loài người, từ khởi đầu con người rất tốt lành không biết ác và đau khổ là gì. Nhưng từ lúc ông Adong và bà Eva cưỡng lời Chúa, nghe lời con rắn ăn trái Chúa cấm nên biết lành biết dữ và cuộc sống phải đau khổ…Khổng Tử cho rằng con người “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Jean Jacques Rousseau cũng cho rằng “Con người sinh ra là tốt nhưng xã hội đã làm cho nó trở thành xấu. L’homme est né bon, mais la société le deprave…..” Xem vậy Đông Tây, Đạo Đời…hẳn đã có những ý niệm giống nhau về con người. Vì thế mới có Đạo Làm Người với 10 điều răn Thiên Chúa của Kito Giáo, diệt Tham Sân Si của Phật Giáo, tranh luận bàn cãi của các triết gia, những nhà luân lý, đạo đức học để tìm ra căn nguyên của đau khổ hầu giúp con người sống đời sung sướng hạnh phúc. Nhà nước, chính phủ cũng làm ra hiến pháp, luật lệ buộc con người phải tuân thủ, hình phạt cho những kẻ không tuân giữ để xã hội được an bình, cuộc sống con người yên vui hạnh phúc...

Người Việt Nam chúng ta cũng có tật tự cao tự đại đối với những sắc dân thiểu số. Mắng chửi chê trách ai là dốt nát thiếu văn minh thì gọi là quân “mường mán”, đen đủi xấu xí thì gọi là “đen như mọi”. Câu ca dao được lưu truyền trong dân gian: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo” vừa nói lên tính lịch sử vừa ghi dấu vẻ khinh miệt của dân nước mình, coi thường nước Chiêm Thành vì hoàn cảnh đặc biệt vua Trần nhân Tông đã gả công Chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân.

Người Hán / Tàu thời phong kiến và cả ngay hiện tại cũng coi các sắc dân khác đều là mọi rợ, còn họ là thiên tử, tức con trời. Họ coi thường chúng ta, coi chúng ta là một giống dân thấp kém; họ có quyền ở trên chúng ta.

Sống trên đất Hoa Kỳ gọi là Hiệp Chủng Quốc này, không nhiều thì ít, vì chúng ta thuộc  dân da vàng lại thiểu số nên chắc chắn không tránh khỏi nạn thiên kiến và kỳ thị cho dù đã được Hiến Pháp và luật lệ của Hoa Kỳ bảo vệ. Qua vụ anh chàng da đen George Floyd và tình trạng rối loạn ở Hoa Kỳ và cả thế giới hiện nay, chúng ta thấy phải chăng cũng chỉ vì óc thiên kiến, nạn kỳ thị mà cuộc sống chung giữa loài người với nhau khó có thể có an vui hạnh phúc hòa đồng.

 

II

Thế nào là Thiên kiến / Định kiến (Prejudice) ?

Để hiểu nghĩa của từ kỳ thị (Discrimination), nên biết qua ý nghĩa của từ Thiên kiến hay Định kiến (Prejudice). Thiên kiến hay Định kiến là một thái độ hay ý nghĩ vô lý, thường là tiêu cực, về một người hay một nhóm người, một đoàn thể mà không do họ tạo ra và họ cũng không thể tự kiểm soát được. Chẳng hạn một người có thiên kiến xấu về một người chỉ vì anh này không cùng chủng tộc (race) với mình hoặc theo một tôn giáo khác.

Từ Prejudice do tiếng Latin mà ra là praejudicium, có nghĩa là phán quyết đã định từ trước

Thiên kiến / định kiến khác với kỳ thị ở chỗ một đàng là tiêu cực, một đằng là tích cực. Kỳ thị biểu lộ qua hành động dựa vào thiên kiến. Ông A có thiên kiến với ông B nhưng không bao giờ tỏ lộ qua hành động; trái lại nếu ông A kỳ thị ông B thì ông A luôn luôn hành xử chống đối qua hành động, làm phiền ông B bằng đủ thứ chuyện.

Vậy thì Thiên Kiến của một người đối với người khác hay một nhóm người khác là một thái độ hoàn toàn có tính tiêu cực và không có nền tảng lại luôn luôn dựa trên định kiến có sẵn, chẳng hạn cứ dân da đen là nghĩ đến tội phạm và vô nghề nghiệp, cứ “xì” là di dân bất hợp pháp và ăn cắp ăn trộm, cứ Việt Nam là dân làm nails….

