Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Câu Chuyện Thầy Lang
BAO TỬ VỚI SỰ TIÊU HÓA THỰC PHẨM

 

Do một sự tình cờ ngàn năm một thuở mà quân y sĩ William Beaumont và người bệnh bất đắc dĩ của ông ta đã đóng góp rất nhiều cho y học về vai trò tiêu hóa thực phẩm của bao tử.

Số là vào một ngày đẹp trời của mùa hè tháng 6 năm 1822, bác sĩ William Beaumont (1785-1853) được khẩn cấp mời tới đảo Mackinac, Chicago, để cấp cứu cho một nạn nhân mới bị thương. Ông đang phục vụ tại một đồn binh cách xa đó khoảng 300 dặm.

Bệnh nhân là một thanh niên Gia Nã Đại gốc Pháp chuyên nghề bắt thú lấy lông da bán làm áo. Anh đang giao hàng tại cửa tiệm đông khách của doanh nhân John Jacob Astor thì bị trúng viên đạn cướp cò từ súng của một khách thương. Viên đạn xuyên qua thành bụng vào bao tử.

Khi tới nơi, bác sĩ Beaumont đã tận tâm làm công việc của một y sĩ là cấp cứu băng bó vết thương và điều trị người bệnh một cách chu đáo với phương tiện rất eo hẹp. Bệnh nhân Alexis St Vincent được cứu sống, nhưng phần trên của bao tử lộ miệng ra ngoài da. Bệnh nhân từ chối không tới bệnh viện để bác sĩ khâu kín. May mắn là khi lành, một miếng thành bao tử lòi ra ngoài, phủ kín miệng bao tử lộ thiên, trành được sự xâm nhập của tác nhân có hại.

Bác sĩ Beaumont đề nghị St Martin về giúp việc nhà với mình để được tiếp tục chăm sóc, vì vết thương rất dễ biến chứng, ảnh hưởng trầm trọng tới toàn cơ thể. Bệnh nhân đồng ý.

Trong tám năm, St Vincent đã đóng vai một phòng thí nghiệm sống cho các nghiên cứu quan sát của bác sĩ Beaumont. Ông đã có nhiều cơ hội ghé mắt qua lỗ dò (fistula) nhìn rõ mọi sự việc xảy ra trong bao tử, từ sự co bóp tiêu hóa thức ăn tới việc tiết ra các dịch vị. Ông thấy thành bao tử có màu đỏ nhạt mịn như nhung với lớp chất nhờn óng ánh phủ lên trên. Bỏ miếng bánh mỳ vào đó, ông thấy từ thành bao tử tiết ra cả trăm giọt chất lỏng.

Nhúng từng miếng vải vào bao tử, bác sĩ Beaumont lấy ra một dung dịch lỏng để phân tích và thấy có chất acid chloric rất mạnh. Bỏ một miếng thịt vào dung dịch rồi hâm nóng lên bằng nhiệt độ trong bao tử St Vincent, ông thấy sau 40 phút, mặt miếng thịt bắt đầu tái đi. Sau 2 giờ các mô liên kết tan rã, các thớ thịt tách rời và sau 10 giờ, miếng thịt hoàn toàn biến dạng. Bỏ một miếng xương sườn heo vào dung dịch, miếng xương tan rã sau một tháng.

Ông cũng thấy khi St Vincent giận dữ thì sự thức ăn nằm lại trong bao tử lâu hơn. Đây là nhận xét đầu tiên về tâm trạng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa.

Bác sĩ Beaumont đã ghi lại 238 kết quả nghiên cứu trong tác phẩm “Experiments and Observations on Gastric Juice and the Physiology of Digestion”, phát hành năm 1833. Một thế kỷ sau, sách được danh y Mỹ quốc Harvey W. Cushing (1869-1939) ca ngợi là tác phẩm y khoa cổ điền rất có giá trị cho nền y học Hoa Kỳ.

Bác sĩ Beaumont thất lộc vào năm 1853. 

St Vincent sống với bác sĩ Beaumont trước sau gần 8 năm rồi về đoàn tụ với gia đình ở Canada. Ông sống bình an tới tuổi 80, có 17 người con, rất mạnh khỏe làm nghề chặt củi và vẫn mang lỗ rò bao tử mà 48 năm về trước tưởng như đã lấy đi mạng sống của ông trong vòng 20 phút. Chắc là khi đó chẳng bao giờ ông nghĩ rằng tên tuổi của ông lại được nhắc nhở tới trong lịch sử y học với chiếc bao tử có cửa sổ. Chiếc bao tử độc đáo đó đã giúp con người hiểu rõ vai trò của đồng bạn trong sự tiêu hóa thực phẩm. 

Thực ra bao tử không những chỉ tiêu hóa mà còn tạm thời dự trữ thực phẩm. Nhờ vai trò dự trữ này mà con người chỉ cần ăn mỗi ngày ba bữa, mặc dù cơ thể liên tục cần được cung cấp chất dinh dưỡng.

