Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
BẰNG CHỨNG MẸ MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH

Sau khi Adam-Eva phạm tội ''muốn bằng Chúa'', dù sắp sửa ra hình phạt cho hai người, Ngài vẫn chạnh lòng thương họ là hứa ban Ơn Cứu Rỗi qua cách Ngài nói với con rắn (Satan) như thế này: ''Ta sẽ tạo mối thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng giống ngươi và dòng giống bà ta; dòng giống ấy sẽ đạp đầu ngươi, và ngươi sẽ cắn gót nó." (Sáng Thế 3,15)

Như vậy, Lời Chúa hứa vừa nêu là TIN MỪNG NGUYÊN THỦY cho biết sẽ có Chương Trình Tân Sáng Thế. Cho nên, Do Thái là Dân được Chúa biệt chọn để cho Lời Ngài hứa có ngày thành sự nơi Dân Tộc này như nỗi lòng của Tổ Phụ trong Cựu Ước: ''Hồn con khao khát Thiên Chúa, Chúa Trời hằng sống. BAO GIỜ con được đến mà THẤY Tôn Nhan? (TV 42, 3) Đêm đêm, hồn con khao khát Chúa, nơi đáy lòng, sinh khí con khắc khoải tìm Ngài. Khi Chúa thực thi PHÁN ĐỊNH của Ngài trên cõi đất, thiên hạ học biết sự CÔNG CHÍNH.'' (Isaya 26,9)

Nhắm thực hiện công ích nào đó, thiên hạ còn biết lựa người, ''chọn MẶT, gởi VÀNG'', huống chi là Thiên Chúa! Ngài tiền định ''Thọ Tạo Maria'' trong Miêu Duệ của bà Eva như Ngài đã phán với Satan ở Vườn Địa Đàng. Khi ''Định Kỳ'' đã đến, Ngài cho CON MỘT ''nhập thể'' trong lòng Trinh Nữ. Ngài còn ''âm thầm chọn'' Thánh Giuse là người CÔNG CHÍNH (NHƯ trong Isaya 26,9 vừa nêu) để Thánh Nhân làm Dưỡng Phụ Chúa Cứu Thế và ''kính trọng quyết định'' của Trinh Nữ là ''giữ mình đồng trinh trọn đời''. ''Thánh Ân Đặc Biệt'' này nơi Mẹ của Chúa Cứu Thế có bằng chứng trong Kinh Thánh như sau:

 

I . TIN MỪNG theo Thánh Luca 

A. Câu tối quan trọng

"Ðiều ấy (SẼ) xảy ra làm sao được VÌ tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ? How shall this be SINCE I know NO man? Comment cela se fera-t-il PUISQUE je NE connais POINT d'homme? Wie soll das geschehen, WEIL ich KEINEN Mann erkenne?'' (Luca 1,34)

a. Từ chìa khóa (mot-clé)

Là hai chữ ''KHÔNG BIẾT'' ở THÌ HIỆN TẠI, CÁCH KHẲNG ĐỊNH (Present Tense, Indicative Mood).

b. Ý nghĩa THÌ HIỆN TẠI của hai chữ ''không biết''

Có giá trị thực sự trong MỌI THỜI: vrai en tout temps. Ví dụ: Quả đất quay quanh mặt trời. (La terre tourne autour du soleil.) ''Thì hiện tại'' này có nghĩa là: Hôm QUA, quả đất quay quanh mặt trời; hôm NAY, nó cũng quay như vậy; và, ngày MAI hay trong tương lai, nó cũng quay như thế!!!

d. Túc từ (object) của ''không biết''

Là chữ ''ĐÀN ÔNG''! Trinh Nữ CHẲNG nói ''Tôi không biết đến Giuse'', mà khẳng định chắc nịch: ''Tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ!!!'' Cho nên, trong tiếng Pháp, Anh, phải dịch là: ''Je NE connais POINT d'homme. I know NO man.'' với ý khẳng định RÕ hơn ''Je ne connais pas d'homme. I don't know any man.''