Từ những cảm nghĩ, tư tưởng này biến thành hành động và trở thành kỳ thị. Người ta có thể kỳ thị vì chủng tộc, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng giới tính, giai tầng xã hội, tôn giáo hay quốc gia….

 

Thiên kiến / Định kiến Pháp luật (Prejudice under the Law)

Có thiên kiến nơi công chúng thì cũng có thiên kiến trong tòa án. Thiên kiến pháp luật cũng giống như thiên kiến bình thường nhưng là một phán quyết có định kiến trước và sai lầm hoặc ý kiến nghiêng về một phe trong vụ án. Quan tòa và bồi thẩm đoàn thường làm việc theo hướng lợi cho một phía hoặc là bên bị cáo hoặc là bên nguyên đơn. Thiên kiến pháp luật thường xẩy ra vì tin tức sai lầm hoặc chủ trương gây thiệt hại được thông truyền cho quan tòa và bồi thẩm đoàn có chủ đích gây ý tưởng không đúng với sự thật.

Phía bị thua vì thiên kiến pháp luật có thể nêu lý do quyền công bằng luật pháp chống án  lên tòa trên, ở nơi này họ có thể biện luận để đảo ngược phán quyết của tòa dưới cũng như yêu cầu một phiên tòa xử khác.

 

Thiên kiến / Định kiến và Kỳ thị

(Prejudice và Discrimination)

Như đã nói trên, thiên kiến/định kiến và kỳ thị khác nhau. Thiên kiến là một cảm nghĩ, một ý tưởng có tính tiêu cực, còn kỳ thị là một hành động hay thái độ được biểu lộ ra ngoài một cách tích cực do tư tưởng có sẵn trong đầu. Thiên kiến và kỳ thị có thể ở nhiều dạng thức xấu như nói xấu người mình có định kiến không ưa vì là người nước khác, già cả, mặt mũi xấu xí, hay khuynh hướng giới tính kỳ cục ngược đời….

 

Thuyết kỳ thị chủng tộc (Racism/Racialism)

Kỳ thị chủng tộc là quan niệm cho rằng con người sinh ra đã có những đặc tính khác nhau về thể xác bề ngoài và được chia làm hai, một phía cao trọng (superiority) một phía thấp kém (inferiority). Từ đó nảy sinh ra định kiến / thiên kiến để rồi đi đến kỳ thị nhau chỉ vì chủng tộc (race) và nhân chủng (ethnicity) khác nhau.

Hiện nay ta thấy có nhiều thứ kỳ thị chủng tộc khác nhau dựa trên quan niệm xã hội về sự khác biệt sinh học giữa con người. Quan niệm này có thể ở dạng xã hội nghĩa là hành động theo tin tưởng của xã hội, hoặc ở dạng chính trị, trong đó có những giống người được xếp hạng cao hơn hoặc thấp kém hơn tùy theo những nét đặc thù di truyền, tài năng hay phẩm cách.

Dưới những danh xưng trong hệ thống chính trị (như Apartheid ở Cộng Hòa Nam Phi) là loại chấp nhận thiên kiến hoặc không ưa kỳ thị, thì ý hệ chủng tộc (racist ideology) có thể gồm nhiều dạng thức xã hội phối hợp với nhau như chủ nghĩa sinh quán (nativism), bài ngoại (xenophobia), tách biệt riêng (segregation), theo phẩm trật, riêng từng ngành như triết học, toán, computer… (hierarchial) và chủ thuyết ưu việt (supremacism).

 

Chủ thuyết Kỳ Thị Chủng Tộc và Sự Kỳ Thị Chủng Tộc

(Racism và Racial Discrimination)

