Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN

 

 

Hội nghị thường niên kỳ II/2014 (27-30/10/2014), các Đức Giám mục Việt Nam đã gửi Cộng đồng Dân Chúa  Việt Nam Thư mục vụ 2015 với chủ đề “ Tân Phúc âm hóa đời sống Giáo xứ và Cộng đòan sống đời thánh hiến”              

Ủy Ban loan báo Tin Mừng của Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã biên soạn Bản học hỏi Thư Mục vụ 2015 của Hội Đồng Giám mục Việt nam gồm 12 câu hỏi và trả lời sau đây :

 

  I.   DẪN NHẬP

Năm 2014, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có thư Mục vụ kêu gọi tân Phúc- âm- hóa. Vậy Thư Mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2015 có nội dung chính là gì  ?

Thư Mục vụ năm 2015 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói về chương trình mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2015 gồm hai điểm chính :

   1/  Tân Phúc âm hóa  các Giáo xứ .

   2/  Tân Phúc âm hóa các Cộng đoàn sống Đời sống Thánh hiến.

 

Sức mạnh của  Năm  Mục vụ 2015 là sức sống  truyền giáo trong Hội Thánh suốt  50 năm theo Sắc lệnh “Ad Gentes”(Đến với muôn dân) của Công đồng chung Vatican II (số 1 ). Sứ mạng Loan báo Tin Mừng  cho các dân tộc phải được đẩy lên mạnh hơn, rộng hơn trong giáo xứ và Cộng đoàn tu trì .

 

II.TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG CÁC GIÁO XỨ

1-  Phúc âm hóa gia đình giáo xứ nghĩa là gì ?

Phúc âm hóa gia đình giáo xứ  là làm cho giáo xứ được :

   a. Thấm đẫm tinh thần Phúc âm

   b. Chiếu tỏa ánh sáng Phúc âm ra chung quanh, đến với muôn dân (số 1 )

 

2- Kim chỉ nam cho sứ mạng Loan báo Tin Mừng của Giáo xứ là gì ?

 

Thư Mục vụ mởi gọi đọc lại lời Chúa trong sách Tông đổ Công vụ 2, 42 để khám phá ra  4 đặc tính của Cộng đoàn Kytô hữu đầu tiên đã cố gắng chu toàn sứ mệnh Loan báo Tin Mừng , các Tín hữu :

   (1) Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy ,

   (2), luôn luôn hiệp thông với nhau ,

   (3)  siêng năng tham dự Thánh Lễ (Bẻ Bánh) ,

  (4)  cầu nguyện không ngừng . (số 1).

3- Thế nào là một Cộng đoàn “siêng năng tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện” ? 

Để trở thành  một “cộng đoàn siêng năng tham dự Thánh Lễ và cừ hành Phụng vụ “, giáo xứ cần lưu ý hai điều :

     (1)  cần làm cách ý thức và sống động hơn ,

     (2) cần làm không những chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biền đổi đời sống của cộng đoàn.

     Việc thực hiện như thế sẽ đem lại 2 hiệu quả : (1) Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hóa bản thân, và (2) tinh thần Phúc âm  sẽ được đem vào môi trường sống trong Giáo Hôi cũng như ngoài xã hội (số 2).

 

4  . Thế nào là một Cộng đoàn “rao giảng Lời Chúa “?

 

Số 3 của thư Mục vụ nhắc tới sứ mạng “rao giảng Lời Chúa” cho Cộng đoàn là nhiệm vụ của Linh mục ( Giảng Lễ và dạy Giáo lý ). Để chu toàn giảng lễ cách tốt nhất, các Linh mục trong giáo xứ cần lưu ý trong 4 điểm : (1) lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, (2) Chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng (3),Nội tâm hóa Lời Chúa {4), Lằng nghe tâm tư, nỗi niềm của người dân trong đời sống thường ngày của họ . Dạy giáo lý cho các giới . Nhờ các nhà tu , giúp giáo dân thành giáo lý viên , cộng với sinh hoạt dạo đức của các đoàn hội để giáo xứ là “cộng đoàn sống và rao giảng Lời Chúa”. Đó là phương thế sống động “ đưa lời giảng của linh mục sẽ là lời phát xuất từ trái tim có hy vọng chạm đến trái tim người nghe “(xem Niềm vui Tin mừng số 142-154)

Về việc dạy Giáo lý, 3 điểm mà các Đức Giám Mục muốn linh mục :  

    +   Dạy  Giáo lý cho mọi tín hữu cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ cần được quan tâm đặc biệt vì 2 lý do : “Người tìn hữu ngày nay (1) cần có căn bản về giáo lý để vững vàng sâu sắc trong Đức Tin, hơn thế nửa (2)  còn để làm chứng cho Đức Tin và niểm hy vọng Kytô Giáo”.

