Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
TEA PARTY CATHOLIC : NHÀ NƯỚC, KINH TẾ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, M.D.

               

Nhân đọc cuốn sách TEA PARTY CATHOLIC của tiến sĩ Samuel Gregg[1], do công ty Crossroad Publishing mới xuất bản, chúng tôi xin được chia sẻ chút ý kiến, tạm coi như là điểm sách.

Đây là một vấn đề thời sự đang gây sôi động ở Hoa Kỳ giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đến độ chính phủ phải đóng cửa mọi sinh hoạt, ít nhiều liên quan đến vấn đề Obamacare, và dĩ nhiên cũng là tự do tôn giáo. Nhà Nước, Kinh Tế và Tự Do Tôn Giáo là những vấn đề có ý nghĩa gì đối với người Công Giáo ở Hoa Kỳ?

Từ hơn thập niên trước, đây là thời kỳ khó khăn đối với người Công Giáo và Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ theo như Sam Gregg nhận xét trong lời mở đầu cuốn sách của ông.

Đầu đề cuốn sách có vẻ không như cái tên của nó “Tea Party Catholic” đã khiến người ta dễ hiểu lầm, vì thực sự cuốn sách không có ý xác định người Công Giáo như một nhóm chính trị đảng phái. Sam Gregg cho rằng Công Giáo ở Hoa Kỳ có thiện cảm với loại kinh tế thị trường trong khi nhiều người Công Giáo lại ủng hộ việc chính phủ can thiệp vào kinh tế. Ông nhận xét, trên nguyên tắc, giáo huấn xã hội công giáo chỉ đưa ra những hướng dẫn tổng quát, mà không chinh thức yểm trợ hoặc cổ động cho bất cứ một chương trình kinh tế hay chính trị đặc biệt nào. Thực tế thì việc thi hành những nguyên tắc đó thế nào là tùy theo địa vị, bổn phận và trách nhiệm của người tín hữu giáo dân. Ông cắt nghĩa: trong ít thập niên trước đây, khởi đầu với Michael Novak, đã có một nhóm người Công Giáo đứng lên bênh vực thị trường tự do, đả phá sự can thiệp của nhà nước. 

Trong lời mở đầu sách, Gregg cắt nghĩa là sách của ông không có chủ đích nói về phong trào Tea Party hay bất cứ một nhóm đặc biệt nào, nhưng nói về nhiều triệu người Hoa Kỳ đang có cảm tình với việc can thiệp có giới hạn của nhà nước. 

Thắc mắc về bổn phận của nhà nước trong xã hội hiện đang được đưa lên hàng đầu của cuộc xung đột gần đây và còn đang tiếp diễn tranh luận, liên quan đến vấn đề y tế do chính phủ liên bang buộc các cơ quan Công Giáo phải cung cấp bảo hiểm cho nhân viên để ngừa thai, triệt sản và phá thai.

 

NHỮNG DẠNG THỨC VÔ HÌNH 

Gregg cho biết, nhiều người Công Giáo bây giờ mới nhận thức ra là “Tự do kinh tế và tự do tôn giáo đã từng được tôn trọng dưới nhiều dạng thức vô hình” Ông nhấn mạnh trường hợp người Công Giáo giới hạn việc chính phủ can thiệp không có nghĩa là chống lại tất cả những gì chính phủ đưa ra, và cũng không có nghĩa là yểm trợ chủ thuyết Tự Do hoặc bất cứ một loại triết thuyết nào kiểu Ayn Rand. Gregg cũng công nhận rằng có một phạm vi khá rộng lớn cho nhiều quan điểm về những đề mục thuộc nhà nước, cả về kinh tế lẫn công bằng xã hội, và vì vậy sách của ông không đứng trên quan điểm duy nhất của người Công Giáo về những vấn đề này. 