Trong khi quan niệm về chủng tộc (race) và nhân chủng (ethnicity) được coi như riêng biệt trong khoa học xã hội đương thời thì hai loại danh xưng này lại có một lịch sử lâu dài tương đương và giống nhau về cách sử dụng trong dân chúng và khoa học xã hội cổ. Quan niệm nhân chủng (ethnicity) thường được dùng gần với nghĩa của chủng tộc (race) tức là cách phân chia nhóm người dựa trên phẩm chất chính hay bẩm sinh di truyền. Do đó chủ thuyết kỳ thị chủng tộc (racism) và sự kỳ thị chủng tộc (racial discrimination) thường được dùng để diễn tả một sự kỳ thị về phương diện nhân chủng hoặc căn bản văn hóa không cần để ý đến sự khác biệt về chủng tộc (race). Theo Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về nạn kỳ thị chủng tộc (racial discrimination) thì không có sự khác biệt giữa hai danh xưng “chủng tộc (race)” và “nhân chủng (ethnic)” nghĩa là racial discrimination và ethnic discrimination có nghĩa như nhau. LHQ kết luận chủ thuyết ưu việt (superiority) dựa trên sự khác biệt chủng tộc (race) là sai khoa học, đáng luận tội theo luân lý, là bất công xã hội và nguy hiểm. Đại hội cũng đã tuyên bố kỳ thị chủng tộc (racial discrimination) là bất hợp pháp ở tất cả mọi nơi về cả lý thuyết lẫn thực hành.*[1]

Chủ thuyết kỳ thị chủng tộc (racism) là một quan niệm tương đối mới, xuất hiện vào thời  đế quốc ở Âu Châu, từ đó phát sinh chủ nghĩa tư bản và đặc biệt là thương vụ nô lệ xuyên Đại Tây Dương mà nguồn lực mạnh nhất lúc bấy giờ là Hiệp Chủng Quốc ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và Nam Phi dưới chế độ apartheid. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc này đã thấy xuất hiện trong văn hóa Âu Châu và đã có nhiều người nghiên cứu cũng như thảo luận về chủ thuyết này. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đã đi đến cảnh giệt chủng với lò sát sinh của Đức Quốc Xã, giệt chủng Armenia và giống người Serbs cũng như những kế hoạch thuộc địa ở Mỹ Châu, Phi Châu và Á Châu. Nga Sô Viết cũng đã từng trục xuất dân thiếu số bản địa. Những người này đã và đang là mục tiêu của thái độ kỳ thị chủng tộc ở Nga.

 

III

Luật cấm kỳ thị

Luật chống kỳ thị chủng tộc và tất cả mọi hình thức kỳ thị đã được hội nghị lập pháp đa quốc gia ở Bolivia làm ra Luật 045 và TT Evo Morales ngày 10-10-2010 đã ban hành thành Luật 737/2010.

Luật cấm kỳ thị và biểu lộ kỳ thị bởi những cơ quan công hay tư hoặc bởi cá nhân đã được đưa ra do một hội đồng chính phủ chống lại chủ thuyết kỳ thị chủng tộc và tất cả những hình thức kỳ thị khác, đồng thời ngăn cấm loan truyền kỳ thị qua truyền thông báo chí. Điều khoản này cũng áp dụng cho giới truyền thông đã gây rất nhiều tranh cãi và bị các nghiệp đoàn xuất bản sách cùng thợ thuyền trong giới truyền thông chống đối.

Luật chống kỳ thị (Anti-discrimination law) hay luật không được kỳ thị (non discrimination law) là luật để phòng ngừa không cho kỳ thị một nhòm người đặc biệt nào đó. Những nhóm này thường là nhóm hay giai tầng được luật pháp bảo vệ. Luật chống kỳ thị lại tùy theo loại kỳ thị bị cấm và nhóm người cần được bảo vệ bởi luật pháp. Nói chung những luật này được làm ra là để phòng ngừa kỳ thị về việc làm, nhà cửa, giáo dục, và nhiều phạm vi khác trong đời sống xã hội cũng như công cộng. Luật chống kỳ thị gồm có luật bảo vệ những nhóm người dựa trên dục tính, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, nhân chủng, quốc gia, khuyết tật, tôn giáo hay niềm tin, khuynh hướng dục tính, lập trường chính trị cá nhân...

Luật chống kỳ thị bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng, nghĩa là con người không thể bị đối xử khác biệt vì những đặc tính nói trên. Nếu chỉ trích hay chê cười là vi phạm quyền tự do hiệp hội. Luật chống kỳ thị đươc đưa ra là để bảo vệ cá nhân khỏi bị kỳ thị (do nhiều cá nhân khác) cũng như kỳ thị cơ cấu tổ chức (nảy sinh ra từ những chính sách và đường lối gây bất lợi cho những nhóm khác). Tòa án có thể coi cả hai trường hợp này là có ý kỳ thị và làm mất ảnh hưởng của nhau khi xác định được hành động nào hay chính sách nào là kỳ thị.