e. Sự kiện lạc mất Chúa chứng minh ý trong phần d ở trên

Đọc Luca 2, 1-51 có vài sự kiện về ba Đấng, tôi tin chắc rằng, khi được họ hàng thân thích và người quen thuộc hỏi hai Ngài lạc mất đứa con nào, có mấy đứa tất cả, những đứa kia đang ở đâu…, để chứng minh gián tiếp Trẻ Giêsu là ai, Mẹ Chúa CŨNG lặp lại câu có túc từ trực tiếp: ''Tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ!'' Bằng chứng là Thánh Giuse và Trinh Nữ Maria KHÔNG có người con nào khác ngoài Chúa Giêsu ĐÃ mười hai tuổi khi Ngài theo Cha-Mẹ đến Đền Thờ Giêrusalem!!!

g. Không thể dùng động từ ''biết'' ở Thì Quá Khứ trong trường hợp như sau:

Giả như có ai (đương thời với Mẹ) hỏi Ngài sao chỉ có một mình con trai là Chúa Giêsu, Mẹ ''phải'' trả lời với ''thì hiện tại'' như đã trình bày trong phần b: ''Vì tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ!''

Ngoài ra, ở tuổi BA MƯƠI, trong Thời Kỳ Rao Giảng, Chúa về thăm Mẹ và cùng Ngài đi dự tiệc cưới Cana (Gioan 2,1-11), CHẲNG có ai là anh-em của Ngài (cùng Mẹ, khác Cha) đi theo hai Mẹ-Con Ngài cả! Rồi, vào Giờ Trọng Đại trên Đồi Canvê, CHẲNG ''thấy'' ANH-EM-RUỘT nào của Ngài cả! NẾU CÓ, Chúa nỡ lòng nào mà để họ ''trôi sông, lạc chợ''? NẾU CÓ, lẽ nào Mẹ không biết dạy họ như đã từng dạy người trong tiệc cưới: ''Ngài bảo gì thì hãy làm theo lời Ngài.''? NẾU CÓ, tại sao ba người em kia không hè nhau, tranh nhau góp ''gạo'' để nuôi Mẹ đơn chiếc? NẾU CÓ, tại sao họ bị ''xóa tên trong Gia Đình'' khi Thánh Giuse không còn tại thế để rồi Chúa liền trối: ''Thưa BÀ, này là con BÀ! Con ơi, này là MẸ con!''??? NẾU CÓ, việc Thánh Gioan ''rước MẸ về nhà mình'' coi có được với ba người ''ấy'' không??? Xin trả lời: ''Mẹ CHỈ có một mình Chúa Giêsu mà thôi. Người đời CŨNG KHÔNG muốn có ''anh em cùng mẹ, khác cha'', huống chi ''Thiên Chúa Cứu Chuộc'' là Ý NGHĨA của Thánh Danh GIÊSU càng KHÔNG để cho MẸ vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là Mẹ của ông A, ông B, ông C!!! Vả lại, Thiên Sứ đã nói với Mẹ: ''Chẳng có sự gì mà Thiên Chúa không làm được.'', huống chi là việc giữ gìn Trinh Khiết cho Mẹ của Chúa Cứu Thế!!!

h. Ý nghĩa khác của hai chữ ''không biết''

Là lời xác tín ''khuôn vàng, thước ngọc'' mà Trinh Nữ ''THỎA THUẬN'' với Thánh Giuse. CÓ thỏa thuận THÌ Mẹ mới ''cam đoan'' với Thiên sứ như thế. Mẹ LẶP LẠI LỜI THỀ ẤY là để hỏi Thiên Sứ về ''CÁCH như thế nào: The How, Le Comment, Das Wie'' để BIẾT cụ thể Thánh Ý và Hành Động của Thiên Chúa. Chứ Mẹ KHÔNG hoài nghi hay không tin mà cười như bà Sara trong Cựu Ước, như ông Diacaria trong Đền Thánh vào Giờ Dâng Hương để rồi bị Chúa phạt cho mù tạm thời.