Gregg bắt đầu nói về Charles Carroll, một người Công Giáo duy nhất đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập và cũng là người yểm trợ chủ thuyết Tự Do khá mạnh mẽ. Tất cả những chuyên viên viết tiểu sử đều đồng ý rằng tư tưởng về chính trị và kinh tế của Carroll đã bị ảnh hưởng bởi học thuyết Công Giáo và những giáo huấn của Giáo Hội về bản tính và giới hạn của nhà nước. 

Vị thế của người Công Giáo -Gregg tiếp tục cắt nghĩa- về việc hạn chế sự can thiệp của chính quyền rất khác với những kiến thức học được ở học đường. Ý tưởng đó dựa vào tông thư Bác Ái trong Sự Thật / Caritas in Veritate của Biển Đức XVI về “Phát Triển Con Người toàn diện” hay có người nói là “Thăng Hoa toàn diện Con Người”. 

Vậy thì, đóng góp của người Công Giáo cho phong trào tự do kinh tế và giới hạn sự can thiệp của chính phủ được đặt trên căn bản hiểu biết chính đáng về tự do và tại sao tự do lại quan trọng và trở thành vấn đề cấp thiết như hiện nay? 

Gregg đã nêu lên một số đóng góp đặc biệt để Công Giáo có thể đem ra thảo luận theo tư duy của mình, đó là kinh tế thị trường, giới hạn can thiệp của nhà nước, là những vấn đề lệ thuộc mật thiết vào xã hội dân sự, sự toàn vẹn của gia đình và nền văn hóa xã hội.

 

GIẢI PHÓNG 

Đào sâu hơn nữa về sự hiểu biết của người Công Giáo về tự do, Gregg cho biết, nỗi ưu tiên hàng đầu của Công Giáo về tự do là giải phóng con người khỏi tội lỗi. Nêu lên nhiều tài liệu khác nhau của Giáo Hội, ông nhấn mạnh tự do không phải là tờ giấy phép, nhưng là cái gì liên quan tới lý trí. Do đó, tự do không đơn thuần chỉ là tự do lựa chọn. 

Vậy thì, thăng hoa con người là thế nào? Là tự do chọn lựa những thiện tính căn bản của con người, rồi tùy thích thực hiện nó theo phương cách thánh đức. Điều đó có nghĩa là quan điểm của Giáo Hội về thăng hoa con người không có tính tương đối, cũng không phải là một áp dụng đơn độc có tính cá nhân mà phải được thực hành trong toàn thể xã hội. 

Trong một chương sách Gregg công nhận rằng, đứng trên quan điểm của Công Giáo thì thực sự chẳng có vấn đề gì gọi là kình chống những luật lệ điều hành của nhà nước về kinh tế hay thực hành nhiệm vụ an sinh xã hội. Tuy nhiên, người công giáo không thể để mặc cho nhà nước chăm sóc, giúp đỡ người nghèo. Mỗi bên đều phải nghiêm chỉnh lãnh trách nhiệm giúp đỡ những người cần phải được giúp đỡ. Quan niệm về đoàn kết đã thường xuyên được Đức Gioan Phaolo II nói tới như nhắc nhở chúng ta đó là một nhiệm vụ có tính cưỡng hành. Nguyên tắc về thay thế nói rằng những chức quyền cấp cao không được dành những nhiệm vụ mà nhà đương quyền cấp dưới đang thi hành. 

Trong chương nói về tự do tôn giáo, Gregg dẫn chứng bằng một câu nói lừng danh của Biển Đức

XVI, “độc tài trị của chủ nghĩa tương đối”. Chủ nghĩa tương đối dẫn tới một quan niệm khoan dung và dễ dãi với chủ đích hủy bỏ sự thật như một điểm tham khảo để rồi giới hạn việc tập rượt thực hành tự do tôn giáo. 

Trong chương kết thúc sách, Gregg đưa ra nhận xét: Không có một hệ thống kinh tế hay chính trị nào là hoàn hảo cả, nhưng hiểu biết nhiều hơn về những kết quả do cố gắng thực hiện của mỗi bên về thị trường tự do và những tương quan căn bản luân lý về sự thật vẫn còn là con đường dài để có thể nhận thức ra được phẩm giá con người. 