Nhiều người cứ đinh ninh là bao tử nằm phía sau lỗ rún nhưng thực ra nằm cao hơn. Phần đầu của bao tử ở ngay dưới trái tim, phần còn lại nằm sau mấy xương sườn cuối, dưới hoành cách mô, về phía trái của bụng.

Khi trống rỗng, bao tử có hình dạng một trái bong bóng xẹp hơi hoặc hình chữ J dài khoảng 40 cm, treo trên cuống thực quản. Khi căng thực phẩm, bao tử phình như hạt đậu, dài 20 cm, rộng 10cm và có thể chứa 1.2 lít thực phẩm.  

Bao tử được cấu tạo bằng nhiều lớp mô bào với nhiệm vụ khác nhau:

- Lớp trong cùng là những màng nhầy (mucous membranes) với dịch nhầy để bảo vệ và làm cho lòng bao tử trơn tru.

- Lớp kế tiếp có mạch máu nuôi dưỡng bao tử và hệ thông dây thần kinh kích thích, điều khiển các tuyến bao tử.

- Lớp thứ ba gồm nhiều cơ sắp hàng ngang, dọc và chéo để co bóp di chuyển thức ăn.

- Ngoài cùng là lớp phúc mạc (peritoneum) che chở bao tử. 

Từ thực quản, thực phẩm xuống bao tử qua tâm vị với cơ vòng, không cho thực phẩm dội ngược trở lên.

Ở phía dưới, bao tử thông với tá tràng (duodenum) qua cơ thắt môn vị (pyloric sphincter), chặn thực phẩn quay lại bao tử.

Bao tử có các tế bào đặc biệt tiết ra nhiều hóa chất khác nhau nhưng hòa lẫn với nhau gọi là dịch vị bao tử.

Thành phần chính của dịch vị là:

- Acid hydrochloric, một acid rất mạnh có thể làm mềm các mô liên kết của thức ăn và để tiêu diệt vi sinh vật có hại khiến cho bao tử hầu như không nhiễm trùng.

- Diếu tố pepsin, một loại men có tác dụng phân hóa chất đạm

- Yếu tố nội tại glycoprotein cần thiết cho sự hấp thụ sinh tố B12 để tạo hồng huyết cầu và hỗ trợ các chức năng của hệ thần kinh.

- Lipase giúp phân hóa chất béo thành acid béo và glycerol.

- Gastrin giúp nhồi nặn thức ăn thành khối chất nhão.

- Chất nhầy mucous bảo vệ niêm mạc dạ dầy. Nếu không có chất nhầy, acid hydrochloric sẽ ăn mòn bao tử, đưa đến loét dạ dày.

Acid hydrochloric rất mạnh. Như Bác sĩ Beaumont và một vài khoa học gia trước đó đã chứng minh, acid này có thể làm tan một lưỡi dao cạo râu mỏng hoặc hủy hoại nhiều tế bào. Nhưng trong bao tử thì acid này lại không gây ra tổn thương nào. Có nhiều lý do:

- Trước hết là nhờ có lớp màng niêm với chất nhầy bao che. Chất nhầy có độ kiềm nên dễ dàng trung hòa acid.

- Thực phẩm ăn vào cũng làm loãng nồng độ của acid, khiến tác dụng ăn mòn của acid giảm đi.

- Tế bào thành bao tử thay đổi liên tục rất mau mỗi 3 ngày cho nên dù có bị acid ăn mòn thì lớp tế bào khác mọc ra ngay để thay thế tế bào chết. 

 Mỗi ngày có chừng 2000-2500 phân khối dịch vị bao tử được sản xuất. Chỉ với ngửi hoặc nhìn thấy món ăn hấp dẫn là não bộ đã gửi tín hiệu cho bao tử để bắt đầu tiết ra dịch vị. Và dù không tiếp nhận thực phẩm, cơ quan này tiếp tục co bóp một cách không chủ động mỗi vài ba giờ và tạo ra cảm giác đói.

Tiếp tay với dịch vị trong việc tiêu hóa thực phẩm là ba lớp cơ ở thành bao tử. Sự hiện diện của thực phẩm khiến các cơ nhịp nhàng co duỗi, nhè nhẹ ở phía trên nhưng mạnh mẽ phía dưới để bao tử nhào trộn thực phẩm với dịch vị.   

Thời gian lưu lại trong bao tử của mỗi loại thực phẩm không giống nhau, thường là từ 2 đến 6 giờ.

Thực phẩm thuộc nhóm carbohydrates (tinh bột, đường) lưu lại bao tử ngắn nhất, tiếp đến là nhóm các chất đạm và lâu nhất là nhóm chất béo.

Thức ăn lỏng tiêu hóa mau hơn thức ăn đặc. Nước uống hầu như chỉ lướt qua ghé thăm bao tử một lúc rồi chẩy xuống ruột. 