Nhân đây, tôi xin viết lại cách khác lời Mẹ ''hỏi và tái khẳng định'' với Thiên Sứ như sau: ''Ðiều ấy (sẽ) xảy ra làm sao được? BỞI CHƯNG tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ!'' (Comment cela se fera-t-il? CAR je NE connais POINT d'homme! - How shall this be? FOR I know NO man! Wie soll das geschehen? DA ich erkenne KEINEN Mann!) Dấu hỏi đưa sang mệnh đề thứ nhất; còn dấu cảm (dấu than) thì sang mệnh đề thứ hai. KHÔNG còn mệnh đề chính và phụ vì cả hai độc lập về hình thức, NHƯNG được khăng khít với nhau bằng liên từ phối hợp: conjonction de coordination. Tôi PHẢI viết như thế vì đã có người LẦM tưởng rằng mệnh đề ''vì tôi không biết đến đàn ông nào cả'' cũng là câu hỏi.)

i. Bà Êlisabet Isave

''Được ĐẦY Thánh Thần, Bà Êlisabet thốt lên tiếng kêu lớn và nói: ''CHÍNH EM là người có PHÚC trong nữ giới, VÀ trái của lòng dạ EM cũng có phúc. Và bởi đâu chị được MẸ CHÚA của chị đến với chị? Này, tiếng EM chào vừa đến tai chị THÌ hài nhi trong dạ chị nhảy mừng. Phúc cho người nữ đã tin rằng lời Chúa phán cho người ấy sẽ thành sự. Benedicta TU inter mulieres, ET benedictus fructus ventris TUI. Et unde hoc mihi, ut veniat MATER DOMINI mei ad me? Ecce enim ut facta est vox salutationis TUAE in auribus meis, exsultavit in gaudio infans in utero meo. Et beata, quae credidit, quoniam perficientur ea, quae dicta sunt ei a Domino.'' (Luca 1, 41-45)

1- Chữ VÀ

Đó là liên từ chỉ HẬU QUẢ vốn là ''Trái'' của lòng dạ Trinh Nữ. Người Việt mình cũng nói: ''Mẹ ăn gì, con ăn nấy.'', huống chi là Thánh Mẫu và Con yêu dấu của Ngài! Xin viết câu của chứng nhân Êlisabet theo cách khác: ''Em có phúc, CHO NÊN trái của lòng dạ em có phúc.'' Thi Sĩ Lamartine cũng dùng chữ ''VÀ'' như thế: ''Un seul être vous manque, ET tout est dépeuplé.'' (Vắng chỉ một người, VÀ (mà / cho nên / tất cả là vô cư dân.) Các Cụ ngày trước đã dùng chữ ''VÀ'', lại còn thêm chữ GỒM rất hay: ''Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, VÀ Giêsu con lòng Bà GỒM phước lạ.'' Đúng vậy, ''gồm'' là ''bao gồm, có tất cả'' những gì từ nơi BÀ như lời chào và ngợi khen của Thiên Sứ: ''Hãy vui lên, Ân Phúc Đầy: Chúa ở cùng Cô… Cô đã được đắc sủng nơi Thiên Chúa.''

2- Các chữ ''được đầy Thánh Thần; Mẹ Chúa''

Rõ ràng không phải Bà Êlisabét ''xuất khẩu thành Thi Thiên'', mà Chúa Thánh Linh đã hành động nơi ''Phát Ngôn Viên Êlisabet''! Ngôn ngữ loài người bị giới hạn bởi ''thời và không gian'' (ở đây và bây giờ: hic et nunc); nhưng Lời Chúa thì VĨNH HẰNG. Cho nên, nói qua Bà Êlisabét HÔM XƯA là Thánh Thần còn nói HÔM NAY, nói NGÀY MAI, nói trong TƯƠNG LAI, nói khi mà Vũ Trụ này QUA ĐI và nói TRÊN Thiên Đàng rằng Trinh Nữ là MẸ CHÚA mà thôi, chứ KHÔNG có chuyện Ngài còn là mẹ của ''ông Xoài, ông Bưởi, ông Mít'' nào cả!!!