Chính Gregg cũng đã công nhận vị thế của ông cũng chỉ là một trong nhiều khả thi. Tuy nhiên những phạm vi ngang dọc và chiều sâu của sách, dù chỉ mới được duyệt xét một phần, nhưng cả hai cũng đã thuyết phục được nhiều người với những biện chứng khá vững chắc.

 

KẾT LUẬN:

Hơn 50 năm về trước, rất nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ đã bỏ quan niệm kinh

tế Giao Kèo Mới của Franklin Roosevelt và chọn nguyên tắc tự do kinh tế và giới hạn sự can thiệp của nhà nước. Tư tưởng này được Ronald Reagan và phong trào Tea Party khuyến khích, nhưng cũng được bắt rễ sâu trong nền móng lập quốc của Hoa Kỳ. Sự chuyển hướng này, cùng với sự phân cực rộng lớn của Hoa Kỳ chung quanh những vấn nạn về kinh tế của Hoa Kỳ đã phát sinh ra những cuộc tranh luận dữ dội giữa những người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Người tín hữu Công Giáo có thể yểm trợ thị trường tự do không? Sự cam kết dấn thân cho công bằng xã hội của người Công Giáo có trực tiếp chuyển đổi thành một chính phủ vĩ đại được không? Giới hạn sự can thiệp của một chính phủ Hoa Kỳ Công Giáo có cống hiến được một cái gì độc nhất cho tư duy của Giáo Hội về những thách đố kinh tế đang đối diện với tất cả mọi người Công Giáo trên khắp hoàn cầu không? 

Tiến sĩ Samuel Gregg đã đưa ra những giáo huấn Công Giáo, những lý thuyết về luật tự nhiên và tư tưởng của một nhân vật Công Giáo duy nhất đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập, Charles Carroll -Tea Party Catholic đầu tiên- để mở rộng một trường hợp Công Giáo vì giá trị và những cơ chế liên đới với kinh tế tự do, giới hạn sự can thiệp của nhà nước và thực nghiệm của Hoa Kỳ trong một nền tự do có trật tự. Bắt đầu với bản tính của tự do và sự thăng hoa con người, Gregg nhấn mạnh đến những lợi ích kinh tế và luân lý của thương mại và của thị trường cũng như những vấn đề an sinh xã hội của quốc gia. Sau đó Gregg nói đến nhiều vấn đề liên hệ đã phân chia những người Công Giáo ở Hoa Kỳ. Đây là những đòi hỏi công bằng xã hội, nhiệm vụ kết hợp, vấn đề di dân, nạn nghèo đói và sự liên đới giữa chủ nghĩa thế tục và chính phủ rộng lớn. 

Trên tất cả những thứ đó -Gregg nhấn mạnh- làm sao sự soi mòn của tự do kinh tế ở Hoa Kỳ lại có thể làm mai một sự cương quyết dấn thân cũa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào tự do tôn giáo –một nguyên tắc căn bản và tinh tuyền không những là nền móng của Hoa Kỳ mà còn là giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Là một thiểu số sáng tạo -Gregg biện luận-  với giới hạn can thiệp của nhà nước, những người Công Giáo có thể giúp chuyển đổi phong trào rộng lớn hơn để cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trở lại nguồn gốc dựa trên những suy tư tuyệt vời nhất về thực nghiệm của những vị lập quốc Hoa Kỳ, và vì vậy cũng cứu được chính cuộc thực nghiệm ấy. 

