Chuyển ngữ:
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Copyright: Vatican Media
“Tôi
cám ơn quí vị vì công việc mà quí vị đã công hiến hàng ngày cho ngành giáo dục;
tôi cũng cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho quí vị trong xứ vụ khó khăn
này…”
Đó là
lời phát biểu của ĐTC Phanxico ngày 20-2-2020 trước toàn thể chủ tọa đoàn Hội
Nghị Giáo Dục Công Giáo tại Vatican ( gồm các chủng viện và các viện nghiên cứu).
Nhiệm
vụ này có quyền hạn ở ba phạm vi khác nhau:
-Tất cả các chủng viện (trừ những chủng viện nằm
dưới quyền Thánh Bộ truyền bá Phúc Âm và Giáo Hội Đông Phương) và tu viện đào tạo nữ tu và viện
đào tạo tu sĩ triều.
-Tất cả các Đại Học và các phân khoa, các viện
và các ngành nghiên cứu cao hơn hoặc về giáo hội hay dân sự nhưng dưới sự điều
khiển của giáo quyền.
-Tất cả các trường học và viện giáo dục nằm dưới
sự kiểm soát của Giáo quyền.
ĐTC đã
cám ơn những cố gắng của Hội Nghị, đặc biệt chủ tọa đoàn trong những ngày này
đã cho hội nghị cơ hội “ôn lại nhiều việc đã làm trong ba năm trước và đề ra những
kế hoạch cho tương lai với tâm hồn cởi mở và hy vọng.”
“Thẩm
quyền đã đặt quí vị vào khung trời giáo dục tuyệt vời, một công tác không bao
giờ được phép lặp lại, nhưng là một nghệ thuật phát triển và trưởng thành. Vì vậy
nó không bào giờ đứng yên tại chỗ như cũ”- ĐTC nói.
Nghệ
thuật nhắc lại trong nghề giáo dục là một thực tế sinh động. ĐTC đã quyết định
phản ảnh về nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt tình trạng tương quan sinh
thái, xã hội và làm việc theo nhóm. Ngài cũng nói về Ngày Hiệp Ước Giáo Dục Phổ
Quát sắp tới vào ngày 14 tháng 5, và tại sao ngài lại cảm thấy buộc phải khuyến
khích và cổ động nó.
“Đó là
lời kêu gọi -ngài nó- tất cả những người làm chính trị, hành chánh, tôn giáo và
giáo dục có trách nhiệm tái lập “làng giáo dục”. Mục đích cùng ngồi lại với
nhau không phải để khai triển chương trình nhưng để tìm ra những bước đi chung
hầu làm sống lại những cam kết cho và vì thế hệ trẻ, canh tân đam mê giáo dục
và cởi mở hơn, kiên nhẫn lắng nghe, đối thoại xây dựng và tìm hiểu nhau.
“Hiệp
ước giáo dục không đơn giản là luật, nó cũng không phải là “luật tu chính” về
thực nghiệm chủ nghĩa mà chúng ta nhận được từ một nền giáo dục khai sáng. Nó
phải là một cách mạng.”
ĐTC
cám ơn tất cả những nhà giáo dục Công Giáo hiện diện vì những cam kết mà họ đặt
nơi công việc hàng ngày của họ.
*****
Dưới
đây là toàn bài nói chuyện của ĐTC được lược dịch từ bản tiếng Anh của Deborah
Castellano Lubov / Zenit:
Các Hồng
Y thân mến,
Anh Em
trong Giám Mục Đoàn và Linh Mục Đoàn thân mến,
Anh Chị
em giáo dân thân yêu,
Tôi
cám ơn Đức HY Versaldi đã có những lời giới thiệu tôi rất thân yêu. Tôi cũng
thân ái chào mừng tất cả quí vị. Quí vị tụ họp tại hội nghị này là cơ hội để
quí vị, trong những ngày này, duyệt lại những công trình nặng nhọc mà quí vị đã
thực hiện được trong ba năm qua, đồng thời đưa ra những cam kết cho tương lai với
một tâm hồn cởi mở và hy vọng. Thẩm quyền đã đặt quí vị vào khung trời giáo dục
tuyệt vời, một công tác không bao giờ được phép lặp lại, nhưng là một nghệ thuật
phát triển và trưởng thành. Vì vậy nó không bào giờ được phép đứng yên tại chỗ
như cũ”.
Giáo dục
là một thực tế sinh động. Nó là một phong trào mang lại ánh sáng cho con người.
Nó là một loại phong trào đặc biệt với những tính đặc thù có thể làm cho nó
phát triển theo chủ thuyết động lực, đến chỗ con người phát triển một cách toàn
diện cả về chiều kích cá nhân lẫn xã hội. Tôi muốn nói đến những nét đặc biệt của
nó.