Luật Quốc Tế Cấm Kỳ Thị

Tự Do và Bình Đẳng là hai vấn đề chính của luật chống kỳ thị và là căn bản của nhân quyền được công nhận bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế  Nhân Quyền (UDHR). Tuy Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền không bắt buộc, nhưng mọi quốc gia đều đã ký chấp nhận tuân thủ những quyền này qua những điều khoản về quốc tế nhân quyền. Những điều khoản đặc biệt về luật cấm kỳ thị gồm có Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa, Công Ước về việc Hủy Bỏ tất cả mọi hình Thức Kỳ Thị Nữ Giới  Công Ước Quốc Tế về việc Hủy Bỏ Tất Cả mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc.

Lịch Sử Luật Chống Kỳ Thị

 *Úc Đại Lợi: Những Luật chống Kỳ Thị tại Úc

Luật Kỳ Thị Chủng Tộc 1975 là luật chống kỳ thị chính và đầu tiên được thông qua ở Úc Đại Lợi nhằm mục đích chống kỳ thị dựa vào chủng tộc, nhân chủng hay nguồn gốc quốc gia. Quyền quyết định này của Úc đã nhanh chóng chuyển thành -sau khi có luật cấm kỳ thi dục tính- những đạo luật như luật cơ hội đồng đều 1977 và luật chống kỳ thị năm 1977. Quốc Hội Úc đã nới rộng những bảo vệ này thành luật Kỳ Thị dục tính 1984 (Sex Discrimination Act -SDA) áp dụng cho tất cả mọi công dân Úc và bảo vệ dục tính (sex) cùng những liên hệ về dục tính và  mang thai. Thêm nữa,  Luật Kỳ Thị Dục Tính SDA cũng được nới rộng áp dụng cho đặc tính của giới tính (gender identity) và tình trạng lưỡng tính (intersex) coi như những nhóm cần phải bảo vệ. Kỳ thị vì tình trạng khuyết tật cũng bị cấm bởi Luật Kỳ Thị Khuyết Tật (Dsability Discrimination Act 1992.

 *Bỉ

Luật chống kỳ thị đầu tiên ở Bỉ ngày 25-2-2003 đã bị Tòa Án Lập Hiến hủy bỏ. Tòa tuyên bố luật này vi phạm luật kỳ thị bởi vì không nói đến việc kỳ thị ý kiến / lập trường hay lời nói/phát biểu chính trị, do đó vi phạm điều 10-11 của Hiến Pháp Bỉ, là nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước Pháp Luật.

Một luật mới được đưa ra áp dụng ngày 9 tháng 6 năm 2007. Luật này cấm không được kỳ thị dù trực tiếp hay gián tiếp dựa trên tuổi tác, khuynh hướng dục tính, tình trạng hôn nhân, giầu nghèo, tôn giáo hay niềm tin, lập trường chính trị hay nghiệp đoàn, ngôn ngữ, tình trạng sức khỏe hiện tại hay tương lai, khuyết tật, đặc tính thể xác hay di truyền hoặc nguồn gốc xã hội.

*Liên Hiệp Âu Châu (LHAC)

Liên Hiệp Âu Châu đã thông qua nhiều chỉ dẫn chính về Chống Ký Thị như Bình Đẳng Chủng Tộc (Racial Equality) và quyền có việc làm đồng đều (Employment Equality)  và quyền được chữa trị như nhau (Equal Treatment).  Đây là những chỉ dẫn căn bản chính cho tất cả các quốc gia thành viên của LHAC. Tuy nhiên mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm làm ra những đạo luật riêng cho mình để hoàn thành những mục tiêu trên.

Tất cả các quốc gia thành viên của LHAC cũng là thành viên của Hội Nghị về Nhân Quyền, nên điều 14 của Hội Nghị cũng phải được áp dụng như cấm không được kỳ thị về dục tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, lập trường chính trị hay ý kiến khác, quốc gia hay nguồn gốc xã hội, tổ chức của quốc gia thiểu số,  hình thù thể xác, tình trạng sinh đẻ hay những hình thức khác…

*Anh Quốc

Luật cấm không được kỳ thị về nhà ở, sử dụng tiện nghi công cộng và việc làm đã được đưa ra lần đầu tiên tại Anh Quốc năm 1960 liên hệ đến chủng tộc (race) và nhân chủng (ethnicity) với luật Liên Hệ Chủng Tộc 1965 (Race Relations Act 1965) và Luật Liên Hệ Chủng Tộc 1968 (Race Relations Act 1968).