Fleming Island, Florida

Oct 28, 2013

NTC



[1] Tiến sĩ Samuel Gregg hiện là Giám Đốc  nghiên cứu viện Acton institute. Ông đã viết và diễn thuyết một cách hăng say và liên tục về các vấn đề Kinh Tế Chính Trị, Lịch sử kinh tế, Đạo đức kinh tế, Lý thuyết luật tự nhiên,. Ông có bằng MA  về triết học chính trị tại Đại học Melbourne và Ph.D về luân lý chính trị và kinh tế tại đại họcOxford dưới sự bảo trợ của Giáo sư John Finnis. Ông là tác giả rất nhiều sách, như Morality, Law, and Public Policy (2000), Economic Thinking for the Theologically Minded (2001), On ordered Liberty (2003), his prize-winning The Commercial Society (2007), The Modern Papacy(2009), Wilhelm Ropke’s Political Economy (2010) và Becoming Europe: Economic Decline, Culture and America’s future(2013) và những đoản văn như Ethics và Economics: The Quarrel and the Dialogue(1999), A Theory of Corruption (2004); Banking, Justice and the Common Good (2005). Nhiều tác phẩm của ông đã được dich sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Viết chung với tác giả khác có Christian Theology and Market Economics (2008), Profit, Prudence and Virtue: Essays in Ethics, Business and Management (2009); Natural Law, Economics and Common Good (2012). Gần đây nhất có Tea Party Catholic: The Catholic case for Limited Government, a Free Economy, and Human Flourishing. Ông cũng viết về Tư tưởng của Thánh Thomas More.

Ngài ra ông cũng viết cho nhiều báo như Havard Journal of Law and Public Policy, Journal of Markets & Morality, Economic Affairs, Law and Investment Management, Journals des Economies et Etudes Humaines, Notre Dame Journal of Law, Ethics and Public Policy, Evidence, Ave Maria Law Review, Oxford Analytica, Communio, Journal of Scottish Philosophy, University Bookman, Moreana và Policy. Ông cũng là cây viet thường xuyên và cố vấn trên những tờ Wall Street Journal Europe, Foreign Affairs, National Review, Public Discourse, American Spectator, Australian Financial Review, Business Review Weekly. Ông cũng viết cho nhiều báo uy tín ở khắp Âu Châu và Châu Mỹ Latin. Ông cũng làm cố vấn cho tờ báo Ý La Societa và American Correspondent for the German newspaper Die Tagespost.

Năm 2001, ông được bầu là hội viên của Royal Historical Society và Mont Pelerin Society năm 2004. Năm 2008 ông cũng được bầu là thành viên của Philadelphia Society và của Royal Economics Society. Ông hiện là tổng chủ bút Lexington Books’Studies in Ethics and Economics Series. Ông cũng ngồi trong cố vấn đoàn của Campion College ở Sydney, La Fundacion Burke ở Madrid,, Institute of Economic Affairs ở London đồng thời có chân trong hội đồng chủ bút của The Journal of Markets and Morality and Revista Valores en la sociedad industrial.

Điểm sách, có rất nhiều người khen Ts Gregg. Riêng  quyển Tea Party Catholic, dù mới ra  mới ra mắt ngày 4-10-2013 đã có rất nhiều người khen, xin kể một vài vị đặc biệt. 

·         Nếu bạn không biết về S.Gregg thì bạn cũng không biết về một trong 1-2 người viết đứng đầu trong xã hội tự do ngày nay –(M.Novak, author, The Spirit of Democratic Capitism).

·         Trong Centesimus Annus, chân phước Gioan Phaolo II đã kêu gọi thành lập ‘một xã hội, công ty và hợp tác làm việc miễn phí’. Nay trong Tea Party, Sam Gregg đã lắp đầy đủ thịt lên bộ xương. Công việc của ông sẽ là mồi lửa bật sáng phát sinh lợi ích trong vấn đề công ích. Ngoài ra nó sẽ giúp cho những thế hệ trẻ mai sau có được một nền giáo huấn Công giáo phong phú, đa dạng và cần thiết. Đây là quyển sách rất tốt cần phải đọc….-(Hồng Y George Pell, TGM Sydney, Australia)

·         Còn nhiều vị từ chính trị gia, kinh tế gia, thần hoc, đạo dức…..cho đến các giới chức Công giáo đã nhiệt liệt ca tụng Tea Party Catholic..

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!