Một
phương diện của giáo dục là phong trào tương quan sinh thái. Đây là một trong
những lực dẫn đưa tới mục đích tạo thành một cách hoàn hảo. Giáo duc mà trọng
tâm của nó là con người như một tổng thể có mục đích mang lại cho mình kiến thức
về chính mình, về ngôi nhà chung trong đó có con người đang sống, và trên hết để
khám phá ra tình huynh đệ là sợi dây liên kết phát sinh ra một tổ hợp nhân loại
đa văn hóa, một suối nguồn làm phong phú cho nhau.
Phong
trào giáo dục này, -như tôi viết trong Tông Thư Bảo Vệ Ngôi Nhà chung của chúng
ta / Laudato si’- góp phần tu sửa “việc cân bằng sinh thái ở những mức độ khác
nhau, tạo lập hòa hợp giữa chúng ta và tha nhân, thiên nhiên và các sinh vật
khác, và với Thiên Chúa”. Việc này đương nhiên đòi hỏi những nhà giáo dục là những
vị có “khả năng phát triển đạo đức sinh thái và giúp con người -qua kỹ thuật sư
phạm tốt- phát triển trong tình đoàn kết, trách nhiệm và săn sóc với lòng trắc ẩn”
(210).
Về
phương pháp, giáo dục là một phong trào bao gồm. Việc bao gồm có thể vươn tới tất
cả những gì bị loại trừ như những kẻ bị hất hủi vì nghèo khó, khốn khổ do chiến
tranh, đói nghèo và thảm họa thiên nhiên, vì giai cấp xã hội chênh lệch, vì khó
khăn gia đình và đời sống. Việc bao gồm là những gì rõ ràng thấy trong khi giáo
huấn những người tỵ nạn, những nạn nhân của những vụ buôn người, và nhửng di
dân không phân biệt giới tính, tôn giáo hay chủng tộc. Bao gồm không phải là một
khám phá tân kỳ, nhưng là một phần trong toàn bộ của sứ điệp cứu chuộc của chúa
Kito. Hiện nay nó cần phải gia tăng phong trào bao gồm về giáo dục để chống lại
nền văn hóa hư hỏng bắt nguồn từ chỗ chối bỏ tình huynh đệ là một nguyên tố tạo
thành của tình nhân loại.
Một
phương diện khác của giáo dục là phong trào kiến tạo hòa bình. Nó thì hòa điệu
-tôi sẽ nói về vấn đề này- một phong trào hòa bình. Chính những người trẻ là chứng
nhân về nó; với những cam kết và khao khát sự thật, họ liên tục nhắc nhở chúng
ta rằng “hy vọng không phải là cái gì viển vông và hòa bình thì luôn luôn tốt
và có thể đạt được” (Bài nói chuyện với Phái Đoàn Ngoại Giao trình ủy nhiệm thư
lên Tòa Thánh ngày 9-1-2020). Phong trào giáo dục xây dựng hòa bình là một lực
được nuôi dưỡng để chống lại chủ nghĩa “cái tôi”, một chủ nghĩa không thể phát
sinh hòa bình, là khe nứt giữa các thế hệ, giữa những người dân, giữa các nền
văn hóa, giữa người giầu và nghèo, giữa đàn ông và đàn bà, giữa kinh tế và luân
lý đạo đức, giữa nhân loại và môi trường (x.Hội nghị Giáo dục Công Giáo, Global
Educational Pact. Instrumentum Laboris, 2020). Những tan vỡ và đối nghịch này
làm cho tình liên đới bị tổn thương, che kín nỗi sợ hãi đa dạng và khác biệt.
Vì lý do này, giáo dục cần phải có, với sức mạnh thiết lập hòa bình để tạo dựng
con người có khả năng hiểu biết là đa dạng thì không cản trở hiệp nhất; ngược lại
nó cần thiết để làm phong phú cho căn tính của mỗi người và của tất cả mọi người.
Một yếu
tố đặc thù khác về giáo dục là phong trào nhóm. Nó không bao giờ hành động
riêng rẽ cá nhân hay tổ chức. Tuyên cáo của Công Dồng Gravissimum educationis
xác quyết rằng học đường được “thiết lập như là trung tâm mà việc làm và tiến
trình của nó phải được chia sẻ cùng nhau giữa các gia đình, các thầy cô giáo,
đoàn thể các loại từng nuôi dưỡng đời sống tôn giáo, công dân và văn hóa cũng
như giữa các xã hội dân sự và toàn thể cộng đồng nhân loại”(5).Vì một phần đó,
Tông Hiến Ex corde Ecclesiae mà
năm nay là năm kỳ niệm thứ 30 ngày ban hành- đã xác quyết là “ mục đích của Đại
Học Công Giáo là đào tạo một công đồng con người đích thực và sinh hoạt theo
tinh thần Chúa Kito” (21). Nhưng mỗi đại đọc lại được kêu gọi để nghiên cứu
riêng về “một cộng đồng, về nghiên cứu và về đào tạo” (Tông Hiến Veritatis
gaudium, art.11, 1).