 

    + Về sự cộng tác giữa Linh mục và Giáo dân trong việc dạy Giáo lý;

  • Giáo dân cần tích cực hơn với các Linh mục.

  • Các Linh mục cần tạo điều kiện học hỏi thêm cho giáo lý viên.

 

    + Việc dạy Giáo lý cần được thực hiện cách mời mẻ , bằng (1) nhiệt tình mới  (2) năng lực mới , phương pháp mới .

 

5. Thế nào là một cộng đoàn hiệp thông ?

 

Một cộng đoàn “hiệp thông “ được thể hiện qua 21 khía cạnh ;

 

(1)Hiệp thông trong cộng đoàn :

 

Sự hiệp thông trong cộng doàn : (1a)  dựa trên nền tảng bí tích Thánh  Tẩy  và được biểu hiện cách cụ thể qua  (2a)  sự tôn trọng ) , (3a )sự cộng tác  chia sẻ với nhau trong sứ mạng loan báo Tin Mừng .

 

Cách đặc biệt các thành viên Hội Đồng Giáo xứ cần được đào tạo để (1) hiểu biết trách nhiệm và quyền hạn của mình, và (2) cộng tác với các Linh mục để mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho giáo xứ .

 

 

(2)   Sự hiệp thông  lan tòa ra bên ngoài  qua sự cộng tác làm việc với ‘những người thiện chí không Công Giáo”, trong môi trường sống và làm việc để đem lại phúc lợi chung .

 

Đó là cách  làm việc Tông đồ thực tế như gieo những hạt giống âm thầm  của Tin Mừng  qua việc thăm viếng , đào giếng nước chung, làm đường, làm nhà tình thương …(số 4).


 

6. Thực trạng mục vụ nổi bật

Thư Mục vụ  để cập đến “anh chị em di dân” ?

Trước hết (a) thư Mục vụ  đề cập thực trạng của anh chị em di dân , để từ đó (b) mời gọi một hành động mục vụ  đáp ứng thực trạng nầy .
 

  1. Thực trạng di dân hôm nay :

-Từ hai thập niên qua, rất đông anh chị em , cách riêng các bạn trẻ Công giáo phải rời xa gia đình  và làng quê để đi học và đi làm tại thành phố lớn.

- Thực tế di dân tác động đến  đời sống kinh tế , xã hội, cả trên đời sống  và sinh hoạt Đức Tin. Hệ quả đời sống Đức Tin là  :

- Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ nhân lực cho những sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn.

- Ngược lại nhiều giáo xứ thành thị lại quá tải trong công tác mục vụ, Nhiếu anh chị em di dân cảm thấy lạc lõng  ngay trong đời sống Đức Tin.

b. Mời gọi mục vụ : tất cả các Kytô hữu, cách riêng các Linh mục :

- Mở rộng bàn tay đón tiếp anh chị em di dân .

- Tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ .

c. Kết quả mục vụ của các người di dân :

  • Cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ mới,

  • Đời sống Đức Tin  của họ được nâng đỡ .

  • Được trở nên những nhân tố tích cực .

 

    7. Đâu là đặc tính của cộng đoàn dân Chúa ?

 

      Hai tính chất quan trọng  mà cộng đoàn Dân Chúa cần thực hiện là “hiệp nhất yêu thương”.

 

       Khi giáo xứ sống  và nêu gương hai điều nầy , thì (a)  vẻ đẹp và niềm vui của Phúc Âm  sẽ được lan tỏa rộng rãi và (b) thu hút nhiều người đến với Chúa (số 5).


 

III - Đề nghị Mục vụ

Tân Phúc âm hóa giáo xứ phài được bắt đầu từ đâu ?

  Phúc âm hóa giáo xứ phải được bắt đầu  từ chính hàng linh mục.


 

    1 . Theo Đức Thánh Cha Phanxico , các Linh mục phải thực hiện tân Phúc âm hóa giáo xứ thế nào ?

    Các linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kytô hữu tiên khời bằng bón cách thế  đối với giáo dân :

   - Có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động.

    - Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa dân bằng một sự hiện diện khiêm tốn  và nhân từ .

    - Khi khác nữa, ngài phải đi theo họ, giúp những ai bị bỏ lại đàng sau.

    - Và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới (số 6)


 
  1. Tân Phúc âm hóa  các cộng đoàn sống đời thánh hiến

     Trong thư Mục vụ , Hội Đồng Giám mục nói gì về chủ đề do Đức Thánh Cha Phanxico  đưa ra  cho năm 2015 ?  

      Đức Thánh Cha đã quyết định năm 2015 là năm đời sống thánh hiến

 

a . Lời mời gọi của Đức Thánh Cha  cho dòng Tu là gì ?

      Những người sống đời sống thánh hiến được mời gọi :

-  Đào sâu căn tính của mình,

    - Sống “trải nghiệm không ngừng được đổi mới về sự nếm cảm tình bạn  và sứ điệp của Đức Kytô (Niềm vui Tin Mừng số 264)

 

  b.  Việc trải nghiệm tình bạn và sứ điệp của Đức Kytô đưa đến kết quả nào ?

 

Việc trải nghiệm tình bạn và sứ điệp của Đức Kytô đưa đến hai kết quả :

-thúc giục chúng ta càng ngày càng yêu mến Chúa Kytô nhiều hơn,

- và thúc giục chia sẻ tình yêu ấy cho nhiều người khác, nghĩa là ;

       a.  dấn thân cho sứ vụ  Phúc âm hóa cách mạnh mẽ hơn.

       b. trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương (số 7)


 

KÊT THÚC

 

Kết thúc thư Mục vụ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khuyên chúng ta điều gì ?

 

- Hội Đồng Giám Mục khuyên chúng ta hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang, Người Mẹ nhân hậu và gẩn gũi Giáo hội Việt Nam.

 

Xin Mẹ giúp các Giáo xứ và Cộng đoàn chúng ta nên chứng nhân cho tình hiệp thông và phục vụ, cho Đức Tin nồng cháy và quảng đại, cho Công lý và Hòa bình để niềm vui của Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người (số 8).

 

Viết theo Ủy Ban Loan Báo TIN MỪNG /HDGMVN

 

Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh

 


 

   Ghi chú :

 

1- Tông huấn  Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin Mừng)  cùa Đức Giáo hoàng Phanxico ban hành ngày 24-11-2013 có 5 chương tất cả là 288 điều .

 

2 Hội Đồng Giám mục Việt Nam luôn dùng cách nói “tân Phúc âm hóa” .

Mọi tín hữu Công giáo phải hiểu chỉ có một Phúc âm ( Tin Mừng) là Chúa Giêsu Kytô nhập thể, rao giảng Nước Trời, chịu nạn, chịu chết trên Thánh giá để cứu độ nhân loai .Phúc âm  (Tin Mừng) duy nhất nầy được bốn thánh ký viết, ta phải gọi đúng là : Phúc âm (Tin Mừng)  theo thánh Mathêu, Phúc Âm theo thánh Marcô, Phúc âm theo thánh Luca, và Phúc âm theo thanh Gioan . Vậy không bao giờ có một Phúc âm mới .

 

   Nếu hiểu đúng tiếng  Latinh, tiếng Pháp, tiếng Anh  về Phúc âm (Tin Mừng) người ta tránh khỏi sai lầm :

  • Danh từ : Phúc âm hay Tin Mừng : Evangelium (Phúc âm, tiếng Latinh),  Évangile (Phúc âm, tiếng Pháp),  Gospel, Evangel ( Phúc âm, tiếng Anh ) .

 

     -   Động từ : Giảng giải Phúc âm (Tin Mừng) :   euaggelizetai (tiếng Hy lạp ),  evangelizare  (tiếng Latinh),  évangéliser (tiếng Pháp)  ,evangelize ( tiếng Anh).


 
  • Việc  giảng dạy (Phúc âm Tin Mừng) : evangelizatio (tiếng Latinh),  évangélisation (tiếng Pháp) ,  evangelization (tiếng Anh).

 

     - Thuật ngữ : novo evangelisatio,  nouvelle évangélisation, new evangelization  : dùng cách mới, phương pháp mới rao giảng (Tin Mừng) .

Nếu dịch novo evangelisatio là  tân Phúc âm hóa thì dễ hiểu sai .