3- Chữ ''đến với chị''

Được mang Chúa đến, bà Êlisabét và thai nhi Gioan Tẩy Giả mừng quýnh, huống chi là Người Mẹ ĐANG có Thiên Chúa NGỰ TRONG Lòng mình! Như vậy, Trinh Nữ là bằng chứng việc ứng nghiệm lời Tiên Tri về Tân Thiếu Nữ Sion: ''Ðức Vua của Israel ĐANG NGỰ giữa ngươi, CHÍNH LÀ Thiên Chúa... Ngài là Vị Cứu Tinh, là Ðấng Oai Hùng.''

j. Mục đồng, ba ''Vua'' và Tông Đồ

Mục đồng và ba Vua ''được đến ngắm Tôn Nhan Chúa'' sau Trinh Nữ và Thánh Giuse. Còn Gioan 1,14 thì viết về Con của Mẹ như sau: ''Và Lời đã thành xác phàm, và lưu trú giữa chúng ta, và chúng ta được ngắm vinh quang của Ngài, của Con Một từ Cha, tràn đầy ơn sủng và sự thật.''

Tông Đồ chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa THÌ thử hỏi Dưỡng Phụ Giuse cũng chiêm ngưỡng Chúa, rồi NGẮM ''ĐIỀU GÌ'' nơi Mẹ là ĐỀN THỜ của Chúa Cứu Thế? Người đời làm chuyện ''vắt chanh, bỏ vỏ''; nhưng Chúa thì KHÔNG vì đó là Mẹ CỦA Ngài. Đây là bằng chứng Trinh Nữ sẽ thụ Thai bởi Phép của Thánh Thần, bởi quyền năng của Cha và Con trong Cha: ''Thánh Thần sẽ đến TRÊN cô, và quyền năng Ðấng Tối Cao phủ bóng TRÊN cô; VÌ THẾ, trẻ sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa!'' (Lc 1,35) Đã BIẾT thế, CHẲNG LẼ Người Công Chính Giuse không THỜ Thiên Chúa Ba Ngôi và chẳng TÔN KÍNH Mẹ LÀ Đền Thánh cho Chúa Cứu Thế NGỰ vào?

Khi nhắc đến NƠI CHÚA ĐÃ NGỰ trong Cựu Ước, Thánh Phaolô vẫn CÒN gọi là ''NƠI CỰC THÁNH.'' (Do Thái hay Hipri 9,3) Vậy, khi MẸ sinh Chúa rồi, CHẲNG LẼ Cung Lòng và Thân Xác của Ngài không còn là ''Nơi Cực Thánh hữu hình, sống động, nên thơ…'' của Chúa nữa sao?

 

II. TIN MỪNG theo Thánh Mathêô

A. Đoạn tối quan trọng:

''Tỉnh giấc, Giuse LÀM NHƯ Thiên Thần của Chúa đã truyền cho ông, và ông rước vợ về nhà; NHƯNG ông KHÔNG HỀ biết đến nàng cho tới khi nàng sinh con, và ông đặt tên cho hài nhi là Giêsu.'' (Mat. 1,24-25) (S'étant réveillé, Joseph fit CE QUE l'ange du Seigneur lui avait ordonné, et il prit sa femme avec lui. MAIS il NE la connut POINT jusqu'à ce qu'elle enfantât un fils, auquel il donna le nom de Jésus. Joseph woke from sleep, did AS the angel of the Lord had commanded him; he took his wife, BUT he did NOT know her until she bore a son; and he called his name Jesus. Als Josef erwachte, tat er, WAS der Engel des Herrn ihm befohlen hatte, und nahm seine Frau zu sich. Er erkannte sie ABER NICHT, bis sie ihren Sohn gebar. Und er gab ihm den Namen Jesus.'' (1)

a. Phân tích câu

''Giuse LÀM NHƯ Thiên Thần của Chúa đã truyền'' là câu chứng tỏ Dưỡng Phụ là người CÔNG CHÍNH trông chờ Đấng Messia là Cứu Chúa của Dân Ngài để được nên trọn điều Chúa đã phán qua Tiên Tri: ''người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel, tức là Thiên Chúa ở cùng chúng ta''. (Isaya 7,14; Mat, 1,23)