Phong
trào nhóm này từ nhiều năm nay đã bị khủng khoảng nhiều nên tôi cảm thấy cần phải
khuyến khích bằng một Hiệp Định Ngày Giáo Dục Phổ Quát / The Global Educational
Pact Day vào ngày 14 tháng 5 tới đây, ủy thác cho tổ chức các Hội Nghị Giáo Dục
Công Giáo. Đó là một thỉnh cầu đến những người có trách nhiệm chính trị, hành
chánh, tôn giáo và giáo dục để tái thiết “ngôi làng giáo dục”. Mục đích là cùng nhau ngồi lại, không phải để
phát triển những chương trình nhưng để tìm ra những bước đi chung hầu làm “sống
lại những cam kết vì giới trẻ và với giới trẻ, canh tân giáo dục hăng say và cởi
mở hơn, ngõ hầu kiên quyết đối thoại, lắng nghe, xây dựng và tìm hiểu nhau. “Hiệp
ước giáo dục không đơn giản là luật, nó cũng không phải là “luật tu chính” về
thực nghiệm chủ nghĩa mà chúng ta nhận được từ một nền giáo dục khai sáng. Nó
phải là một cách mạng.”
Trước
đây không bao giờ có một nhu cầu hiệp nhất những cố gắng như vậy trong một liên
minh giáo dục rộng rãi để xây đựng những
con người trưởng thành có khả năng vượt thắng mọi chia rẽ và chống đối, đồng thời
tái lập sợi giây liên đới tình huynh đệ con người với nhau. Để hoàn thành những
mục đích đó thì cần phải can đảm: “Can đảm để đặt con người nhân loại vào trung
tâm điểm (….). Can đảm để coi những nghị lực tuyệt vời của chúng ta là chính
(….). Can đảm để huấn luyện những ai sẵn sàng tự hiến mình để phục vụ cộng đồng”
(Sứ điệp Educational Pact, 12 Sept 2019). Can đảm để trả học phí tốt cho những
nhà giáo dục.
Tôi
cũng nhận thấy, trong khi thiết lập một hiệp ước giáo dục phổ quát, thì sẽ dễ
dàng phát triển kỷ luật nội bộ và liên minh mà Tông Hiến Veritatis gaudium mới
đây đã ấn định để nghiên cứu về Giáo Hội như là “nguyên tắc chính về hiệp nhất
trong khác biệt hiểu biết và nể trọng nhau trong phương cách diễn tả đa chiều,
tương quan và qui tụ, (….) cũng như sự liên hệ của từng ngành nghiên cứu trong
khung cảnh tổng quát của đại học đương thời và thuyết đa nguyên -không chắc chắn,
tương phản và tương đối- về văn hóa niềm tin và văn hóa lựa chọn” (Foreword,
4c).
Trong
một viễn cảnh rộng lớn về giáo dục này, tôi hy vọng quí vị sẽ tiếp tục hoàn
thành có hiệu quả chương trình cho những năm tới, đặc biệt trong việc phác họa
một Hội Đồng Quản Trị, thiết lập Ban Giám Sát Thế Giới, đánh giá và cập nhật những
nghiên cứu về Giáo Hội và những ưu tư lớn lao hơn về việc săn sóc mục vụ ở đại
học như là khí cụ của việc tân phúc âm hóa. Đây là tất cả những cam kết có thể
giúp phần vào việc làm cho hiệp định vững mạnh và có hiệu quả, trong ý nghĩa Lời
Chúa được truyền dạy cho chúng ta: “giao ước giữa Thiên Chúa và con người, giao
ước giữa các thế hệ, giao ước giữa người dân và văn hóa, giao ước -trong nhà
trường- giữa thầy giáo và học sinh và cả giữa cha mẹ -giao ước giữa con người,
súc vật, cây cỏ và cả những thực thể bất động tạo thành ngôi nhà chung tươi đẹp
muôn màu sắc. Tất cả mọi sự đều liên hệ với nhau, tất cả mọi sự đều được tạo dựng
để thành một hình ảnh sống của Thiên Chúa là đấng Ba Ngôi Tình Yêu!” (Address
to the Academic Community of the Sophia University Institute of Loppiano, 14
Nov 2019).
Anh chị
em thân mến,
Tôi
cám ơn tất cả các anh chị em vì công việc anh chị em đã làm mỗi ngày để cống hiến
cho ngành giáo dục. Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho anh chị em
trong công tác mục vụ giáo dục khó khăn này. Và, tôi cũng xin anh chị em cầu
nguyện cho tôi. Cám ơn.
Francis
Vatican Feb. 20, 2020
16:16
Chuyển
ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Zenit
Bản Anh ngữ của Deborah Castellano Lubov