 

        Phúc âm hóa :  xin xem bài của Cha Minh sau đây :


 

By Minh Mai, CSJB  16/06/2013
                           

MUỐN HIỂU ĐÚNG  NEW EVANGELIZATION

 

Con đã cố gắng liên hệ với một số linh mục (học trò cũ ) đang rao giảng Tin Mừng ở Đài loan . Đây là bài của Cha Antôn Mai Trọng Minh  mấy năm rao giảng Lời Chúa ở Đài loan và bây giờ du học và tồt nghiệp tại Mỹ viết cho con, Con xin gửi đến Quý Đức Cha, Quý Cha và các bạn đọc .

I. Evangelizing, evangelize và evangelist: 

Trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội số 17 (Lumen Gentium) Giáo Hội coi lời thánh Phaolô như lời tự nhủ chính mình:  “khốn cho tôi nếu tôi không giảng tin mừng” (1 Cor. 9:16)  và không ngừng sai các sứ giả Tin Mừng đến giúp đỡ những giáo hội trẻ cho đến khi tự họ vững mạnh và có thể tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng.” (She makes the words of the Apostle her own: “Woe to me, if I do not preach the Gospel, and continues unceasingly to send heralds of the Gospel until such time as the infant churches are fully established and can themselves continue the work of evangelizing.) (vat lumen, web)

Bản dịch Hán ngữ: 「如果不傳福音,我就有禍了!」(格前:九,16),便繼續不斷地派遣福音使者,使有一日新生的教會健全地設立起來,而且也負起宣傳福音的責任。(LG 17) chữ evangelizing tương đương với chữ 宣 傳 福 音 (Tuyên truyền Phúc Âm)

Danh động từ evangelizing phát xuất từ động từ evangelize có nghĩa là rao giảng tin mừng (to preach the Gospel to) (Cf. Mer evan, web)

Danh từ evangelist, nghĩa là Người loan báo tin mừng, (bản dịch nhóm PVCGK, xem cat con, web) được sử dụng trong Cv 21:8, Ephêsô 4:11, và 2 Timothê 4:5.

Từ điển Bách Khoa Công Giáo khi bàn về danh từ evangelist viết: “The Apostles, indeed, were evangelists, inasmuch as they preached the Gospel (Acts 8:25; 14:20; 1 Corinthians 1:17); Philip likewise was both a deacon (Acts 6:5) and an evangelist (Acts 8:4-5; 8:40; 21:8); in like manner was St. Timothy exhorted by St. Paul to do the work of an evangelist (2 Timothy 4:5).” (new cath, web) “Các Tông đồ là evangelists,  vì họ loan báo Tin Mừng; Philip vừa là thầy sáu vừa là Người loan báo Tin Mừng; trong cùng cách thức, thánh Phaolô khích lệ thánh Timôthê làm công việc của người loan báo Tin Mừng.” (2 Timôthê 4,5)

Bản dịch Hán ngữ dịch từ evangelist là 傳揚福音者(Người rao giảng Phúc Âm.) (cath 05645, web)

 

 

II. Bàn về từ ngữ the new evangelization

 

Tông thư Tertio Millennio Adveniente, số 21 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô  II ra ngày 14 tháng 11 năm 1994, viết: “The theme underlying them all is evangelization, or rather the new evangelization, the foundations of which were laid down in the apostolic exhortation Evangelii Nuntiandi of Pope Paul VI...” (new jp02, web) “chủ đề đặt nền tảng cho tất cả là rao giảng Tin Mừng, hay đúng hơn là cách thức mới rao giảng Tin Mừng, bắt nguồn từ những gì được viết trong Tông huấn  Evangelii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI…”

 

Văn kiện của thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XIII, THE NEW EVANGELIZATION FOR THE TRANSMISSION OF THE CHRISTIAN FAITH (Phương pháp mới cho việc rao giảng đức tin Kitô Giáo) số 45 khi nói về ý nghĩa cụm từ new evangelization viết: "The commemoration of this half of the millennium of evangelization will achieve its full meaning, if as bishops, with your priests and faithful, you accept it as your commitment; a commitment, not of re-evangelization, but rather of a new evangelization; new in its ardour, methods and expression.” (new jp02, web) “sự tưởng niệm về rao giảng Tin Mừng trong nửa thiên niên kỷ sẽ đạt được trọn ý nghĩa của nó, nếu với tư cách là các giám mục, cùng các linh mục và các giáo hữu của các ngài chấp nhận nó như sự dâng hiến, không phải tái tuyên giảng Phúc Âm, nhưng đúng hơn là cách thức mới để rao giảng Phúc Âm; mới trong sự nhiệt thành, phương pháp và diễn đạt.” Hơn nữa Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh “sự nhận thức mới về sứ vụ cứu độ mà Giáo Hội nhận từ Đức Kitô.”(xem vat_instru, web)

 

Vậy new evangelization phải hiểu là cách thức mới để rao giảng Phúc Âm chứ  không thể hiểu là Tin Mừng mới hay Phúc âm mới.