Vào năm 1970, luật chống kỳ thị được phổ biến rất rộng rãi. Luật Trả Lương Đồng Đều (Equal Pay Act 1970) cho phép phái nữ chống đối chủ nhân nếu họ bị chủ trả lương thấp hơn lương của đồng nghiệp nam khi hai người cùng làm một việc như nhau và có giá trị như nhau.  Luật Kỳ Thị dục tính 1975 (Sex Discrimination Act  1975)  cấm kỳ thị dục tính cả trực tiếp lẫn gián tiếp, và luật Liên Đới Chủng Tộc 1976 (Race Relations Act 1976)  cũng có nội dụng của luật cấm kỳ thị vì chủng tộc và nhân chủng.

Năm 1990, việc bảo vệ chống kỳ thị vì khuyết tật đã được cho vào luật Kỳ thi khuyết tật 1995 (Disability Discrimination Act 1995).

Năm 2000, nôi dung những luật chống kỳ thi việc làm được nới rộng để áp dụng vào xu hướng dục tính (sexual orientation) với đoạn Bình Đẳng Việc Làm (Employment Equality (sexual Orientation) Regulation 2003), tuổi tác (the Employment Equality (Age) Regulation 2006), và tôn giáo/niềm tin (Employment Equality (Religion or Belief) Regulations 2003).

Năm 2010, luật cấm kỳ thi hiện hành được kết hợp thành một luật duy nhất của  Quốc Hội là Luật Bình Đẳng (Equality Act 2010). Luật Bình Đẳng gốm những điều khoản cấm kỳ thị trực tiếp, gián tiếp, cảm nghĩ và phối hợp  dựa vào dục tính, chủng tộc, nhân chủng, tôn giáo và niềm tin, tuổi tác, khuyết tật, xu hướng dục tính và đổi giống /giới tính (gender reassignment). Luật về việc làm cũng bảo vệ những công nhân khỏi bị đối sử tệ hơn khi làm bán thời gian so với nhân công làm toàn thời gian hay có giao kèo cố định.

*Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Luật về người Mỹ Khuyết Tật năm 1990 (Americans with Disabilities Act of 1990=ADA).

Tỷ lệ việc làm cho nhửng người khuyết tật nam và nữ dưới 40 tuổi đã giảm từ khi luật người Mỹ có Khuyết Tật (Americans with Disability Act /ADA) được ban hành. Kết quả này đặc biệt là vì những người bị khuyết tật tâm thần và những người có học vấn kém. Tuy nhiên rõ ràng là việc giảm tỷ lệ việc làm một phần vì số người có học vấn đi làm tăng. Việc giảm này có thể là chủ nhân muốn tăng phí tổn để tiếp tục giữ đúng các điều khoản của luật ADA; thay vì chịu tăng phí tổn, các chủ nhân mướn ít đi nhân công có khuyết tật. Điều ngược đời là trong khi người dân quan niệm là luật ADA giúp cơ hội cho công nhân khuyết tật than phiền hoặc kiện chủ nhân, nhưng thực tế lại cho thấy chỉ dưới 10% luật ADA  thuân tiện cho phía nguyên cáo.

Trước năm 1960

Cả David Neumark và Wendy Stok đều thấy rõ ràng là luật kỳ thị chủng tộc và đòi trả lương đồng đều đã giúp cho nữ giới cả đen lẫn trắng lương được tăng nhưng ngược lại số nhân công nữ giới cả đen và trắng được thâu nhận lại giảm sút.

Luật trừ

Ở đâu có luật cấm kỳ thị thì ở đó có luật trừ, đặc biệt trong quân đội và các tổ chức tôn giáo

      +Quân đội

Tại nhiều quốc gia có luật cấm kỳ thị, đàn bà được miễn trừ khỏi phải giữ những chức vụ trong quân đội, như phục vụ ngoài biên thùy hay trên những tầu ngầm. Có nhiều lý do, thủy quân Hoàng Gia nêu lý do đàn bà không được phục vụ trên tàu ngầm là vì sức khỏean toàn của thai nhi hơn là lý do hiệu quả của trận chiến.

     +Tổ chức Tôn Giáo

Một vài tổ chức tôn giáo cũng được miễn trừ. Chẳng hạn ở Anh, Giáo Hội Anh -cùng với những tôn giáo khác- đã có lịch sử không cho phép đàn bà được nắm giữ những chức vị cao như chức giám mục, mặc dù kỳ thị dục tính là lỗi luật. Nhưng việc cấm đoán này đã được xác nhận bởi Thượng Hội Đồng Giáo Hội năm 2012 qua việc bỏ phiếu.