Đã ''tri Thiên Mệnh'' (biết mệnh lệnh của Trời) như thế, được CHỨNG KIẾN tỏ tường Lời Chúa trong Cựu Ước đã THÀNH SỰ, là người ''đi đứng ngay thẳng trước Nhan Giavê'', Thánh Giuse làm sao DÁM ''lấy nạn CHỐNG Trời'', làm sao CẢ GAN biến ''Đền Thánh Giêrusalem Mới LÀ Trinh Nữ'' thành nơi ''xác thịt'' NGƯỢC LỜI NÀNG ĐÃ THỀ VỚI CHÚA qua Thiên Sứ!!! Cho nên, Matthêô 1,25 mới tường thuật: ''và ông rước vợ về nhà; NHƯNG ông KHÔNG HỀ biết đến nàng cho tới khi nàng sinh con.''

b. Phân tích văn phạm

1- Chữ ''nhưng''

Liên từ ''NHƯNG'' dùng để chỉ sự trái ngược (opposition): Rước vợ về nhà, MÀ KHÔNG ''biết đến nàng''! Việc ''không biết đến nàng'' CHẲNG phải là giai đoạn tạm thời, mà là MÃI MÃI về sau.

2- Chữ ''cho đến khi'' và chữ ''sinh con''

''CHO ĐẾN KHI'' là liên từ chỉ thời gian; còn chữ ''sinh'' là động từ chỉ việc ĐÃ xong, tức là ''Mẹ tròn, Con vuông''! Nếu như Matthêô viết ''cho tới khi nàng CHUYỂN BỤNG / cho tới khi nàng MỚI SINH XONG'' thì chúng ta được phép nghĩ rằng có thể Mẹ Maria không đồng trinh trọn đời.

3- Đảo vị trí của mệnh đề chính và phụ 

Theo văn phạm, mệnh đề PHỤ có thể được đưa ra TRƯỚC mệnh đề CHÍNH như sau mà ý vẫn KHÔNG thay đổi: ''và ông rước vợ về nhà; NHƯNG cho tới khi nàng sinh con, ông KHÔNG HỀ biết đến nàng.'' (2) Xin nhắc lại: Mệnh đề phụ chỉ thời gian, tức là khi ''nàng ĐÃ sinh con RỒI!!! Mệnh đề này thêm ý (modifier of) cho việc ''KHÔNG HỀ biết đến nàng''!!!

 

III. LỜI KẾT

NẾU Mẹ có THÊM CON thì rõ ràng Mẹ đã THẤT TÍN với Sứ Thần. NẾU đã nói LÁO thì làm sao Mẹ xứng là ''người mà muôn đời khen là có phúc, được Đấng Toàn Năng làm cho những điều CAO CẢ''? (Luca 1,49) Thánh Giuse BIẾT CÁCH ''đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria'' (Ad Jesum per Mariam) thì Ngài PHẢI TÔN KÍNH Trinh Nữ. KHÔNG tôn kính Mẹ LÀ Đền Thánh của Chúa Giêsu thì vô tình phạm thượng. Suốt cả đời mình, ''ông'' Luther VỮNG TIN rằng Mẹ Thiên Chúa (Gottes Mutter) trọn đời đồng trinh!!!

Đức Quốc, 03.7.2011

Đaminh Phan văn Phước

Ghi chú:

1. Bản Anh, Pháp, Việt không giống nhau lắm. Tôi viết lại cho phù hợp với Bản Tiếng Đức và đưa động từ ''enfanter, bear: sinh'' từ Thì Tiền Quá Khứ (Pluperfect) sang Thì Quá Khứ (Simple Past).

2. Có thể thêm dấu phẩy sau chữ ''nhưng''. Động từ ''enfanter, bear'' ở Simple Past. Dùng thì ''tiền quá khứ'' (pluperfect) cũng được vì như đã nói ở phần II A, b 3.

Kính mời quý vị đón đọc bài: 'Ý NGHĨA CỦA CHỮ ''ANH EM'' TRONG KINH THÁNH' chứng minh rằng Mẹ Thiên Chúa Ngôi Hai chỉ có một mình Chúa Giêsu.

Tác giả:  Gs. Phan Văn Phước

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!