 

The new evangelization dịch theo tiếng Hán là 新福傳 TÂN PHÚC TRUYềN (Cách mới rao giảng Phúc Âm.) (Xem dic ZnewE, web) 福傳 (phúc truyền=Rao giảng Phúc Âm) được sử dụng như danh từ như khi viết 福傳工作 (Công việc rao giảng Phúc Âm)


 

III. Ý nghĩa từ ngữ Phúc âm hóa:

Ý nghĩa chữ hóa化: Theo Hán Việt từ điển trích dẫn (hanviet, web) chữ hóa化 có nghĩa như sau: (Động từ) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎Như: lục hóa  , ác hóa  , điện khí hóa  , khoa học hóa  , hiện đại hóa  .

Phúc âm hóa có nghĩa là làm cho chuyển biến theo tinh thần Phúc Âm.

IV. Tân Phúc Âm hóa:

Bây giờ bàn về cụm từ tân Phúc Âm hóa新福音化. Bởi vì chữ tân  新 (mới) làm tính từ không thể đứng trước để bổ nghĩa cho  động từ hóa化. Theo đúng văn phạm Hán thì Tân Phúc Âm hóa có nghĩa  là làm cho chuyển biến theo tinh thần Phúc Âm mới (Tân Phúc Âm). Ở đây chữ tân bổ nghĩa cho Phúc Âm chứ không thể bổ nghĩa cho động từ hóa. (Chữ hóa nếu sử dụng như danh từ thì ý nghĩa sẽ khác hẳn và không phù hợp với chữ new evangelization.) Khi viết như thế thì lại nảy sinh ra Phúc Âm mới. Điều này hoàn toàn xa lạ với Giáo Hội Công Giáo.

Ngược lại, Đức giáo hoàng Gioan XXIII không muốn thay đổi một chân lý đức tin nào. Ý định của ngài khi triệu tập công đồng được trích lại trong cuốn 101 Question and answers on Vatican II như sau: “Pope John said he didn’t want to change any of the articles of faith. He did want the council Fathers to figure out new ways of getting the faith message across to the world.” (Sullivan, p.13) “Đức Giáo Hoàng Gioan nói rằng ngài không muốn thay đổi bất kỳ chân lý đức tin nào. Ngài mong muốn các nghị phụ của công đồng tìm ra phương thức mới để truyền đạt sứ điệp đức tin cho thế giới.”

Nói tóm, Giáo Hội đón nhận và bảo tồn đức tin tinh tuyền từ Đức Kitô. Giáo Hội luôn phải tìm ra cho mình sự nhiệt thành mới và cách thức mới, phù hợp với từng thời đại để truyền đạt cho nhân loại sứ điệp Tin Mừng mà mình đã đón nhận. Đó là ý nghĩa của New evangelization (Tân Phúc Truyền.)

 

Linh mục Antôn Mai Trọng Minh


 

Works cited:

http://dictionary.editme.com/ZNewE

http://www.catholic.org.tw/bible/

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/vncongvu/cong21.htm

http://www.hanviet.org/

http://www.merriam-webster.com/dictionary/evangelize

http://www.newadvent.org/cathen/05645a.htm

http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19641121_lumen-gentium_en.html

http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20120619_instrumentum-xiii_en.html

Sullivan, Maureen. 101 Question and answers on Vatican II. New York: Paulist Press, 2002

www.newadvent.org/library/docs_jp02tm.htm


 

Tông huấn NIỀM VUI TIN MỪNG ( EVANGELII GAUDIUM)

Đức Giáo hoàng Phanxicô  ra ngày 24—11=2013 gồm Phần khởi đầu và năm chương , tất cả có  288 điều  nói về loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay .      Xin xem bản Tổng lược TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG của Tổng Giáo phận HUẾ .

Tác giả:  Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!