Chọn thầy giáo và học trò ở trường để học những môn học tổng quát, nếu là cùng một tôn giáo thì được phép mặc dù theo luật về kỳ thị tôn giáo thì cấm.

 

IV 

Công Lý, Công Bằng và Kỳ Thị

Mọi người sinh ra đều bình đẳng trước mặt Thượng Đế bất kể màu da và địa dư nơi cư trú. Họ phải được đối sử công bằng trước pháp luật. Có định kiến, kỳ thị, đối sử bất công một người vì bất cứ lý do gì đều đi ngược lại luật tự nhiên và lỗi luân lý đạo đức làm người, sẽ đắc tội với đấng tạo hóa là Thiên Chúa và luật pháp Hoa Kỳ và thế giới.

Do đó vấn đề “Mạng Sống người Da Đen là Quan Trọng- Black Lives Matter” được đặt ra quả là chính đáng và hợp lý. Phong trào ‘BLM’ đã nằm yên một thời gian nay lại vùng dậy vì cái chết của một anh chàng da đen tên George Floyd bị một cảnh sát da trắng bắt vì tội dùng tiền giả rồi chết vì bị đè đầu gối lên cổ. Người cảnh sát gây tai nạn và 3 cảnh sát cùng nhóm sau đó đã bị bắt để chờ ngày ra tòa xét sử. Nhưng phong trào BLM tiếp tục nổ bùng tại các thành phố lớn trên cả nước. Tiếp theo là bạo động, đập phá tài sản quốc gia và tư nhân, hôi của, cản trở cảnh sát thi hành công vụ. Rồi đòi giải tán, giảm ngân sách cảnh sát. Nhiều phe nhóm đã lợi dụng nước đục thả câu nhảy vào ăn có, gây xáo trộn làm mất an ninh trên toàn quốc, và đi đến tình trạng đập phá kéo đổ những tượng anh hùng dân tộc ở những công viên và nơi công cộng, chiếm đất và cơ sở thành phố làm khu tự trị. Cũng không tha tôn giáo, chúng đốt các nhà thờ, đẩy đổ tượng thánh, bôi bẩn sỉ nhục những nơi nghiêm trang trong thánh đường mà không một ai dám phản đối ngăn cản. Chính quyền địa phương thì làm ngơ, không biết vì sợ hay cố ý? Hiện tượng BLM cũng đã lan qua Âu Châu, tạo cảnh bạo động như ở Paris, Pháp và các nước khác mấy ngày gần đây. Bạo động khắp thế giới hình như rập khuôn cùng một kiểu. Để làm gì? Người ta nói để tạo áp lực trên TT Donald Trump để ông mất chức? Cộng sản quậy phá? Câu chuyên BLM của Hoa Kỳ có ăn nhằm gì tới các nước ở bên trời Âu nhỉ?

 Người ta đã phong thánh cho G. Floyd -người có tiền án tội phạm, ăn trộm ăn cướp và toan tính giết người- coi anh như anh hùng dân tộc; đám tang của anh ‘hoành tráng’ hơn cả đám tang của nhiều vị anh hùng dân tộc đã hy sinh cho quê hương; có cựu TT. Obama và cựu phó TT Joe Biden, chủ tịch quốc hội Pelosi và các thượng nghị sĩ, dân biểu đảng Dân Chủ quì gối kính chào. Một cử chỉ chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới!

 Cứ cho rằng những bạo động phá phách, gây rối loạn tại các thành phố, làm thiệt hại nhân mạng và tái sản công và tư do phong trào BLM tạo ra đã đền đáp thiệt thòi, trả lại công bằng cho anh chàng G. Floyd. Nhưng còn những người da đen khác và cả da trắng cũng bị giết một cách oan khiên vì đã làm việc thiện, thi hành công vụ bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì sao? Cựu đại úy cảnh sát da đen David Dorn đã về hưu, giữa đêm khuya ngày 2-6-2020 lúc 2:30AM đứng ra bảo vệ một tiệm cầm đồ (Lee’s Pawn & Jewelery) của người dân bị bọn bất hảo đột nhập ăn cướp bắn chết lại làm bị thương 4 sĩ quan cảnh sát khác. Không một ai, kể cả chính quyền địa phương lên tiếng bảo vệ mạng sống của cựu đại úy D. Dorn và cái chết oan nghiệt của ông. Không thấy B. Obama, Joe Biden, Pelosi, Schumer và nhiều vị thượng nghị sĩ, dân biểu của đảng dân chủ có một lời phân ưu, ngả mũ chào kính cử chỉ anh hùng của những cảnh sát cả đen lẫn trắng đã hy sinh vì công vụ để bảo vệ mạng sống người dân và tài sản quốc gia như họ đã làm cho G. Floyd là một tên tội phạm, bất hảo trong xã hội.