Nhịp độ thực phẩm rời bao tử cũng được một loại hormone của tá tràng điều hợp, nhờ đó thực phẩm xuống tá tràng từ từ tùy theo khả năng hấp thụ của ruột non.

Ngoài ra, nhịp độ này cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như thời tiết, độ nóng lạnh của món ăn, nước uống, tâm trạng con người.

- Trước đây, bác sĩ Beaumont đã trực tiếp nhìn thấy rằng mỗi khi St Vincent bực mình thì thực phẩm nằm trong bao tử lâu hơn vì sự tiêu hóa chậm lại.

- Thời tiết nóng ẩm làm dịch vị bao tử tiết ra ít hơn và đó là lý do để ta ăn ít hơn vào mùa hè. Trái lại, với mùa đông giá lạnh, lại thấy đói nhiều hơn vì cơ thể cần nhiều nhiệt năng bù lại nhiệt thất thoát do khí hậu lạnh.

- Khi chứa quá nhiều thực phẩm, sự tiêu hóa ở bao tử cũng chậm lại vì số lượng dịch vị có giới hạn.

Sau khi tiêu hóa ở dạ dày, thức ăn chuyển thành dạng bán lỏng rồi xuống tá tràng, phần đầu của ruột non. 

Nhiều người thấy bụng sôi ùng ục thì cho là đang đói nhưng thực ra đó là do hơi chạy trong hệ tiêu hóa, nhất là ở ruột.

Bao tử không cần thiết để tạo ra cảm giác đói, vì nhiều người bệnh cắt bỏ bao tử vẫn có những cơn đòi ăn, đòi uống. Não bộ luôn luôn theo dõi mức độ glucose, chất đạm, chất béo trong cơ thể. Khi mức độ các chất này xuống thấp thì não bộ phát ra tín hiệu cho hay là đã đến giờ để ăn uống. Dấu hiệu đầu tiên của sự đói là cảm giác bồn chồn, nóng nảy, hơi căng thẳng rồi cồn cào gậm nhấm trong bao tử. 

Thường thường, cơ thể cảm thấy đói khi có nhu cầu thực phẩm. Tuy nhiên nhiều người đau ốm, cần thức ăn nhưng lại không thấy đói. Cũng vậy, có người lấy ăn để quên nỗi buồn bực hoặc ăn vì thói quen muốn ăn. Hoặc ăn không phải vì đói bụng mà vì đói con mắt (No bụng đói con mắt). Nhưng đa số đều có một thói quen ăn vào thời điểm nào đó trong ngày.  

- Bao tử có thể bị loét. Mới đây đã có chứng minh là loét do loại vi khuẩn H.Pylori gây ra. Loét cũng do tâm thần giao động căng thẳng khiến cho acid hydrochloric tiết ra nhiều hơn. Loét thường thấy nhiều hơn ở tá tràng vì nơi đây không có niêm mạc nhầy bảo vệ với nhiều acid từ bao tử chảy xuống.

- Khó tiêu cũng là một bệnh của bao tử. Bệnh nhân bị buồn nôn, ợ hơi, ậm ạch bao tử đôi khi tiêu chảy hoặc táo bón. Khó tiêu thường do ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, ăn nhiếu chất béo hoặc do căng thẳng lo âu.

- Một rối loạn khác của bao tử mà tiếng Anh gọi là “heartburn”, nhưng chả có liên quan gì tới trái tim.

Bệnh do chất chua từ bao tử trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác cháy bỏng phía sau xương ức.

Ợ chua thường xẩy ra khi ta cong mình cúi xuống hoặc khi nằm.

Rủi ro đưa tới ợ chua là ăn quá no, bực mình bất mãn, mặc quần áo quá chặt, uống nhiều rượu, cà phê, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều hành tỏi… 

Kết luận

Cổ nhân nói “Có thực mới vực được đạo”

Thiên tài khoa học Albert Einstein lại có ý kiến thêm là “Bụng đói làm sao mà cố vấn tốt được”-An empty stomach is not a good polical advisor.

Nhưng không phải cứ nhét cho đầy bao tử là làm vừa lòng bao tử. Điều quan trọng là “Thực phẩm giúp sống lâu, có đạo đức, mạnh khỏe, hạnh phúc phải là những chất dịu ngọt thích hợp với bao tử” như đã được ghi nhận trong kinh điển Ấn Độ giáo Bhagavad-Gita từ hơn 5000 năm về trước.

Vì bao tử mà bất dung, không tiêu hóa được những món ăn khó tiêu hoặc khi tâm trạng con người giận hờn, bất an thì ăn vào cũng như không.

Cho nên, xin hãy nhẹ nhàng với nàng bao tử.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   Texas Hoa Kỳ 

Tác giả:  Câu chuyện Thày Lang, Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!