 Tố cáo là thiên kiến, kỳ thị khi một người da trắng xâm phạm đến một người da đen, nhưng một người da đen xâm phạm đến một người da đen hay một người da trắng thì lại không nêu lý do thiên kiến, kỳ thị thì quả là bất công. Đâu là công bằng? Luật Lệ cả về đạo lẫn đời đã chẵng đưa ra là mọi người đều bình đẳng, không ai hơn ai bất kể địa vị, màu da, khuynh hướng và địa dư nơi cư trú hay sao. Đòi hỏi Công Lý mà không có Công Bằng là ngụy biện, ma đầu và là ác quỉ. Devil !

 Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc, người dân gồm đủ mọi sắc tộc, trong đó dân da trắng là chính và đa số, dân da đen gốc Phi Châu là thiểu số, ngoài ra còn nhiều sắc dân khác như Tầu, Nhật, Đại Hàn, Việt Nam…thuộc loại da vàng và là thiểu số. Mỗi khi nói về kỳ thị người ta thường nghĩ đến kỳ thị dân đa đen. Nhưng thực tế không phải chỉ có vậy, dân da vàng cũng đã và đang bị kỳ thị nhưng một cách kín đáo, không ồn ào như giữa trắng và đen. Họ vẫn bị hành hung, đối sử bất công về nhân quyền, dân quyền, kinh tế, chính trị và giáo dục…Người da vàng thành công đã trở thành mối họa cho người da trắng và sự kỳ thị của họ trên dân da vàng sẽ trở thành mãnh liệt hơn vì họ nghĩ rằng dân da vàng này đã lấy mất đi cơ hội đạt được giấc mơ Mỹ của người Mỹ đích thực. Họ thấy nước Mỹ như đã tràn ngập những phố Tàu, khu Nhật, khu Đại Hàn, những Little Saigon hay phố Manilla. Từ năm 2016 sinh viên gốc da vàng bị giới hạn nhập học các trường đại học ở California như UCLA, Berkly, Standford, San Francisco v.v…theo cách chọn lựa riêng không dựa theo kết quả SAT như trước kia. Vậy là họ đã loại được một số sinh viên gốc Á Châu. Họ nhận nhiều sinh viên da trắng da đen thì dương nhiên dân da vàng sẽ bị loại dù cho điểm SAT cao.  Ai bảo xã hội Mỹ công bằng? Nước Mỹ là đất của cơ hội? Từ ganh ghét đi đến kỳ thị quả là không xa. Dù sao, cố gắng đấu tranh để vượt khỏi mọi bất công vẫn là điều kiện để thoát cảnh kỳ thị. Không cố gắng vượt mọi trở ngại khó khăn, gian nguy, khổ ải thì khó có thể đạt được công bằng và tự do. Quan niệm chăm chỉ, chịu khó, nhẫn nhục, an phận và vâng lời theo chủ trương Nho Giáo không còn thức thời trong một xã hội văn minh cơ giới, khoa học, điện toán điện tử hiện đại đầy cạnh tranh này. Con không khóc làm sao biết con đói mà cho bú.

 Tranh đấu bằng cách tự tiến thân trong mọi môi trường, tích cực nói lên những đòi hỏi chính đáng của mình để tránh bị kỳ thị quả là hành động hợp tình và đúng lý.

   NTC

Fleming Island, Florida

July 1, 2020

 

Nota Bene: Thiên Kiến và  Kỳ Thị là đề tài rất rộng và khá phức tạp bao gồm nhiều phạm vi khoa học, lịch sử, triết học, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Bài viết lại chỉ là tóm gọn một số điểm chính nên có thể có nhiều thiếu sót, xin quí anh chị và độc giả cho ý kiến sửa chữa. Đa tạ. NTC

 


[1] “International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination”, Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. Retrieved December 23, 2011.

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!